Các chỉ tiêu đánh giá phát triển nông nghiệp theo hướng TTX vận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh vĩnh long theo hướng tăng trưởng xanh (Trang 48 - 52)

6. Cấu trúc luận án

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển nông nghiệp theo hướng TTX vận

Vĩnh Long

1.1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển nông nghiệp

Đây là các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển nông nghiệp mà Tổng cục Thống kê và Bộ NN và PTNT sử dụng trong thống kê về nông nghiệp của cả nước cũng như các tỉnh, TP tương đương.

a. Các chỉ tiêu chung

- GRDP nông nghiệp và tỉ trọng GRDP nông nghiệp so với tổng giá trị GRDP toàn nền kinh tế

Chỉ tiêu này phản ánh vị trí của ngành nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế của một tỉnh, TP, đồng thời cũng là thước đo để đánh giá trình độ PTKT.

GRDP nông nghiệp và tỉ trọng của nó trong tổng GRDP được công bố trong Niên giám thống kê các tỉnh, TP hàng năm (Tổng cục Thống kê, 2012, 2018),

- Tốc độ tăng trưởng GRDP nông nghiệp

Tốc độ tăng trưởng GRDP nông nghiệp là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh mức độ phát triển, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp; phản ánh trình độ cơ giới hóa, hiện đại hóa và hiệu quả của việc ứng dụng KHKT trong sản xuất.

Chỉ tiêu này được công bố trong Niên giám thống kê các tỉnh, TP hàng năm.

- GTSX nông nghiệp và cơ cấu GTSX nông nghiệp phân theo ngành (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản)

+ GTSX nông nghiệp là tổng giá trị sản phẩm của nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và giá trị những dịch vụ liên quan đến hoạt động này được tạo ra trên một đơn vị lãnh thổ, trong một thời kì nhất định. Chỉ tiêu này được Tổng cục thống kê và Cục thống kê các tỉnh, TP công bố hàng năm trong Thống kê N, L, TS toàn quốc và Niên giám thống kê các tỉnh, TP

+ Cơ cấu GTSX nông nghiệp được hiểu là tương quan về GTSX giữa các bộ phận (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản) trong tổng thể hoạt động kinh tế nông nghiệp, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận đó với nhau (Bộ NN và PTNT, 2006 – 2018). Nếu các thước đo về tăng trưởng (như GTSX, GRDP) phản ánh sự thay đổi về lượng thì xu thế chuyển dịch cơ cấu thể hiện những chuyển biến về chất trong trong quá trình phát triển của ngành nông nghiệp.

- Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất nông nghiệp

Giá trị sản phẩm được tạo ra trên 1 ha đất nông nghiệp (hay hiệu quả sử dụng đất) được tính bằng GTSX nông nghiệp/ Diện tích đất nông nghiệp (triệu đồng/ha). Đây là

chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, thể hiện khả năng tăng năng suất bằng việc áp dụng các biện pháp KHKT, cải tiến kĩ thuật sản xuất, cải tạo đất.

+ GTSX ngành trồng trọt/1 ha đất gieo trồng và tính riêng cho từng loại cây trồng (cây lương thực có hạt, cây rau, đậu thực phẩm, cây công nghiệp hàng năm, hoa cây cảnh, cây ăn quả) được tính theo công thức: GTSX từng loại cây/ Diện tích gieo trồng tương ứng (đơn vị: triệu đồng/ha).

+ GTSX ngành thủy sản/Diện tích mặt nước NTTS (triệu đồng/ha).

Việc tính toán cho từng loại cây phản ánh rõ hiệu quả sản xuất tạo ra, trên cơ sở đó có những kế hoạch, định hướng sản xuất cụ thể.

