Tăng trưởng nâu và tăng trưởng xanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh vĩnh long theo hướng tăng trưởng xanh (Trang 36 - 59)

(Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại học Kinh tế quốc dân và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), 2016).

Quan điểm của nước ta TTX là một nội dung quan trọng của PTBV, đảm bảo PTKT nhanh, hiệu quả bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về BĐKH. TTX phải do con người và vì con người, góp phần tạo việc làm, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân; TTX dựa trên tăng cường đầu tư và bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải KNK, cải thiện nâng cao chất lượng môi trường; TTX phải dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với điều kiện của Việt Nam (Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại học Kinh tế quốc dân và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), 2016).

Như vậy, từ các khái niệm về TTX có thể thấy được đặc trưng của TTX là: - Khai thác lao động giá rẻ

và tài nguyên

- Tập trung vào số lượng - Năng suất lao động thấp, tiêu hao nhiều nguyên liệu và phát thải ô nhiễm lớn - Dễ dẫn đến các xung đột xã hội và môi trường

TĂNG TRƯỞNG NÂU (Khai thác)

- Đầu tư vào con người và vốn tự nhiên

- Cải thiện năng suất lao động và hiệu suất sử dụng tự nhiên

- Tập trung cải thiện chất lượng tăng trưởng

TĂNG TRƯỞNG XANH (Đầu tư)

TĂNG TRƯỞNG SỐ LƯỢNG

TĂNG TRƯỞNG CHẤT LƯỢNG

Chú thích: - Tăng trưởng nâu (từ 1972 trở về trước): TTKT trước, bảo vệ môi trường sau.

- PTBV (1972 – 1992 – 2012): lồng ghép bảo vệ môi trường vào TTKT để phát triển

- TTX (từ 2012 đến nay): là phương tiện để đạt được phát triển bền vững, lấy đầu tư cho bảo vệ môi trường và giảm phát thải các-bon làm động lực cho TTKT.

- TTX hướng tới việc sử dụng tự nhiên một cách hiệu quả hơn, tăng năng suất LĐ đồng thời giảm các tác động tới môi trường.

- TTX lấy các hoạt động giảm phát thải KNK, bảo vệ môi trường, thích ứng với BĐKH làm động lực TTKT.

- TTX hướng đến các mục tiêu xã hội như giảm nghèo, giảm sự bất bình đẳng. - TTX là phương thức PTKT bền vững, là một bộ phận của PTBV, không đồng nghĩa và không thay thế PTBV.

- Không có mô hình TTX duy nhất, mỗi quốc gia có chiến lược TTX đặc thù, phản ánh bối cảnh và ưu tiên của mình, song tất cả các quốc gia dù giàu hay nghèo đều có cơ hội để TTX hơn và mang lại lợi ích cho nhiều người hơn (Ngân hàng thế giới, 2012).

c. Tăng trưởng xanh trong nông nghiệp (hay còn gọi là nông nghiệp xanh - Green Agriculture)

Phát triển nông nghiệp theo hướng TTX là một bộ phận của xanh hóa nền kinh tế. Trong quá trình PTKT, nông nghiệp cùng với các ngành kinh tế khác thực hiện đẩy nhanh tăng trưởng, giảm nghèo và bảo vệ môi trường. Nông nghiệp đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển với tư cách là một khu vực kinh tế (nông nghiệp chiếm tới 25% GDP và giải quyết việc làm gần 50% LĐ ở nông thôn tại các nước đang phát triển, các sản phẩm nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong an ninh lương thực...); nông nghiệp là một sinh kế (nông nghiệp được coi là nguồn sinh kế cho khoảng 50% dân số nông thôn trên thế giới, tạo ra việc làm cho các nông hộ nhỏ và những nông dân không có ruộng đất...); nông nghiệp là nơi cung cấp các dịch vụ môi trường (nông nghiệp là khu vực sử dụng và thường sử dụng chưa hợp lí các nguồn vốn tự nhiên: sử dụng nhiều quỹ đất và làm suy thoái đất, gây thiệt hại đến chất lượng đất, chịu ảnh hưởng của BĐKH, sử dụng nguồn nước nhiều nhất và làm cho nguồn nước ngày càng khan hiếm... Tuy nhiên, nông nghiệp cũng là nơi cung cấp chính các dịch vụ môi trường nhưng thường không được công nhận và không được trả tiên, tiêu biểu như cố định các-bon, bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH)...) (Ngân hàng thế giới, 2007).

