6. Cấu trúc luận án
4.3.4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
Phát triển nông nghiệp hàng hóa bằng phương thức canh tác hiện đại, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp xanh đang đặt ra thách thức rất lớn về chất lượng nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực nông nghiệp của tỉnh đang bị già hóa. Theo Tổng điều tra (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2012, 2017) độ tuổi LĐ từ 30 – 40 và 50 – 60 chiếm 18,7% cho mỗi nhóm tuổi và độ tuổi từ 40 – 50 chiếm 23,8%. Tỉ trọng của LĐ nông nghiệp của 3 nhóm này chiếm 97,1%. Việc đào tạo lại cho LĐ “già hóa” này là rất hạn chế về khả
năng nắm bắt và ứng dụng KHCN, nhất là rất ít LĐ có trình độ về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, về quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Vì vậy để đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng TTX cần phải đào tạo nguồn nhân lực càng nhanh càng tốt, bao gồm:
- Đào tạo LĐ trực tiếp sản xuất tại các nông hộ, trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp do các Trung tâm khuyến nông, Chi cục chăn nuôi Thú y, Chi cục Trồng trọt và BVTV đảm nhận: huấn luyện cơ bản về kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi, các mô hình sản xuất có hiệu quả theo các dự án hỗ trợ nông nghiệp.
- Đào tạo các chủ trang trại, chủ nhiệm HTX nông nghiệp về kĩ thuật và kinh nghiệm quản lí trong thời gian 30 – 45 ngày với 3 – 4 chuyên đề, học tập trung do Sở NN và PTNT hoặc Chi cục Phát triển nông thôn tổ chức, giảng viên được mời từ Trường Đại học Cần Thơ, Viện Lúa ĐBSCL, Viện Cây ăn quả...
- Đào tạo kiến thức chuyên sâu về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái, về GAP, VietGAP, GlobalGAP cho cán bộ quản lí, cán bộ kĩ thuật...