- Năng suất LĐ nông nghiệp

Năng suất LĐ của ngành nông nghiệp được tính bằng GTSX nông nghiệp/số LĐ nông nghiệp (triệu đồng/người). Đây là là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của việc sử dụng LĐ và khả năng áp dụng KHKT trong sản xuất.

b. Các chỉ tiêu cụ thể

- Các chỉ tiêu của ngành trồng trọt

+ GTSX toàn ngành và theo từng loại cây trồng

+ Tổng diện tích gieo trồng và theo từng loại cây trồng

+ Diện tích gieo trồng và biến động diện tích gieo trồng theo từng loại cây + Năng suất (tạ/ha)

+ Sản lượng thu hoạch (tấn)

+ Hiệu quả kinh tế của từng loại cây trồng: là kết quả của tổng thu (triệu đồng)/1 ha/năm trừ đi tổng chi phí (triệu đồng)/1 ha/năm (bao gồm chi phí vật chất, LĐ sống và các loại chi khác), được coi là thu nhập cây trồng/1 ha/năm.

- Các chỉ tiêu của ngành chăn nuôi

+ Số lượng đàn vật nuôi (con, nghìn con) + Sản lượng thịt hơi xuất chuồng (tấn) + Sản lượng trứng (nghìn quả, triệu quả) + Sản lượng sữa (nghìn kg hoặc nghìn lít)

+ Hiệu quả kinh tế và thu nhập từ chăn nuôi: là kết quả tổng thu (triệu đồng/1 con/năm) trừ đi tổng chi phí (bao gồm chi phí LĐ sống, vật chất: giống, thức ăn, thú y, chuồng trại...).

- Các chỉ tiêu của ngành thủy sản

+ Diện tích NTTS (ha) + Sản lượng NTTS (tấn)

Các chỉ tiêu này được công bố trong Niên giám thống kê các tỉnh và trong Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản các tỉnh 5 năm 1 lần (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2012, 2017), (TCTK, 2012, 2018)

c. Các chỉ tiêu đánh giá một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cấp tỉnh

Các chỉ tiêu này do Tổng cục Thống kê và Bộ NN và PTNT công bố 5 năm 1 lần qua Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản, lần gần đây nhất là năm 2016 cả nước và 63 tỉnh, TP.

- Đối với hộ N, L, TS và trang trại, các chỉ tiêu chính là: + Số lượng (hộ, trang trại)

+ Sử dụng đất: bình quân 1 hộ, 1 trang trại (m2 hay ha); đất thuê mướn + LĐ và LĐ bình quân/1 hộ và trang trại

+ Thu nhập bình quân của hộ hoặc của trang trại (triệu đồng) - Đối với doanh nghiệp và HTX, các chỉ tiêu chính là:

+ Số lượng doanh nghiệp, HTX

+ LĐ làm việc/1 doanh nghiệp hay 1 HTX

+ Tổng vốn (triệu đồng) và vốn bình quân trên 1 doanh nghiệp hay 1 HTX

+ Tổng doanh thu (triệu đồng hoặc tỉ đồng), doanh thu bình quân trên 1 doanh nghiệp hay 1 HTX (triệu đồng)

+ Lợi nhuận sau thuế (tỉ đồng hay triệu đồng), lợi nhuận sau thuế bình quân trên 1 doanh nghiệp hay 1 HTX (triệu đồng)

1.1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá PTNN theo hướng TTX vận dụng vào tỉnh Vĩnh Long

Căn cứ vào khung đánh giá các chỉ tiêu TTX (OECD, 2011) và các chỉ tiêu đề xuất đánh giá TTX theo các chủ đề của OECD của Võ Thanh Sơn (Võ Thanh Sơn, 2014) căn cứ vào điều kiện cụ thể thực hiện TTX của Việt Nam và ở tỉnh Vĩnh Long, tác giả đã lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá TTX trong phát triển nông nghiệp vào tỉnh Vĩnh Long và trường hợp nghiên cứu TTX trong trồng bưởi ở TX Bình Minh, xã Mỹ Hòa như sau:

Bảng 1.1. Các chỉ tiêu đánh giá TTX và vận dụng vào PTNN ở tỉnh Vĩnh Long OECD (2011)

