Số hộ Tỉ lệ % Hợp lệ Tích lũy
Có 20 15,2 15,2 15,2
Không 112 84,8 84,8 100,0
Tổng 132 100,0 100,0
Nguồn: Xử lí từ kết quả điều tra hộ trồng bưởi của tác giả
Tiêu chuẩn VietGAP được Bộ NN và PTNT ban hành năm 2008 (xem phụ lục 15). Tỉnh Vĩnh Long đã khuyến khích các hộ nông dân, doanh nghiệp... ứng dụng quy trình canh tác tiên tiến, trong đó có VietGAP và xa hơn là GlobalGAP, tuy nhiên cho đến nay mới chỉ dừng lại ở một số mô hình.
Đối với trồng bưởi ở xã Mỹ Hòa, việc áp dụng tiêu chuẩn này là rất quan trọng vì nhu cầu của người tiêu dùng đòi hỏi về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, là cơ hội để tìm kiếm và mở rộng thị trường, song trong số 132 hộ điều tra mới chỉ có 15,2% số hộ được cấp chứng nhận VietGAP, còn lại 84,8% số hộ đang được TX Bình Minh và xã Mỹ Hòa tăng cường đầu tư, chuyển giao kĩ thuật sản xuất, chăm sóc cây theo quy trình GAP, chú ý cả khâu thu hoạch và bảo quản để có sản phẩm chất lượng. Gần đây nhất, Viện cây ăn quả miền Nam hỗ trợ kĩ thuật GAP 50 ha ở 3/10 ấp của xã Mỹ Hòa là Mỹ Khánh 1, Mỹ Khánh 2 và Mỹ Hưng 1 để bà con nông dân trồng bưởi theo chương trình VietGAP.
c. Chất lượng cuộc sống về môi trường
- Tỉ lệ hộ sử dụng phân hóa học Bảng 3.33. Tỉ lệ hộ sử dụng các loại phân bón Số hộ Tỉ lệ % Hợp lệ Tích lũy Phân hóa học 14 10,6 10,6 10,6 Kết hợp các loại phân 118 89,4 89,4 100,0 Tổng 132 100,0 100,0
Nguồn: Xử lí từ kết quả điều tra hộ trồng bưởi của tác giả
Bảng 3.34. Tỉ lệ hộ theo các hình thức bón phân
Số hộ Tỉ lệ % Hợp lệ Tích lũy
Theo quy trình kĩ thuật có sẵn 93 70,5 70,5 70,5 Theo kinh nghiệm của bản thân 39 29,5 29,5 100,0
Tổng 132 100,0 100,0
Nguồn: Xử lí từ kết quả điều tra hộ trồng bưởi của tác giả
Tỉ lệ hộ sử dụng phân bón theo các loại khác nhau và cách thức các hộ bón phân là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá phát triển nông nghiệp theo hướng TTX, bởi việc sử dụng và cách thức bón các loại phân khác nhau ảnh hưởng lớn tới chất lượng đất và môi trường xung quanh cũng như môi trường sống của người dân. Luận án điều tra tỉ lệ hộ theo bốn loại phân chính gồm: (i) Các phụ phẩm nông
nghiệp của gia đình (kể cả phân ủ hữu cơ); (ii) Cây trồng cố định đạm (cây lâu năm, cây muồng hoa vàng, cây họ đậu); (iii) Phân hóa học; (iv) Phân vi sinh; (v) Bón kết hợp các loại phân. Về cách bón phân bao gồm: (i) bón theo quy trình kĩ thuật hay theo kinh nghiệm của bản thân. Thực tế cho thấy một kết quả đáng báo động trong việc sử dụng phân bón tại khu vực nghiên cứu. Cụ thể, không có hộ nào chỉ sử dụng các loại phân đảm bảo tính bền vững của môi trường đất hoặc tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp hay phân vi sinh. Cùng với đó vẫn còn tồn tại hơn 1/3 số hộ được khảo sát bón phân theo kinh nghiệm của bản thân mà không tuân thủ theo các quy trình kĩ thuật đã có sẵn. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới an toàn vệ sinh và chất lượng sản phẩm, là yêu cầu khắt khe để được công nhận thương hiệu bưởi bền vững. Mặt khác, tuy tỉ lệ hộ sử dụng thuần phân hóa học chỉ chiếm 10,6% song tỉ lệ hộ bón kết hợp (trong đó có cả các loại phân có nguồn gốc hóa học) gấp gần 9 lần với 118 hộ, chiếm 89,4%. Khảo sát thực tế cho thấy, việc các hộ bón kết hợp các loại phân trong quá trình trồng bưởi nhằm tiết kiệm một phần chi phí trồng bưởi.