Cách thức để hệ thống canh tác nông nghiệp ít bị tác động của BĐKH, quản lí các mối quan hệ giữa nông nghiệp, bảo tồn vốn tự nhiên và môi trường, thúc đẩy phát triển sinh kế bền vững và giảm nghèo... chính là phải xanh hóa nền nông nghiệp, hay phát triển theo hướng TTX.

TTX trong nông nghiệp (hay nông nghiệp xanh) là “nền nông nghiệp áp dụng những kiến thức, phương pháp khoa học và kỹ thuật canh tác đổi mới nhằm duy trì, nâng cao năng suất nông nghiệp và lợi nhuận trong khi vẫn đảm bảo việc cung cấp thực phẩm và các hàng hóa, dịch vụ nông nghiệp một cách bền vững với mục tiêu

giảm dần các yếu tổ tác động tiêu cực và khuyến khích các tác động tích cực để phục hồi các nguồn tài nguyên sinh thái như đất, nước, không khí và đa dạng sinh học (vốn tự nhiên) bằng cách giảm ô nhiễm và sử dụng TNTN một cách hiệu quả hơn” (Ngân hàng thế giới, 2012).

d. Đặc trưng của phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh - Ghi nhận giá trị và vai trò của việc đầu tư vào vốn tự nhiên trong PTNN

Vốn tự nhiên là tập hợp các tài nguyên hệ sinh thái, khi kết hợp với vốn sản xuất, vốn con người, vốn xã hội tạo ra các dịch vụ thiết yếu để duy trì sự phát triển nông nghiệp và hỗ trợ phúc lợi cho con người. Dòng các dịch vụ hệ sinh thái tạo ra lương thực, thực phẩm, nước, các lợi ích tái tạo và văn hóa, điều hòa khí hậu và chất lượng không khí, kiểm soát dịch bệnh... Muốn đảm bảo duy trì các dịch vụ hệ sinh thái phục vụ phúc lợi xã hội và cuộc sống con người thì cần phải bảo tồn vốn tự nhiên.

Đối với nông nghiệp, vốn tự nhiên (đất, nước, rừng, biển...) là tài sản cơ bản cho sự sinh tồn và phát triển; là cơ sở cho an ninh lương thực, nước, an ninh năng lượng và sinh kế nông thôn.

Vốn tự nhiên có vai trò quan trọng để ứng phó với BĐKH. Việc bảo tồn và phục hồi rừng, đất ngập nước, bảo tồn biển, phát triển nông nghiệp hài hòa với môi trường có tác dụng lớn để ứng phó với BĐKH.

Đầu tư vào vốn tự nhiên là để bảo vệ, khôi phục và tăng cường tài sản tự nhiên, đồng thời bảo vệ sử dụng bền vững các dịch vụ sinh thái mà chúng cung cấp. Đầu tư vào vốn tự nhiên có thể rẻ hơn những khoản bù đắp để giải quyết các vấn đề môi trường và có thể kích thích nền kinh tế. Ví dụ theo (UNEP, 2011): 2% GDP toàn cầu dành cho đầu tư “xanh” (quản lí vốn tự nhiên và sử dụng hiệu quả tự nhiên) trong giai đoạn 2011 đến 2050 sẽ đảm bảo tăng trưởng kinh tế như mức hiện nay và tránh được các nguy cơ môi trường.

Đây là đặc trưng khác biệt với tăng trưởng truyền thống (tăng trưởng nâu), phát triển nông nghiệp dựa trên khai thác vốn tự nhiên dẫn tới suy thoái vốn này.

- Phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh (xanh hóa nông nghiệp) tạo ra phương thức để nuôi dưỡng dân số thế giới không ngừng gia tăng

Thách thức trong nông nghiệp là đảm bảo lương thực, thực phẩm cho 9 tỉ người vào năm 2050 mà không gây tổn hại cho hệ sinh thái và sức khỏe con người trong điều kiện của BĐKH. Nền nông nghiệp hiện tại sử dụng hơn 70% nguồn nước ngọt toàn cầu và đóng góp tới hơn 13% lượng phát thải KNK... (Viện chiến lược, chính sách và tài nguyên môi trường, 2010). Nền nông nghiệp xanh, sử dụng những biện pháp có lợi cho hệ sinh thái (sử dụng hiệu quả nguồn nước, sử dụng rộng rãi chất dinh dưỡng tự nhiên

trong đất và chất hữu cơ, quản lí dịch hại tổng hợp (IPM)...). Phát triển nông nghiệp theo hướng TTX yêu cầu về vốn, tài sản vật chất khá lớn.

