Kinh nghiệm về tăng trưởng xan hở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh vĩnh long theo hướng tăng trưởng xanh (Trang 52 - 55)

6. Cấu trúc luận án

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Kinh nghiệm về tăng trưởng xan hở một số nước trên thế giới

1.2.1.1. Bối cảnh ra đời

Từ sau cách mạng công nghiệp lần thứ 1, nền kinh tế thế giới có tốc độ tăng trưởng nhanh nhờ đẩy mạnh khai thác vốn tự nhiên. Cùng với gia tăng quy mô GDP

(2) Hiệu suất tài nguyên và

môi trường (4) Cơ hội

kinh tế và chính sách ứng phó (1) Vốn tự nhiên (3) Chất lượng cuộc sống về môi trường

ĐẦU VÀO ĐẦU RA

- Diện tích đất nông nghiệp, bình quân đất nông nghiệp/ hộ, chất lượng đất - Nguồn nước, chất lượng nước, biện pháp tiết kiệm nước - Sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật vô cơ - Cách thức bón phân và thuốc bảo vệ thực vật

- Hiệu quả kinh tế - Tỉ lệ hộ thu giữ C - Tỉ lệ hộ áp dụng IPM - Tỉ lệ hộ đạt VietGAP, Global GAP... - Tỉ lệ hộ được hỗ trợ từ chính quyền địa phương - Liên kết giữa hộ và hộ với doanh nghiệp - Hình thức tiêu thụ sản phẩm

Chú thích: Khung đánh giá TTX trong nông nghiệp gồm 4 nhóm tiêu chí có quan hệ với nhau theo quy trình đầu vào và đầu ra của sản xuất nông nghiệp. Nhóm tiêu chí (1) được coi là quá trình đầu vào, các hộ nông nghiệp tác động trực tiếp vào vốn tự nhiên để tạo ra sản phẩm. Nhóm tiêu chí (2) và (3) được xếp vào quá trình trung gian, là những nhóm tiêu chí đánh giá hướng TTX của nông nghiệp. Nhóm tiêu chí (4) là quá trình đầu ra, quyết định sự duy trì có hiệu quả TTX của sản xuất nông nghiệp.

trên thế giới, biến đổi CCKT, cải thiện mức thu nhập... là sự xung đột về tự nhiên, kinh tế và con người do bất bình đẳng trong thụ hưởng thành quả tăng trưởng giữa các nhóm nước, các nhóm thu nhập; thiệt hại do hoạt động kinh tế của con người làm môi trường tự nhiên suy thoái và xuống cấp. Sự tăng trưởng nền kinh tế truyền thống đã đến giới hạn.

TTKT là quan trọng, nhưng phải đảm bảo an sinh, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lí tài nguyên. Muốn làm được điều này cần phải thay đổi mô hình tăng trưởng theo cách tiếp cận mới: TỐI ƯU HÓA tăng trưởng để đảm bảo tính bền vững của cuộc sống loài người trong hệ thống TRÁI ĐẤT trong giới hạn tự nhiên và tác động của BĐKH. Mô hình tăng trưởng mới giải quyết được đồng thời nhiều vấn đề: 1) Thúc đẩy TTKT; 2) Ứng phó với BĐKH thông qua giảm phát thải KNK và thích ứng với các tác động của BĐKH; 3) Bảo vệ môi trường và sử dụng hiệu quả TNTN [17]. Đó chính là mô hình TTX và KTX.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của một số nước a. Hàn Quốc