- Tỉ lệ hộ phun thuốc BVTV
Bảng 3.35. Tỉ lệ hộ theo hình thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Số hộ Tỉ lệ % Hợp lệ Tích lũy Số hộ Tỉ lệ % Hợp lệ Tích lũy
Theo quy trình kĩ thuật có sẵn 79 59,8 59,8 59,8 Theo kinh nghiệm của bản thân 53 40,2 40,2 100,0
Tổng 132 100,0 100,0
Nguồn: Xử lí từ kết quả điều tra hộ trồng bưởi của tác giả
Đối với việc sử dụng thuốc BVTV, tỉ lệ hộ tuân thủ sử dụng thuốc BVTV mới chỉ đạt xấp xỉ 60% và vẫn còn tới hơn 2/5 tổng số hộ điều tra sử dụng thuốc BVTV không theo các quy trình kĩ thuật sẵn. Tương tự với vấn đề sử dụng phân bón. Đây sẽ là một trong các trở ngại lớn cần khắc phục để phát triển nông nghiệp theo hướng TTX tại địa phương.
d. Cơ hội kinh tế và chính sách ứng phó
- Tỉ lệ hộ áp dụng các biện pháp kĩ thuật trong các khâu trồng bưởi
Bảng 3.36. Số lượng và tỉ lệ hộ áp dụng khoa học kĩ thuật trong các khâu trồng bưởi
Các khâu trồng bưởi Số lượng hộ Tỉ lệ (%)
Làm đất 72 54,5 Tưới tiêu 118 89,4 Bón phân 26 19,7 Bảo quản 0 0 Thu hoạch 34 25,8 Vận chuyển 69 52,3
Nhìn chung, các hộ trồng bưởi ở xã Mỹ Hòa đã dần tuân thủ và áp dụng các biện pháp KHKT trong các khâu trồng bưởi, song đa phần chỉ áp dụng một hoặc một vài khâu ở giai đoạn đầu (tưới tiêu, làm đất,…) mà chưa áp dụng trong toàn bộ quá trình sản xuất. Tỉ lệ các hộ áp dụng còn chưa đồng đều, trong khâu tưới tiêu là 89,4% tổng số hộ điều tra, khâu làm đất và vận chuyển bưởi đứng thứ 2 và 3, tương ứng 54,5% và 52,3% tổng số hộ được khảo sát. Hai khâu tiếp theo là bón phân và thu hoạch mới chỉ có xấp xỉ 1/4 và 1/5 số hộ áp dụng các tiến bộ của KHKT. Đáng chú ý là tại đây chưa có hộ nào áp dụng KHKT trong khâu bảo quản (sử dụng chế phẩm bảo quản tạo màng).
