Cơ sở đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh vĩnh long theo hướng tăng trưởng xanh (Trang 153 - 156)

6. Cấu trúc luận án

4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

4.1.1. Chiến lược và kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh trong nông nghiệp

- Thực hiện chiến lược TTX trong nông nghiệp, giảm phát thải KNK thông qua phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững; nâng cao tính cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng, mùa vụ trong N, L, TS; áp dụng quy trình, công nghệ sử dụng tiết kiệm và hiệu quả vốn tự nhiên (đất, nước, rừng, biển...).

- Trong kế hoạch hành động quốc gia về TTX giai đoạn 2014 – 2020 có 6 hoạt động nông nghiệp về TTX:

+ Áp dụng kĩ thuật canh tác hữu cơ và nâng cao trình độ quản lí để giảm phát thải KNK.

+ Tái sử dụng phụ phẩm, phế thải nông nghiệp; đổi mới công nghệ.

+ Ứng dụng phổ biến thức ăn giàu dinh dưỡng trong chăn nuôi để tăng khả năng hấp thụ, tăng chất lượng sản phẩm chăn nuôi sạch và nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm phát thải KNK.

+ Trồng rừng, nâng cao chất lượng rừng, tăng tỉ lệ che phủ và quản lí tài nguyên rừng bền vững.

+ Đổi mới công nghệ khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản, quản lí chất thải, dịch vụ NTTS.

4.1.2. Chiến lược phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp và phát triển nông thôn (Nghị quyết 120/NĐ với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp và phát triển nông thôn (Nghị quyết 120/NĐ – CP)

NQ có 8 nội dung trong NN và PTNT, trong đó có những nội dung quan trọng gắn với TTX, đó là: tái CCNN theo hướng bền vững, hiện đại, hiệu quả cao, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, thích ứng với BĐKH; quy hoạch phát triển nông nghiệp toàn vùng ĐBSCL phù hợp với các tiểu vùng sinh thái, gắn với 3 nhóm sản phẩm chủ lực là thủy sản – cây ăn quả – lúa gạo, giảm diện tích trồng lúa và các cây trồng khác sử dụng nhiều nước ngọt nhưng giá trị thương mại thấp, khuyến khích phát triển nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái; ứng dụng KHCN để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học gắn với tái CCNN, chú ý giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản...; có tính đột phá, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, hiện đại, có sức cạnh tranh cao và bền vững, phát triển kinh tế trang trại, HTX, chuỗi giá trị nông nghiệp, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, phát triển công nghệ sau thu hoạch; xây dựng ngành thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn, quản lí chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên...

Để triển khai thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP, ngày 26-27/9/2017 tại TP Cần Thơ, CP đã tổ chức Hội nghị “Chuyển đổi mô hình PTBV vùng ĐBSCL thích ứng với BĐKH”. Trên cơ sở tổng hợp các kết quả điều tra cơ bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường với các bộ, ban ngành, Bộ trưởng Bộ NN và PTNT đã nêu rõ: “chuyển đổi mô hình phát triển vùng ĐBSCL theo hướng bền vững, thông minh với nước và BĐKH cần phải dựa trên sự hài hòa 3 yếu tố cốt lõi là nước – đất và con người, trong đó nguồn nước là yếu tố đầu vào cần thiết để duy trì hệ thống cân bằng động tự nhiên của ĐBSCL, đất là nguồn tài nguyên sống còn cho phát triển KT – XH, con người quản lí và sử dụng bền vững đất, nước và các nguồn lực khác...” (Trần Hồng Hà, 2017).

Đây thực sự là những định hướng quan trọng, đổi mới, sáng tạo để phát triển nông nghiệp theo hướng TTX và nền kinh tế theo hướng KTX, trong đó có tỉnh Vĩnh Long tạo ra những cơ hội mới cho phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với BĐKH.