Năm 2008, đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, an ninh năng lượng, BĐKH và suy giảm tốc độ TTKT..., Hàn Quốc đã coi TTX như một tầm nhìn phát triển mới của đất nước. Năm 2009, nước này đã xây dựng Chiến lược quốc gia về TTX và kế hoạch 5 năm cho TTX, cũng là quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành Luật cơ bản về TTX (có hiệu lực từ 14/4/2010) sử dụng đến 79% gói kích thích tăng trưởng cho TTX, hướng đến giảm 30% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đến năm 2020. Hàn Quốc cũng đóng góp quan trọng trong việc thành lập Viện TTX toàn cầu (GGGI) tháng 6/2010 và đã được phát triển thành một tổ chức quốc tế mới tại Hội nghị Rio +20 vào tháng 6/2012. GGGI có nhiệm vụ thúc đẩy TTX như một mô hình mới của TTKT, hướng đến xóa đói giảm nghèo, bền vững, giảm thiểu BĐKH, hạn chế suy giảm ĐDSH, đảm bảo an ninh năng lượng và quản lí bền vững tài nguyên nước (Cục Khí tượng thủy văn và BĐKH, 2018).

Chiến lược TTX của Hàn Quốc gồm 3 trụ cột (BĐKH và an ninh năng lượng, Tạo động lực tăng trưởng mới và Cải thiện chất lượng cuộc sống) và 10 định hướng trong đó gắn với phát triển nông nghiệp là giảm phát thải, giảm phụ thuộc năng lượng, hỗ trợ thích ứng với BĐKH, sử dụng công nghệ xanh và phát triển nông nghiệp xanh, xanh hóa lối sống và xây dựng TP xanh. Hàn Quốc đang thực hiện mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo (đến năm 2030, 11% năng lượng sử dụng là năng lượng tái tạo). Cùng với đó các kế hoạch hành động TTX trong lĩnh vực nông nghiệp: ưu tiên cho quản lí phân bón, thu giữ các-bon từ trồng trọt, giảm phát thải khí CH4, trồng và tái tạo rừng, nâng cao trữ lượng hấp thụ các-bon từ rừng, nâng cao nhận thức của cộng đồng về TTX...

b. Cộng hòa Liên bang Đức

Cộng hòa liên bang Đức là quốc gia phát triển hàng đầu của EU, thực hiện tốt các chiến lược TTX của EU, đó là: 1) Tăng trưởng thông minh, PTKT dựa vào tri thức và nghiên cứu đột phá cải tiến công nghệ; 2) Tăng trưởng bền vững, thúc đẩy nền kinh tế sử dụng hiệu quả tài nguyên, xanh hơn và có khả năng cạnh tranh cao hơn; 3) Tăng trưởng toàn diện, hướng tới nền kinh tế có tỉ lệ việc làm cao, gắn kết giữa PTKT, phát triển xã hội và phát triển vùng. Từ tháng 8/2007, Cộng hòa liên bang Đức đã đưa ra chương trình Meseberg, trong đó giảm 40% phát thải KNK; sản xuất 30% điện năng, 14% nhiệt năng từ nguồn năng lượng tái tạo; tăng sử dụng nhiên liệu sinh học (Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại học Kinh tế quốc dân và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), 2016).

c. Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những nước sớm đưa các mục tiêu TTX vào kế hoạch phát triển KT – XH của quốc gia (giai đoạn 2005 – 2009). Trong kế hoạch 5 năm gần đây nhất (2011 – 2015) ở lĩnh vực nông nghiệp, Trung Quốc đã đưa ra mục tiêu về: 1) quỹ đất nông nghiệp (bắt buộc) là 1.818 tỉ ha; 2) tăng hiệu quả hệ số sử dụng nước tưới tiêu (0,5%); 3) giảm mức tiêu thụ năng lượng trên một đơn vị GDP (16%); 4) giảm mức thải CO2 trên một đơn vị GDP (17,0%); 5) tăng diện tích rừng (21,7%). Cụ thể hơn, Trung Quốc còn ưu tiên giảm thuế năng lượng (15% năng lượng tiêu thụ từ năng lượng tái tạo), thực hiện quản lí phân bón, thu giữ C từ trồng trọt, giảm phát thải CH4, giảm đốt nương rẫy; trồng, tái tạo rừng để tăng nguồn hấp thụ C (Cục Khí tượng thủy văn và BĐKH, 2018).