- Tỉ lệ hộ được hỗ trợ kĩ thuật, kĩ năng trồng bưởi
Bảng 3.37. Số lượng và tỉ lệ hộ được hỗ trợ từ chính quyền địa phương Hạng mục Số lượng hộ Tỉ lệ (%) Hạng mục Số lượng hộ Tỉ lệ (%) Vốn 0 0 Vật tư 0 0 Kĩ thuật sản xuất 86 65,2 Đầu ra 69 52,3 Chuyển giao KHCN 35 26,5
Nguồn: Xử lí từ kết quả điều tra hộ trồng bưởi của tác giả
Chính quyền địa phương chủ yếu hỗ trợ người nông dân trong khâu kĩ thuật và đầu ra với tỉ lệ đạt lần lượt là 65,2% và 52,3%. Còn việc áp dụng tiến bộ khoa học vào trồng bưởi thì tỉ lệ hộ được hỗ trợ mới chỉ đạt 26,5%. Trong khi đó ở khâu vốn và vật tư không hộ nào trong các hộ được khảo sát nhận được hỗ trợ từ chính quyền địa phương. Thực tế năm 2018 khi HTX Bưởi Năm Roi Mỹ Hòa được thành lập mới nhận được sự hỗ trợ về kĩ thuật sản xuất, chuyển giao KHCN của Chi cục Trồng trọt và BVTV và năm 2019 được hỗ trợ kĩ thuật GAP 50 ha trồng bưởi từ Viện cây ăn quả miền Nam.
- Tỉ lệ hộ có tham gia liên kết sản xuất với doanh nghiệp, HTX
Bảng 3.38. Tỉ lệ hộ liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã Số hộ Tỉ lệ % Hợp lệ Tích lũy Số hộ Tỉ lệ % Hợp lệ Tích lũy
Có 118 89,4 89,4 89,4
Không 14 10,6 10,6 100,0
Tổng 132 100,0 100,0
Nguồn: Xử lí từ kết quả điều tra hộ trồng bưởi của tác giả
Theo kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản tỉnh Vĩnh Long năm 2016, cả tỉnh chỉ có 6 doanh nghiệp nông nghiệp và 17 HTX nông nghiệp, riêng TX Bình Minh chưa có hình thức doanh nghiệp và có 1 HTX, đến năm 2018 mới thành
lập HTX bưởi Năm Roi do ông Nguyễn Thành Chua làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, có trụ sở tại ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Hòa. Có 118 hộ trồng bưởi (chiếm 89,4%) tham gia HTX và gắn bó hợp tác chủ yếu trong hỗ trợ nguyên liệu đầu vào, kĩ thuật sản xuất, giống và một phần tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Các hộ tham gia HTX thực hiện quy trình GAP và thông qua HTX đã đảm bảo đầu ra cho bưởi Năm Roi, trong đó có các siêu thị lớn như Coop Mark, Big C, Lotte và kí được hợp đồng tiêu thụ với công ti E-Foods. Xã Mỹ Hòa và TX Bình Minh cho đến nay chưa có doanh nghiệp nông nghiệp hoạt động. Tuy nhiên, một số hộ đã có mối liên kết với doanh nghiệp từ huyện khác, song do vốn ít, việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ còn hạn chế, khả năng ứng dụng công nghệ cao và thực hiện sản xuất theo quy trình GAP còn yếu nên liên kết chưa bền vững.
- Thị trường tiêu thụ
Bảng 3.39. Thị trường tiêu thụ của các hộ trồng bưởi Số hộ Tỉ lệ % Hợp lệ Tích lũy Số hộ Tỉ lệ % Hợp lệ Tích lũy
Thương lái 106 80,3 80,3 80,3
HTX, Doanh nghiệp 26 19,7 19,7 100,0
Tổng 132 100,0 100,0
Nguồn: Xử lí từ kết quả điều tra hộ trồng bưởi của tác giả
Chính vì số hộ có mối liên với các doanh nghiệp còn ít nên thị trường tiêu thụ của các hộ dân trồng bưởi ở đây chủ yếu là các thương lái (với 80,3% tổng số hộ). Đáng chú ý là trong các hộ trồng bưởi được điều tra không có tình trạng bán nhỏ lẻ ở các chợ địa phương. Việc các thương lái đến mua tại nhà là phổ biến nhất do có ưu điểm là người sản xuất không mất chi phí và thời gian cho việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ bưởi, song nhược điểm là không chủ động được số lượng, thời điểm, đặc biệt là giá cả nên khó bình đẳng trong thương thảo. Tồn tại quan trọng nhất là không theo dõi được quy trình sản xuất, khó kiểm soát và đảm bảo chất lượng.