Võ Thanh Sơn (2014) Tác giả luận án Chủ đề Chỉ tiêu

1. Vốn tự nhiên (Natural asset base)

- Các nguồn tài nguyên tái tạo (đất, nước, rừng, nguồn lợi thủy sản...) - Các nguồn tài nguyên không tái tạo (khoáng sản, nhiên liệu hóa thạch...) - Đa dạng sinh học và hệ sinh thái

- Tỉ lệ che phủ rừng (%) - Diện tích (ha) hoặc tỉ lệ diện tích đất bị thoái hóa (%) - Tỉ lệ đất được bảo vệ, duy trì đa dạng sinh học (%) - Mức giảm lượng nước

ngầm, nước mặt

(m3/người/năm)

- Diện tích đất nông nghiệp, bình quân đất nông nghiệp sử dụng/1 hộ hoặc LĐ (hộ, m2)

+ Chất lượng đất cho canh tác, sự thay đổi chất lượng đất - Nguồn nước tưới, chất lượng nước

+ Biện pháp tiết kiệm nước 2. Hiệu suất tự nhiên và môi trường (Enviromental and resource productivity)

- Hiệu suất các-bon và năng lượng

- Hiệu suất sử dụng tài nguyên

- Hiệu suất đa yếu tố (chi phí dịch vụ môi trường...) - Công nghệ và đổi mới (chi phí nghiên cứu TTX)

- GDP xanh

- Mức giảm tiêu hao năng lượng để tạo ra 1 đơn vị GDP - Tỉ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu sử dụng năng lượng (%)

- Tỉ lệ các đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp xử lí chất thải rắn, nước thải đạt tiêu chuẩn quốc gia (%) - Tỉ lệ chất thải thu gom đã xử lí đạt tiêu chuẩn quốc gia (%)

- Hiệu quả kinh tế từ sản xuất nông nghiệp

+ Thu nhập, so sánh với cây, con khác (triệu đồng/ha) - Tỉ lệ hộ thu giữ các-bon (sử dụng phân hữu cơ, bioga...) (%)

- Tỉ lệ hộ áp dụng quản lí dịch hại tổng hợp (IPM) (%) - Tỉ lệ hộ đạt tiêu chuẩn sạch (VietGAP, Global GAP) (%) - Tỉ lệ hộ tuân thủ quy trình kĩ thuật trong nông nghiệp (%) 3. Chất lượng

cuộc sống về môi trường (Enviromental quality of life)

- Sức khỏe và rủi ro môi trường (tuổi thọ...)

- Dịch vụ môi trường và những tiện ích (sự tiếp cận với một số dịch vụ môi trường: tiếp cận nước sạch và xử lí nước thải...)

- Tỉ lệ ngày có nồng độ các chất độc hại trong không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép (%)

- Tỉ lệ hộ sử dụng phân hóa học, thuốc BVTV hóa học vô cơ (%)

- Tỉ lệ hộ bón phân và phun thuốc theo quy trình kĩ thuật và theo kinh nghiệm có sẵn (%) 4. Cơ hội kinh

tế và chính sách ứng phó (Economic opportunible and policy responces) - Sản xuất hàng hóa và dịch vụ môi trường - Dòng tài chính cho TTX - Thuế liên quan đến môi trường

- Các chính sách về TTX và KTX

- Đào tạo nguồn nhân lực

- Tỉ lệ hộ áp dụng KHKT trong các khâu sản xuất (%)

- Tỉ lệ hộ được hỗ trợ từ chính quyền địa phương (vốn, kĩ thuật, vật tư, đầu ra sản phẩm...)

- Tỉ lệ các hộ liên kết với doanh nghiệp (%)

Hình 1.2. Sơ đồ khung đánh giá tăng trưởng xanh (vận dụng cho luận án)

Nguồn: vận dụng theo (Cục Khí tượng thủy văn và BĐKH, 2018), (Võ Thanh Sơn, 2014), (OECD, 2011)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh vĩnh long theo hướng tăng trưởng xanh (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)