4.1.3. Chiến lược phát triển nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Chiến lược phát triển nông nghiệp vùng ĐBSCL cho giai đoạn 2016 – 2030 được xác định và tập trung vào: “thâm canh lúa hàng hóa đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu; phát triển lúa đặc sản, cây ăn quả đặc sản; phát triển chăn nuôi lợn, thủy cầm; phát triển mạnh NTTS nước mặn, lợ, nước ngọt thành vùng NTTS lớn nhất cả nước; lâm nghiệp giữ rừng ngập mặn, trồng cây phân tán; phát triển khôi phục làng nghề truyền thống; chú ý đến các giải pháp lâu dài, thích ứng với BĐKH” (Bộ NN và PTNT, 2014). Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu sản xuất N, L, TS vùng ĐBSCL cũng đã điều chỉnh chiến lược phát triển cho phù hợp với thực tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư , Viện Chiến lược phát triển, 2012). Trong đó, các nội dung phát triển N, L, TS được nêu cụ thể:

- Nông nghiệp: chú trọng sản xuất lúa gạo, xây dựng các vùng chuyên canh và thâm canh quy mô lớn nhằm đáp ứng, đảm bảo cho nhu cầu lương thực quốc gia và phục vụ xuất khẩu; hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung cây ăn quả, gắn với du lịch sinh thái để nâng cao hiệu quả kinh tế. Đối với ngành chăn nuôi, chú trọng phát triển thủy cầm tập trung. Khống chế và quản lí được các dịch bệnh, cải tiến và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

- Lâm nghiệp: bảo vệ và phát triển diện tích rừng ngập mặn ở khu vực ven biển, hình thành hệ sinh thái rừng tràm trên diện tích đất phèn, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, duy trì diện tích rừng phòng hộ, thực hiện kinh doanh rừng có hiệu quả, phát triển ĐDSH, bảo vệ môi trường và dịch vụ du lịch.

- Thủy sản: phát triển NTTS với quy mô lớn mang tính chất hàng hóa sâu, rộng ở các vùng NTTS nước mặn lợ, nước ngọt mà cụ thể là tập trung phát triển nuôi tôm

nước lợ và nuôi cá tra. Chuyển từ hình thức nuôi quảng canh sang hình thức nuôi bán thâm canh và thâm canh, ứng dụng KHCN mới.

4.1.4. Căn cứ từ thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng tăng trưởng xanh tăng trưởng xanh

a. Những thành tựu và cơ hội

- Tỉnh Vĩnh Long nằm ở trung tâm ĐBSCL, nằm giữa hai sông Tiền và sông Hậu, ở khá xa biển, có nhiều lợi thế và vốn tự nhiên (có nước ngọt quanh năm, chịu ảnh hưởng của lũ nhẹ hơn vùng Đồng Tháp Mười, chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn cũng nhẹ hơn các tỉnh ven biển); có nhiều cù lao màu mỡ, vốn có 3 nhóm đất chính (đất phèn, đất, đất phù sa) chiếm 78,5% diện tích tự nhiên, thích hợp cho hình thành nền nông nghiệp đa canh, thâm canh có hiệu quả cao, nhất là cho ngành trồng trọt chiếm 67,5% GTSX nông nghiệp và 60,0% GTSX N, L, TS.

- Lực lượng LĐ dồi dào, có nhiều kinh nghiệm canh tác nông nghiệp vùng sông nước. - Trên địa bàn tỉnh đã phát triển được một số nông sản chủ lực, đó là cây ăn quả có múi như bưởi (đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng), cam (đứng thứ 2 vùng ĐBSCL và cả nước), nhãn (đứng đầu ĐBSCL và thứ 2 cả nước về diện tích, thứ 2 ĐBSCL và cả nước về sản lượng), xoài (thứ 3 ĐBSCL và thứ 6 cả nước), khoai lang (đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng), cây rau đậu (đứng thứ 4 ĐBSCL về diện tích và sản lượng), đàn heo (thứ 3 ĐBSCL) và gia cầm (thứ 2 ĐBSCL)…

- Tỉnh đã xây dựng được thương hiệu và nhãn hiệu tập thể cho một số nông sản như: cam sành Tam Bình, nhãn Long Hồ, xà lách xoong Thuận An, TX Bình Minh, khoai lang Bình Tân; chứng nhận chỉ dẫn địa lí cho bưởi Năm Roi (TX Bình Minh).