- Tăng trưởng xanh trong nông nghiệp theo cách tiếp cận đầu tư vào vốn tự nhiên, tư liệu sản xuất của người nông dân nghèo ở các nước đang phát triển, chủ yếu là sản xuất nhỏ giúp cải thiện sinh kế, tạo việc làm và cải thiện công bằng xã hội, là trụ cột để giảm nghèo.

- Tăng trưởng xanh trong nông nghiệp đi cùng với sự phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, củng cố thể chế, chính sách phát triển nông nghiệp, làm thay đổi nhận thức, mô hình và phương thức phát triển, đặc biệt là các mô hình chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên.

1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp theo hướng TTX 1.1.2.1. Vị trí địa lí 1.1.2.1. Vị trí địa lí

Vị trí địa lí được xem là nhân tố khác biệt vì nhiều đặc điểm của ĐKTN và TNTN, điều kiện KT – XH và đặc điểm phân bố các đối tượng kinh tế của lãnh thổ có quan hệ mật thiết với vị trí địa lí. Vị trí địa lí góp phần tạo ra lợi thế so sánh của lãnh thổ, tạo nên một dạng tài nguyên đặc biệt gọi là tài nguyên vị thế.

Vị trí địa lí gắn liền với sự hiện diện các TNTN (đất, nước, khí hậu, các nguồn năng lượng, sinh vật...); quy định sự có mặt của các hoạt động nông nghiệp; tác động đến các nhân tố xã hội (LĐ, lịch sử phát triển, kinh nghiệm và tri thức bản địa...) trong việc phát triển nông nghiệp theo hướng TTX. Vị trí địa lí còn ảnh hưởng đến việc trao đổi sản phẩm nông nghiệp, khả năng tiếp nhận khoa học công nghệ, thị trường tiêu thu, thu hút nguồn vốn đầu tư... Ví dụ: vị trí của Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm, gió mùa đã quy định nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới với các sản phẩm đặc trưng là lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, cao su, điều... Các nông sản trao đổi trên thị trường thế giới tất nhiên chủ yếu là sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới và phát triển nông nghiệp theo hướng TTX nhiệt đới.

1.1.2.2. Nhân tố tự nhiên

SXNN nói chung và theo hướng TTX phụ thuộc vào TNTN, chúng cung cấp đầu vào cho SX (đất, nước, năng lượng, nguyên liệu…) bởi vì đối tượng lao động của ngành này là cây trồng, vật nuôi.

Đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp truyền thống, nhóm nhân tố tự nhiên bao gồm đất, nước, khí hậu, sinh vật… Hướng TTX nền kinh tế và TTX nông nghiệp thực sự được phát triển từ năm 2005 quan tâm đến sử dụng hiệu quả TNTN (còn gọi là vốn tự nhiên) nhằm giảm thiểu ô nhiễm và tác động đến môi trường. TTX trong nông nghiệp coi TNTN là đầu vào của quá trình sản xuất, khai thác sử dụng đi đôi với bảo tồn tài nguyên (đất, nước, năng lượng, sinh vật…) là trọng tâm của TTX.

a. Đất trồng

Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu, là cơ sở để tiến hành trồng trọt và chăn nuôi, trồng rừng... Không thể có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất. Quỹ đất, cơ cấu sử dụng đất, các loại đất, độ phì của đất có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô và phương hướng sản xuất, cơ cấu và sự phân bố cây trồng, vật nuôi, mức độ thâm canh và năng suất cây trồng. Đất không chỉ là môi trường sống, nơi cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng (các chất khoáng trong đất như N, P, K... và các nguyên tố vi lượng). Đất còn cung cấp sinh kế và những hình thức canh tác đa dạng cho SXNN, đối với PTNN theo hướng TTX cần phải chú ý sử dụng tài nguyên đất hợp lý và bền vững để có đủ thời gian cho đất nghỉ và tái tạo cho quá trình sản xuất tiếp theo.

b. Nguồn nước

Muốn duy trì hoạt động nông nghiệp cần phải có đầy đủ nguồn nước ngọt cho cây trồng, nước uống, nước tắm rửa cho vật nuôi. Nước đối với sản xuất nông nghiệp là cần thiết như ông cha ta đã khẳng định: “nhất nước, nhì phân”. Số lượng và chất lượng nước ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi.

Nhu cầu về nước của một lãnh thổ rất đa dạng, bao gồm nước cho hoạt động kinh tế (trong đó có nông nghiệp) và nước cho sinh hoạt của dân cư. Nếu nguồn nước không đủ đáp ứng về số lượng, chất lượng nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Đối với TTX trong nông nghiệp, nguồn nước tưới và chất lượng nguồn nước, điều kiện và bảo vệ nguồn nước có ý nghĩa quan trọng.

Vì vậy việc xây dựng hệ thống thủy lợi, các trạm bơm tưới, tiêu đảm bảo cho nhu cầu là rất cần thiết.

c. Khí hậu

Khí hậu với các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm, chế độ gió và cả những bất thường của thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán, gió nóng... có ảnh hưởng rất lớn tới việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, khả năng xen canh, tăng vụ, các biện pháp canh tác và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Tính mùa của khí hậu quy định tính mùa trong sản xuất và cả trong tiêu thụ sản phẩm (Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông, 2013).

BĐKH cùng với sự tăng lên của nhiệt độ Trái Đất, sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan (lũ lụt, hạn hán...) trở thành mối đe dọa thường xuyên đối với sản xuất nông nghiệp, làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng, làm suy giảm diện tích đất nông nghiệp. Vì vậy, phải có chiến lược thích ứng với BĐKH, tái CCNN, lựa chọn giống và mùa vụ cây trồng, vật nuôi thích hợp. PTNN theo hướng TTX góp phần ứng phó với BĐKH làm chậm lại sự gia tăng của hàm lượng cacbon.

d. Sinh vật

Sinh vật trong tự nhiên xưa kia là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi. Sự đa dạng về thảm thực vật và hệ động vật, hay nói cách khác về loài cây, con là tiền đề hình thành và phát triển các giống vật nuôi, cây trồng và tạo khả năng chuyển đổi CCNN phù hợp với điều kiện tự nhiên và sinh thái.

Các diện tích đồng cỏ, bãi chăn thả và diện tích mặt nước tự nhiên là cơ sở thức ăn tự nhiên để phát triển ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản (NTTS). Ngày nay, mặc dù ngành chăn nuôi được đẩy mạnh nhờ ứng dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp dựa trên nguồn thức ăn được chế chế biến theo phương pháp công nghiệp, nhưng thức ăn tự nhiên vẫn còn vai trò quan trọng. Mô hình TTX nông nghiệp làm hạn chế suy giảm đa dạng sinh học, giảm tốc độ khai thác tài nguyên.

Đối với xu hướng TTX trong nông nghiệp, TNTN có vai trò quan trọng, trong quá trình sản xuất cần tính đến giá trị đầy đủ của TNTN, chú ý đến chí phí và sử dụng hiệu qủa TNTN, giám sát các nguồn TNTN (cả tái tạo và không tái tạo) về số lượng và chất lượng.

1.1.2.3. Nhân tố kinh tế - xã hội a. Dân cư và nguồn LĐ a. Dân cư và nguồn LĐ

Nhân tố này ảnh hưởng lới tới SXNN. Dân cư vừa là lực lượng sản xuất trực tiếp, vừa là nguồn tiêu thụ sản phẩm của các ngành này.

+ Dưới góc độ là lực lượng sản xuất trực tiếp tạo ra các sản phẩm nông nghiệp,số lượng và chất lượng nguồn LĐ được coi là nhân tố quan trọng để phát triển nông nghiệp theo chiều rộng (mở rộng diện tích, khai hoang, ...) và theo chiều sâu (thâm canh, tăng vụ,...). Chính sức LĐ của con người là lực lượng sản xuất chủ yếu trong hầu hết các khâu của quá trình sản xuất. Các cây trồng, vật nuôi đòi hỏi nhiều công chăm sóc thường được phân bố ở các vùng đông dân, nhiều LĐ. Trong phát triển NN theo hướng TTX, nền NNST người nông dân được xem là bộ phận cấu thành không thể tách rời, kiến thức bản địa và kĩ năng mới dựa trên KHCN, nhận thức của người nông dân về nông nghiệp xanh, về NNST ảnh hưởng lớn tới xu thế TTX. Sự thiếu hụt về kiến thức và kĩ năng, trình độ tiếp thu và áp dụng quy trình công nghệ hạn chế khó có thể mang lại hiệu quả mà mục tiêu TTX đặt ra. Vai trò tham gia của người nông dân, của các nhóm cộng đồng được chú trọng.

+ Dưới góc độ tiêu dùng: Quy mô dân số đông, tốc độ gia tăng dân số nhanh (đặc biệt là gia tăng cơ học), mức sống dân cư ngày càng được nâng cao, thu nhập được cải thiện dẫn tới nhu cầu về lương thực, thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm tươi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh vĩnh long theo hướng tăng trưởng xanh (Trang 36 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)