Chỉ tiêu 2017 Dự báo 2030 So sánh 2030/2017
1. Dân số trung bình (nghìn người) 1.050,2 1.107,0 + 56,8 2. Lực lượng LĐ (nghìn người) 629,6 664,2 + 34,6
- Tỉ lệ LĐ/tổng số dân (%) 60,0 60,0 0
3. LĐ đang làm việc (nghìn người) 614,5 650,0 + 35,5
- Tỉ lệ so với LLLĐ (%) 97,6 97,9 + 0,3
4. LĐ N, L, TS (nghìn người) 282,6 195,0 - 87,6 - So với tổng số LĐ đang làm việc (%) 46,0 30,0 - 16,0
Nguồn: (Tỉnh ủy Vĩnh Long, 2004)
Đến năm 2030, số LĐ đang làm việc trong ngành NLTS sẽ là 195,0 nghìn người, chiếm 30,0% tổng số LĐ đang làm việc trong các ngành kinh tế, bình quân mỗi năm giảm 6,2%, tỉ trọng LĐ N, L, TS giảm bình quân/năm là 1,14%. Vì vậy ngành nông nghiệp Vĩnh Long trong tương lai cần phải phát triển theo hướng hiện đại, cơ giới hóa, giảm tỉ lệ sử dụng LĐ sống mà vẫn đảm bảo tăng trưởng và chất lượng sản phẩm.
c. Dự báo các sản phẩm chủ lực
Bảng 4.4 Dự báo các sản phẩm chủ lực ở tỉnh Vĩnh Long đến năm 2030
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2017 2030
1 1
Quy mô sản xuất sản phẩm chủ lực - Cây lúa
Diện tích gieo trồng Nghìn ha 169,4 137,7
Năng suất Tạ/ha 55,6 62,2
Sản lượng Nghìn tấn 942,6 857,0
- Khoai lang
Diện tích Nghìn ha 13,8 14,0
Năng suất Tạ/ha 260,0 278,0
Sản lượng Nghìn tấn 358,0 389,2
- Rau đậu các loại
Diện tích Nghìn ha 32,2 35,0
Năng suất Tạ/ha 18,1 20,6
Sản lượng Nghìn tấn 583,8 721,0
- Diện tích cây ăn quả Nghìn ha 44,6 45,5
+ Diện tích trồng cam Nghìn ha 9,2 9,5
+ Diện tích trồng bưởi Nghìn ha 9,0 9,6
2 Quy mô đàn, sản phẩm vật nuôi
- Đàn bò Nghìn con 94,5 124,0
- Đàn heo Nghìn con 334,2 464,0
- Đàn gia cầm Nghìn con 8.288,6 9.300,0
- Sản lượng thịt hơi các loại Nghìn tấn 103,1 166,0
- Trứng gia cầm Triệu quả 401,2 450,0
Nguồn: (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2011, 2016, 2018), (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2017)
- Cây trồng + Cây lúa
Để thích ứng với BĐKH, sử dụng hợp lí vốn tự nhiên (đất, nước), giảm phát thải KNK, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp và nhu cầu thị trường tiêu thụ lúa gạo trong và ngoài nước, cây lúa vẫn khẳng định là cây trồng chủ lực của tỉnh, song giảm diện tích chuyên canh 2 – 3 vụ lúa, đa dạng hóa cây trồng trên đất lúa, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, luân canh lúa – rau – cây công nghiệp hàng năm, chuyển một phần diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả. So với năm 2017, diện tích trồng lúa giảm 31,7 nghìn ha. Chú trọng phát triển lúa thơm đặc sản, lúa chất lượng cao, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Mở rộng mô hình cánh đồng lớn trồng lúa, liên kết sản xuất – tiêu thụ...
Diện tích tương đối ổn định so với hiện trạng, áp dụng luân canh 2 lúa – 1 khoai lang hoặc 2 khoai lang – 1 lúa cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất 2 – 3 vụ lúa. Chú ý tìm kiếm thị trường tiêu thụ và cải tạo giống khoai.
+ Cây rau đậu
Diện tích, năng suất và sản lượng năm 2030 đều tăng trên cơ sở vừa củng cố các vùng chuyên canh rau, vừa kết hợp luân canh rau trên đất lúa. Phát triển các loại rau đậu đã có thương hiệu như xà lách xoong, đậu bắp, hành lá, ớt... Mở rộng diện tích rau theo tiêu chuẩn VietGAP.