- Các hộ nông dân tuân thủ khá tốt các quy trình kĩ thuật do Sở NN và PTNN khuyến cáo, tuy mức độ có khác nhau giữa các cây trồng vật nuôi (90% hộ trồng lúa, 78,6% hộ trồng rau, 75,8% hộ trồng cây ăn quả, 82,4% hộ chăn nuôi…) (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2016) và còn tỉ trọng không nhỏ không tuân thủ những quy định của ngành nông nghiệp.

- Nhờ chính sách khuyến khích người dân ứng dụng KHCN và tiến bộ kĩ thuật, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, thích ứng với BĐKH và hướng nông nghiệp TTX... vào sản xuất để đạt hiệu quả cao. Nhiều mô hình trồng trọt đã xuất hiện, tuy chưa rộng, chủ yếu trong lĩnh vực về giống, kĩ thuật thâm canh, áp dụng quy trình canh tác VietGAP, IPM, GlobalGAP.

- Các chính sách lớn của Chính phủ về khuyến khích phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, kinh tế trang trại, HTX; các quy định của Chính phủ và Bộ NN và PTNT về quản lí sản xuất thực phẩm an toàn, quy chế chứng nhận VietGAP... là cơ hội cho phát triển nông nghiệp bền vững. Cho đến nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã có 107

trang trại (trong đó 105 trang trại nông nghiệp và 2 trang trại thủy sản), 21 doanh nghiệp nông nghiệp (6 doanh nghiệp nông nghiệp và 15 doanh nghiệp thủy sản), 18 HT (17 HTX nông nghiệp, 1 HTX thủy sản) và kinh tế hộ với 131.004 hộ (trong đó 99,0% là hộ nông nghiệp, 1% là hộ thủy sản)... chiếm tỉ trọng lớn cả về sử dụng các nguồn lực và kết quả sản xuất.

b. Những tồn tại và hạn chế

- Các nguồn vốn tự nhiên (đất, nước...) đã được khai thác ở mức cao, hạn chế khả năng tăng năng suất từ các nguồn vốn này. Nhiều hoạt động chưa phù hợp với quy luật và đặc thù của ĐKTN, KT – XH của ĐBSCL (đặc biệt làm đê bao thay đổi bản chất của cánh đồng lũ và đất ngập nước, làm suy giảm phù sa, các hệ sinh thái; việc canh tác 3 vụ lúa, thâm canh sử dụng nhiều phân hóa học, thuốc BVTV... làm suy giảm chất lượng nước, ảnh hưởng đến ĐDSH.

- Tuy lực lượng LĐ nông nghiệp dồi dào, có kinh nghiệm canh tác nông nghiệp song đang già hóa, khả năng ứng dụng KHCN và tiến bộ kĩ thuật còn hạn chế, chi phí LĐ sống còn cao dẫn đến giá thành sản phẩm cao.

- Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp rất hạn hẹp, làm ảnh hưởng đến việc triển khai các chính sách, chủ trương hay ứng dụng công nghệ cao, hiện đại theo các quy chuẩn ngày càng khắt khe.

- Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với ngành nông nghiệp.

- Nằm trong vùng ĐBSCL, một trong những nơi được dự báo chịu ảnh hưởng nặng nề từ BĐKH và nước biển dâng sẽ tác động trực tiếp đến nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh vĩnh long theo hướng tăng trưởng xanh (Trang 153 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)