Có một số hộ (26 hộ, chỉ mới 19,7%) kí được hợp đồng liên kết sản xuất – tiêu thụ, trong đó HTX, doanh nghiệp cung cấp giống, vật tư nông nghiệp và thực hiện quy trình sản xuất theo yêu cầu của doanh nghiệp, HTX và sẽ được thu mua bưởi đạt đúng tiêu chuẩn của hợp đồng đã kí kết, điển hình là HTX bưởi Năm Roi Mỹ Hòa.
- Vai trò của nghề trồng bưởi với đời sống của hộ
Bảng 3.40. Đánh giá của hộ dân về vai trò của nghề trồng bưởi với đời sống của hộ với đời sống của hộ
Số hộ Tỉ lệ % Hợp lệ Tích lũy
It cải thiện 10 7,6 7,6 7,6
Cải thiện nhiều 67 50,8 50,8 58,3
Cải thiện rất nhiều 55 41,7 41,7 100,0
Tổng 132 100,0 100,0
Trồng bưởi là một trong những sinh kế quan trọng của người dân xã Mỹ Hòa, có tới trên 89% số hộ được khảo sát có nghề chính là nghề trồng bưởi và hơn 92% số hộ điều tra đánh giá nghề trồng bưởi đã cải thiện ở mức nhiều tới rất nhiều đến thu nhập và đời sống. Nhờ có thu nhập cao từ bưởi Năm Roi mà tỉ lệ hộ nghèo ở xã Mỹ Hòa chỉ còn 2,3% so với mức 4,2% của TX Bình Minh và 6,3% của tỉnh Vĩnh Long.
- Hiểu biết và được tuyên truyền về TTX và nông nghiệp xanh
Có 78,0% số hộ khi được hỏi biết gì về TTX đã trả lời không đầy đủ về nội hàm, chỉ đúng từng khía cạnh của TTX như bón phân đúng quy trình kĩ thuật, tăng cường bón phân hữu cơ, sử dụng đất kết hợp với bảo vệ, tiết kiệm nước, đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng trái bưởi và có thu nhập cao từ trồng bưởi...; còn lại 22,0% trả lời không biết, không để ý đến TTX. Đánh giá của các hộ điều tra về sự tuyên truyền của chính quyền, đoàn thể các cấp, của Sở NN và PTNT về sự cần thiết của trồng bưởi theo hướng TTX, có tới 48,5% số hộ trả lời có nhưng không thường xuyên, 51,5% trả lời không.
Tóm tại, từ kết quả điều tra 132 hộ trồng bưởi theo hướng TTX ở xã Mỹ Hòa, TX Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long có thể thấy nghề trồng bưởi Năm Roi tại xã phát triển từ năm 1960 dựa trên những điều kiện thuận lợi về vốn tự nhiên (đất, nước, khí hậu) và các điều kiện về kinh nghiệm trồng bưởi, nơi xuất xứ của giống bưởi, về CSHT và CSVCKT ngày càng hoàn thiện. Các hộ trồng bưởi từ việc chỉ biết khai thác, sử dụng vốn tự nhiên sẵn có, kết hợp với lao động dưới sự hướng dẫn của chính quyền và các tổ chức đã chú trọng hơn tới việc tuân thủ quy trình kĩ thuật, áp dụng KHCN và bảo đảm tiêu chuẩn an toàn vệ sinh để có thị trường tiêu thụ. Hiệu quả kinh tế của bưởi Năm Roi rất cao so với nhiều cây ăn quả khác và cao hơn nhiều lần so với trồng lúa, rau... Tuy nhiên, phát triển theo hướng TTX mới chỉ là bước đầu. Trong giai đoạn tới, theo quy hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh, hướng sản xuất ngày càng mở rộng, mang lại hiệu quả cao và bền vững, thích ứng với BĐKH đang và sẽ diễn ra ở ĐBSCL, trong đó có tỉnh Vĩnh Long.
3.3. Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng tăng trưởng xanh trưởng xanh
3.3.1. Những thành tựu chủ yếu
Phát triển nông nghiệp theo hướng TTX mới được đưa vào Chiến lược quốc gia năm 2012 (Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/09/2012) và để triển khai thực hiện, ngày 20/03/2014 Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về TTX giai đoạn 2014 – 2020. Như vậy, TTX nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng diễn ra có 5 năm, còn rất ngắn cho cả nước cũng như tỉnh Vĩnh Long. Đánh giá
TTX theo các tiêu chí đặt ra trong Chiến lược quốc gia và Kế hoạch hành động quốc gia vận dụng cho tỉnh Vĩnh Long có kết quả như sau:
a. Về vốn tài nguyên
- Đất: Theo số liệu thống kê đất đai mới nhất (năm 2015) (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2017) của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long và đánh giá thực trạng cho thấy: trong tổng diện tích tự nhiên 152,6 nghìn ha có 4 nhóm đất chính là đất phèn
(37,9% diện tích tự nhiên, độ phì tự nhiên ở mức trung bình đến khá, chất hữu cơ và đạm tổng số tương đối khá, nhưng lân dễ tiêu nghèo, chứa hàm lượng độc tố Al3+, Fe3+, SO42- từ trung bình đến cao, khá chua, được canh tác khá lâu năm, thường trồng lúa hoặc lúa – màu, kết hợp với NTTS nước ngọt); nhóm đất lập liếp (30,2%, do con người đào đất lên liếp lập vườn để trồng cây ăn quả đặc sản, đất thoát nước tốt, có phản ứng chua, chất hữu cơ biến động khác nhau từ nghèo đến giàu phụ thuộc thời gian lên liếp và chăm sóc, ít bị nhiễm mặn và độc tố); nhóm đất phù sa (10,4%, không có phèn, ít độc tố, ít bị ngập sâu và thời gian ngập ngắn, nhiều mùn, đạm tổng số cao, thích hợp cả cây hàng năm (chuyên lúa, rau màu) và cây lâu năm (cây ăn quả)); nhóm đất cát (0,1%, có độ phì tự nhiên thấp, song đất tơi xốp, dễ thoát nước, thích hợp với rau màu, cây ăn quả); còn lại đất khác chiếm 21,4%.
Vốn đất được khai thác và sử dụng khá triệt để vào các mục đích kinh tế, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp (chiếm 78,4% tổng vốn đất, cao thứ 3/63 tỉnh, TP). Đất nông nghiệp nói chung và đất sản xuất nông nghiệp nói riêng trong giai đoạn 2005 – 2017 tăng thêm tương ứng 3.604,6 ha và 3.459,1 ha do tỉnh tiến hành đo đạc và lập bản đồ địa chính theo phương pháp mới. Năm 2017 vốn đất nông nghiệp của tỉnh đạt 120,6 nghìn ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 119,8 nghìn ha. Đất sản xuất nông nghiệp BQ 1 hộ là 5.873,9 m2, tương đương với mức trung bình cả nước (5.804,5 m2/1 hộ), đứng thứ 30/63 tỉnh, TP, cao hơn quy mô BQ 1 hộ của vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, nhưng thấp hơn vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và vùng ĐBSCL (đứng thứ 11/13 tỉnh).
Nhìn chung quy mô đất sử dụng BQ 1 hộ còn nhỏ, tỉ lệ hộ có quy mô sử dụng đất < 0,5 ha chiếm 57,0% (cả nước là 63,0%, ĐBSCL là 46,5%); từ 0,5 - < 2 ha có 40,2%