+ Cây ăn quả
Phát triển các vùng chuyên canh cây ăn quả tập trung, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lí cho các cây ăn quả chủ lực, tăng diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn GAP.
- Bưởi là một trong những cây ăn quả có thu nhập cao nhất nên diện tích trồng được tăng lên 600 ha ở những nơi có điều kiện sinh thái thích hợp: bưởi Da Xanh (ven sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Mang Thít), bưởi Năm Roi (ven sông Hậu).
+ Cam sành Tam Bình nổi tiếng cả nước. Nhân rộng mô hình đưa cây cam xuống ruộng lúa đem lại hiệu quả kinh tế cao trên đất lúa, nhất là ở diện tích lúa không hiệu quả. Đối với mô hình cam rau này cần có biện pháp quản lí quy trình bón phân để đảm bảo môi trường.
- Đối với ngành chăn nuôi
- Xây dựng các vùng chăn nuôi tập trung có kiểm soát dịch bệnh, tạo bước đột phá về phương thức và kĩ thuật chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ. Phát huy các lợi thế và nguồn lực, đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất hàng hóa, PTBV, bảo vệ môi trường.
- Phát triển chănn nuôi gắn với đảm bảo an toàn vệ sinh dịch tễ, bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn vệ sih thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng...
- Thủy sản
NTTS đóng vai trò to lớn trong chuyển dịch CCKT nông nghiệp - nông thôn và tăng thu nhập cho nông dân trong tỉnh. Do vậy, mục tiêu của ngành thủy sản là phát triển ổn định, hiệu quả và bền vững theo hướng TTX, phát huy thế mạnh của hệ thống sông kênh khá dày là sông Tiền, sông Hậu, sông Cổ Chiên, sông Mang Thít. Không ngừng nâng cao giá trị và lợi nhuận, góp phần lớn vào nâng cao giá trị kim ngạch xuất của tỉnh. Phấn đấu tốc độ tăng GTSX BQ giai đoạn 2020 – 2030 đạt 3,0%/năm [104].
Do vậy, từ nay đến năm 2030 tỉnh sẽ tập trung đầu tư để phát triển NTTS, đặc biệt là cho phát triển các mô hình nuôi hâm canh, bán thâm canh, nông - ngư kết hợp; nuôi cá đồng trên ruộng lúa và trong vườn cây ăn quả và trong rừng. Tổng diện tích quy hoạch NTTS toàn tỉnh đến năm 2030 là khoảng 2.500 ha và sản lượng khoảng 120,0 nghìn tấn. Các vùng NTTS tập trung ở ven sông Tiền, sông Hậu.
d. Dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm
- Dự báo nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm trên địa bàn tỉnh
Với dự báo dân số tỉnh Vĩnh Long đến năm 2030 đạt trên 1,1 triệu người và dự báo tỉnh sẽ đón khoảng 3,0 triệu lượt khách du lịch trong cùng thời kì; căn cứ vào điều tra của Viện dinh dưỡng Việt Nam về mức tiêu thụ lương thực thực phẩm BQĐN, dự báo nhu cầu tiêu dùng đến năm 2030 và khả năng cung ứng tại chỗ của tỉnh như sau:
Bảng 4.5. Dự báo nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm và khả năng cung ứng tại chỗ của tỉnh Vĩnh Long đến năm 2030
Lương thực, thực phẩm Mức tiêu thụ BQĐN (kg/người/ năm) Đơn vị tính Tổng nhu cầu 2030 Khả năng cung ứng của tỉnh Tỉ lệ giữa khả năng cung ứng/ nhu cầu (%) 1. Gạo 130 Nghìn tấn 158,8 613,0 386,0 2. Rau đậu 92 Nghìn tấn 101,8 583,7 573,4
3. Trái cây tươi các loại 30 Nghìn tấn 33,2 429,4 1.293,0
4. Sữa tưới 12 Nghìn tấn 13,3 130,0 977,0
5. Thịt các loại 50 Nghìn tấn 55,3 103,0 186,0
6. Trứng gia cầm 150 Nghìn quả 166,0 401,2 241,7
Nguồn: Tính toán từ (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2011, 2016, 2018), (Tổng cục Thống kê, 2006, 2011, 2018)
Như vậy, nếu duy trì sản lượng các nông sản trên địa bàn tỉnh như mức 2017 (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2011, 2016, 2018) thì tất cả các mặt hàng chủ lực đều thừa khả năng đáp ứng nhu cầu tại chỗ, có điều kiện phục vụ nhu cầu ngoại tỉnh và xuất khẩu ra thị trường ngoài nước. Vấn đề đặt ra là phải gắn kết giữa sản xuất và thị trường tiêu thụ trong vùng ĐBSCL, cả nước và thị trường quốc tế, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, khả năng cạnh tranh…
e. Dự báo khoa học – công nghệ và tiến bộ kĩ thuật trong phát triển nông, lâm, thủy sản
KHCN và tiến bộ kĩ thuật đóng góp quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Với mức độ ảnh hưởng, lan tỏa của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng trên quy mô toàn cầu; trong bối cảnh nguồn lực đầu vào (vốn tài nguyên, LĐ, đầu tư…) đã đến giới hạn thì trong giai đoạn mới đến năm 2030, KHCN là động lực chính cho TTX và bền vững nông nghiệp, hướng tới nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Báo Nông thôn ngày nay, 2018).
Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tập trung vào công nghệ sinh học; công nghệ thông tin, công nghệ quản trị tiên tiến; công nghệ cơ giới hóa, tự động hóa sẽ góp phần đặc biệt quan trọng trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tỉnh sẽ tập trung ứng dụng vào sản xuất các sản phẩm chủ lực.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất N, L, TS để quản lí các yếu tố dinh dưỡng đầu vào, quản lí yếu tố môi trường xung quanh, quản lí dịch bệnh, lịch thời vụ, xây dựng website truy nguồn gốc sản phẩm…
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, có sức chịu đựng cao.
- Ứng dụng công nghệ cơ giới hóa, tự động hóa trong làm đất, chăm sóc và thu hoạch, trong tưới tiết kiệm nước (tưới phun mưa, nhỏ giọt…) nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Ứng dụng công nghệ vật liệu mới (chế phẩm tạo màng để bảo quản rau quả tươi, công nghệ bao gói điều biến khí giảm được tổn thất sau thu hoạch…).
- Ứng dụng công nghệ quản trị tiên tiến như quản lí cây trồng tổng hợp ICM, sự kết hợp hài hòa giữa quản lí dinh dưỡng tổng hợp INM và quản lí dịch hại tổng hợp IPM.
Việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh là xu hướng tất yếu đảm bảo hiệu quả kinh tế cao, TTX và PTBV nền nông nghiệp thích ứng với BĐKH.
f. Dự báo mức độ ô nhiễm môi trường đất, nước; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng
- Dự báo ô nhiễm môi trường đất, nước từ hoạt động N, L, TS.
+ Là tỉnh sản xuất lúa và cây ăn quả quy mô lớn (năm 2017, lúa chiếm 60% diện tích gieo trồng và 32% GTSX ngành trồng trọt; cây ăn quả tương ứng là 16,0% và 30,2%) nên hàng năm ngành trồng trọt sử dụng hàng trăm tấn hóa chất BVTV, nhất là ở các vùng chuyên canh lúa, khoai lang, rau, cam… Nếu không hướng dẫn và quản lí tốt tồn lưu hóa chất BVTV ảnh hưởng đến sức khỏe, hủy diệt các loài thủy sản, ô nhiễm lâu dài môi trường. Việc sử dụng, vứt vỏ và bao bì thuốc BVTV không đúng quy định là nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
+ Toàn tỉnh Vĩnh Long có 61,4 nghìn ha đất bị thoái hóa (chiếm 40,2% diện tích tự nhiên và 51,3% đất sản xuất nông nghiệp), trong đó chủ yếu là suy giảm độ phì (93,6%), ngoài ra do kết von (3,4%), phèn hóa, đất bị khô hạn (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2017).
+ Ngành chăn nuôi của tỉnh tạo ra nguồn chất thải rắn khoảng 50,0 nghìn tấn các chất thải trực tiếp ra kênh rạch gây ô nhiễm môi trường nguồn nước và môi trường đất.
+ Cùng với đó sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng phát sinh chất thải và nước thải chưa qua xử lí cũng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
- Dự báo ảnh hưởng của BĐKH toàn cầu và nước biển dâng
+ Theo kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2016 do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và công bố (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016)
kịch bản BĐKH đến năm 2030 so với thời kì cơ sở (2000 – 2015) cho thấy: lượng mưa có xu hướng tăng và tăng mạnh vào cuối mùa mưa ở Vĩnh Long, những vùng thấp trũng ở trung tâm tỉnh sẽ bị ảnh hưởng đến thu hoạch vụ Hè Thu và canh tác vụ Thu Đông. Kèm theo đó, các hiện tượng mưa lớn thất thường và trái mùa sẽ tạo điều kiện cho các loại sâu bệnh phát triển (dịch rầy nâu, bệnh đạo ôn và đốm vằn, bệnh vàng lá… ở Vĩnh Long và ĐBSCL) ảnh hưởng đến khả năng thâm canh tăng vụ.