d. Thái Lan, Inđônêxia và Malaixia

Thái Lan là quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á thực hiện phát triển kinh tế, trong đó có nông nghiệp theo hướng các-bon thấp mà không ảnh hưởng đến TTKT. Trong kế hoạch PTKT (1997 – 2001), Thái Lan lần đầu tiên đưa ra khung thể chế quốc gia phát triển nông nghiệp bền vững và nông nghiệp hữu cơ (chủ yếu là gạo và rau). Phần lớn số lượng gạo sạch đã được xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Inđônêxia tập trung vào bảo tồn vốn rừng hiện có, phục hồi rừng và trồng rừng mới để tăng thêm các nguồn hấp thụ C. Hai nước cũng có những mục tiêu chung thực hiện chiến lược TTX trong nông nghiệp là giảm việc đốt nương rẫy, thực hiện chương trình trồng và tái tạo rừng, chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về TTX, phát triển nguồn nhân lực cho TTX và có những biện pháp để thực hiện TTX trong nông nghiệp. Cả hai nước cùng đặt mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo thay thế cho năng lượng truyền thống. Thái Lan sẽ sử dụng 20% năng lượng tiêu thụ là năng lượng tái tạo vào năm 2022, còn Inđônêxia 17,0% năm 2025... (Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ

(USAID), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại học Kinh tế quốc dân và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), 2016), (Cục Khí tượng thủy văn và BĐKH, 2018).

Malaixia nhận thấy tầm quan trọng của nông nghiệp xanh, của canh tác sản phẩm hữu cơ, Chính phủ đã đưa ra chính sách nông nghiệp quốc gia (1998 – 2010) xác định canh tác sản phẩm hữu cơ, nông nghiệp sạch là một hệ thống canh tác chủ đạo để thúc đẩy phát triển TTX và phát triển nông nghiệp bền vững. Các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch được hỗ trợ về tài chính, được tiếp cận hệ thống tín dụng... (Trần Ngọc Ngoạn, 2008).

1.2.1.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

TTX và KTX còn là khái niệm mới, vấn đề mới ở Việt Nam so với vấn đề BĐKH và ứng phó với BĐKH. Từ việc xác định chiến lược, kế hoạch hành động và lĩnh vực trọng tâm thực hiện TTX ở các nước, có thể rút ra bài học kinh nghiệm để cho Việt Nam và cho tỉnh Vĩnh Long.

- Nước ta đang ở trong bối cảnh giống nhiều nước đang phát triển, đó là môi trường dễ bị tổn thương trước thảm họa và tác động của BĐKH ngày càng tăng, mất mát nhiều vốn tự nhiên (nhất là ĐDSH, dịch vụ hệ sinh thái...), phát thải KNK ngày càng nhiều, sự PTKT cần phải tái cấu trúc và cải cách thể chế. TTX là con đường phát triển chủ đạo, phải thực hiện càng sớm càng tốt.

- Để thực hiện TTX, chuyển sang nền KTX cần được sự đồng thuận, ủng hộ của chính quyền các cấp, từ Trung ương đến địa phương với quyết tâm cao.

- Phải đảm bảo sự phối hợp và thực hiện đồng bộ ở tất cả các lĩnh vực liên quan đến TTX, trong đó có nông nghiệp.

- Để tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng, cần xác định những nhóm ngành và ngành trọng điểm thực hiện TTX ngắn hạn, những nhóm ngành và ngành chiến lược dài hạn, xanh hóa trong phát triển các ngành kinh tế.

- Phải bảo vệ và phát triển các nguồn vốn tự nhiên, đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và nhiều ngành kinh tế khác.

- Đẩy mạnh sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo sạch; sản xuất nông nghiệp hữu cơ, dùng kĩ thuật tự nhiên để tăng độ phì cho đất, sản xuất ra thực phẩm sạch.

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng và toàn xã hội về TTX.

- Xây dựng chính sách và khung pháp lý, công cụ tài chính để thực hiện chiến lược TTX...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh vĩnh long theo hướng tăng trưởng xanh (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)