+ Kịch bản BĐKH cũng chỉ rõ đến năm 2030, mức tăng nhiệt độ dao động trong khoảng 0,7 - 0,80C, vẫn nằm trong ngưỡng chịu nhiệt của các loại cây trồng vật nuôi chính trên địa bàn tỉnh (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2017).
+ Kịch bản nguy cơ ngập do triều: tương ứng với mức tăng nhiệt độ, mực nước biển dân khu vực biển Đông đến năm 2030 cụ thể từ 8 – 19 cm, trung bình là 13 cm, toàn tỉnh Vĩnh Long có khoảng 5% diện tích có nguy cơ bị ngập (còn nếu mực nước biển dâng 100 cm thì sẽ là 18,83%) [8]. Nguy cơ ngập sẽ tác động lên đất trồng lúa và cây ăn quả của các huyện ven sông Tiền (Long Hồ, Vũng Liêm).
- Kịch bản xâm nhập mặn: mực nước biển dâng sẽ đẩy ranh giới mặn sâu hơn vào nội đồng. Mặc dù tỉnh Vĩnh Long không giáp biển, đến năm 2030 ranh giới mặn (2‰) đã lên tới khu vực các cù lao của huyện Trà Ôn, ranh giới mặn (8‰) sẽ tiến sâu thêm khoảng 1 km trên sông Cổ Chiên…
Như vậy BĐKH và nước biển dâng sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh và cả nước, vì thế để đảm bảo cho hoạt động nông nghiệp cần có những biện pháp ứng phó và thích ứng.
g. Dự báo tác động của quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu
- Khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã kí kết đến nay 16 hiệp định thương mại tự do (FTA). Thực thi các hiệp định đã kí kết về nông nghiệp tạo điều kiện cho Việt Nam và tỉnh Vĩnh Long đẩy mạnh ứng dụng KHCN, nâng cao năng suất chất lượng, khả năng cạnh tranh N, L, TS và tăng cường hệ thống tiêu chuẩn kĩ thuật như GAP, ISO, HACCP… Trước áp lực cạnh tranh sẽ ngày càng gia tăng, ngành nông nghiệp sẽ phải thay đổi cơ cấu theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả gắn với nhu cầu thị trường, phát triển nông nghiệp xanh.
- Ngành nông nghiệp sẽ phải đối mặt với những yêu cầu khắt khe về chất lượng và an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, các yêu cầu về bảo vệ môi trường, chống bán phá giá…
4.3. Giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng TTX
4.3.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách
Một trong các nội dung quan trọng của TTX là giảm đầu vào, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và tăng giá trị, nông nghiệp còn có nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương
thực quốc gia, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội và PTBV đất nước. Vì vậy để thực hiện phát triển nông nghiệp theo hướng TTX trong giai đoạn tới thì các giải pháp về chính sách có ý nghĩa to lớn.
Để thực hiện đúng, kịp thời các cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch hành động quốc gia về TTX nông nghiệp của Chính phủ, Bộ NN và PTNT tỉnh Vĩnh Long cần có văn bản hướng dẫn cụ thể và tổ chức thực hiện, triển khai phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương.
- Chính sách về đất (quản lí đất đai, quản lí cả sự màu mỡ của đất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tiếp cận với đất sản xuất nông nghiệp, miễn giảm tiền sử dụng đất, hỗ trợ tiền thuê đất, mặt nước, miễn giảm tiền chuyển mục đích sử dụng đất...).
- Chính sách thu giữ nguồn ngước và sử dụng nguồn nước có hiệu quả.
- Chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân áp dụng tiến bộ kĩ thuật, nông nghiệp công nghệ cao, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP, IPM) vào sản xuất nông nghiệp.
- Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, vào nông nghiệp công nghệ cao, phát triển HTX bởi vì số doanh nghiệp N, L, TS chiếm tỷ trọng nhỏ (chỉ chiếm 1,3%) trong doanh nghiệp và tổng vốn các doanh nghiệp đang hoạt động nên khả năng ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế.
- Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, nông dân hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại.
4.3.2. Đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ
Muốn phát triển nền nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp xanh phải dựa trên cơ sở ứng dụng KHCN, tiến bộ kĩ thuật mới vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng và