Sông Chiều dài
chảy qua tỉnh (km) Chiều rộng (m) Chiều sâu (m) Lưu lượng (m3/s) Sông Tiền 20 600 – 2.100 20 – 40 1.900 – 16.500 Sông Cổ Chiên 59 800 – 2.500 20 – 40 1.814 – 19.540 Sông Hậu 46 1.500 – 3.000 15 – 30 1.200 – 17.600 Sông Mang Thít 47 110 – 150 - 525 – 1.600
Nguồn: (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2017)
Hệ thống kênh trục, kênh ngang và các kênh cấp II tạo thành mạng lưới khá dày, thuận lợi trong việc dẫn nước, thoát lũ, tiêu úng, tiêu mưa và gạn triều đầu vụ Đông Xuân, mặt khác còn là các trục giao thông vận chuyển hàng hóa, nông sản quan trọng.
Về chất lượng nước, nước ngọt có hầu như quanh năm, là tiêu chí thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp theo hướng TTX. Tuy nhiên, với diễn biến khó lường của BĐKH, việc phòng, chống hạn, mặn ở các khu vực ven sông cần được lưu ý.
b. Nguồn nước ngầm
Vĩnh Long có nguồn nước ngầm xếp vào loại nghèo. Nước sử dụng cho sinh hoạt ở tầng sâu, đầu tư khai thác tốn kém. Vĩnh Long hiện có 20.576 giếng đang khai thác nước dưới đất với tổng lưu lượng là 33.091 m3/ngày. So với trữ lượng tiềm năng là 2.804.460 m3/ngày, lưu lượng khai thác chỉ chiếm 1,2%. Do tỉnh có nguồn nước mặt khá dồi dào nên chưa có áp lực trong việc khai thác sử dụng nước ngầm.
2.2.3.2. Chế độ thủy văn a.Thủy triều
Mặc dù ở khá xa biển nhưng do nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu nên toàn bộ hệ thống sông rạch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long vẫn chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông thông qua các sông lớn kể trên. Biên độ triều trên sông Tiền và sông Hậu khá cao (mùa lũ khoảng 70 - 90 cm và mùa khô 114 - 140 cm). Với đặc điểm trên, khả năng tưới tự chảy cho cây trồng ở Vĩnh Long khá lớn, khả năng tiêu rút nước tốt, tạo lợi thế cho sản xuất nông nghiệp, khả năng trao đổi nước mặt tốt, làm tăng quá trình tự làm sạch của dòng sông, làm giảm thiểu ô nhiễm nước mặt về dư lượng phân bón, thuốc
BVTV, chất thải từ hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,… (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2017). Tuy nhiên, do đặc tính của hệ kênh rạch là rộng và sâu ở cửa, hẹp và cạn dần khi vào nội đồng, nhất là khu vực trũng thấp ở vùng phía Bắc sông Mang Thít tạo sự bồi lắng trên sông rạch làm hạn chế khả năng tưới, tiêu và giao thông thủy, mức độ ô nhiễm nguồn nước tại khu vực giáp nước và sâu trong nội đồng cao hơn so với các sông rạch lớn.
b.Xâm nhập mặn
Là một tỉnh trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Vĩnh Long không bị ảnh hưởng nhiều bởi hiện tượng xâm nhập mặn như các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu. Tuy nhiên, những năm gầy đây, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, xâm nhập mặn liên tiếp xảy ra trong 3 mùa khô năm 2012 - 2013, năm 2013 - 2014 và mùa khô năm 2015 - 2016, đặc biệt là xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2015 - 2016 đã gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng đời sống sinh hoạt của người dân các khu vực ven sông Cổ Chiên, sông Hậu tại các huyện Vũng Liêm, Trà Ôn, Mang Thít. Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên mùa mưa đến trễ nhưng lại kết thúc sớm, tổng lượng mưa trên lưu vực thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 20 - 50%. Mùa lũ năm 2015 nhỏ dẫn đến dòng chảy chuyển tiếp đầu mùa khô từ thượng lưu về ĐBSCL xuống mức cực thấp so với trung bình nhiều năm trong giai đoạn 1980 - 2015. Dòng chảy thượng nguồn về không đủ lớn để đẩy mạnh về phía biển, nắng nóng kéo dài và gió chướng hoạt động mạnh nên nước mặn xâm nhập vào những vùng chưa khép kín thủy lợi, vùng có đê bao và cống, đập không ngăn được triều cường, gây nhiễm mặn nguồn nước cung cấp cho cây trồng và sinh hoạt, thiệt hại về diện tích gieo trồng lúa, rau màu, cây ăn quả và thu nhập.
c.Ngập lũ
Phần lớn đất đai tỉnh Vĩnh Long không bị ngập lũ, trừ vùng có địa hình thấp ở phía Bắc Quốc lộ 1 thuộc huyện Bình Tân, TX Bình Minh và huyện Tam Bình bị ảnh hưởng nhẹ, ngập nông của vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười.
Thực tế trong những năm gần đây, điều kiện địa hình, do được đầu tư xây dựng hệ thống công trình thủy lợi (nhất là hệ thống đê bao bờ vùng ngăn lũ, giữ nước ngọt kết hợp ngăn xâm nhập mặn), cũng như hệ thống giao thông được củng cố và nâng cấp, xây dựng mới khá nhiều nên tình trạng ngập lũ đã được kiểm soát. Tài nguyên nước và chế độ thủy văn ở Vĩnh Long là khá thuận lợi với nguồn nước mặt dồi dào, chất lượng nước khá tốt. Tuy nhiên, mức độ thuận lợi đã giảm dần so với giai đoạn trước đây do ảnh hưởng của BĐKH, nước biển dâng, một số hiện tượng như hạn hán, xâm nhập mặn đã xuất hiện trên địa bàn tỉnh, tác động từ việc xây dựng các công trình thượng nguồn sông Mekong, tuy mức độ ảnh hưởng không nghiêm trọng như các tỉnh ven biển, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. Với dự báo xâm nhập mặn,
ngập úng do triều cường ngày càng có xu hướng tăng và lấn sâu vào nội đồng thì ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp theo hướng TTX sẽ ngày càng nghiêm trọng nếu không có giải pháp cả về công trình và phi công trình để ứng phó.
2.2.4. Khí hậu
Vĩnh Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo nóng quanh năm với chế độ nhiệt tương đối cao và lượng bức xạ dồi dào.
Nhiệt độ trung bình năm khá cao, từ 27,30C đến 28,40C, nhiệt độ cao nhất 36,90C, nhiệt độ thấp nhất 17,70C, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm trung bình 7,30C (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2014). Tuy xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình không đáng kể nhưng nhiệt độ tối cao có xu thế tăng nhanh, từ 37,70C (giai đoạn 1991 – 2005) tăng lên 38,30C (giai đoạn 2006 – 2017), làm ảnh hưởng tới các cây trồng lâu năm, nhất là các huyện Bình Tân, Long Hồ, Mang Thít, Trà Ôn.
Số giờ nắng trung bình từ 2.500 – 2.900 giờ/năm, bức xạ quang hợp/năm đạt 795.600 kcal/m2 (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2011, 2016, 2018). Điều kiện dồi dào về nhiệt và nắng là tiền đề cho việc phát triển nông nghiệp thâm canh, tăng vụ.
Độ ẩm không khí bình quân 80 - 83%, tháng cao nhất (tháng 9) là 88% và tháng thấp nhất là 77% (tháng 3) (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2011, 2016, 2018).
Lượng mưa trung bình năm trong giai đoạn 2010 – 2017 đạt từ 1.300 mm đến 1.900 mm. Lượng mưa được phân bố theo 2 mùa rõ rệt: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) chiếm trên 90% lượng mưa cả năm; mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4) chỉ có 10% lượng mưa cả năm. Trong mùa mưa, cường độ lớn rơi vào tháng 9 và 10 với lượng mưa trung bình tháng từ 200 – 400 mm, hạn Bà Chằn xuất hiện ở thời điểm đầu và cuối mùa mưa (tháng 6 – 7 và tháng 11) với 4 – 6 đợt, dài 10 – 15 ngày.
Khí hậu ở Vĩnh Long khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Lượng mưa dồi dào, nền nhiệt độ cao góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Nhiệt độ cao đều quanh năm, bức xạ dồi dào trong điều kiện đủ nước tưới, phân bón và giống cây trồng tốt, cho phép đa dạng hóa sản xuất, thâm canh, tăng vụ; vấn đề là tính toán bố trí cơ cấu mùa vụ sao cho đạt hiệu quả quang hợp tối ưu nhất.
Do ảnh hưởng của BĐKH nên thời điểm bắt đầu và kết thúc mùa mưa không ổn định, các đợt hạn Bà Chằn thay đổi cả về thời điểm và thời lượng.
Sự phân bố mưa không đồng đều, cùng với lũ tạo nên những khu vực bị ngập úng ở phía Bắc Quốc lộ 1A và những nơi có địa hình thấp trũng, gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, Vĩnh Long không bị ảnh hưởng bởi các dạng khí hậu cực đoan nhưng những hiện tượng lốc xoáy, các trận lũ nhiều hơn,... có thể là do những tác động ban đầu của BĐKH cần phải được quan tâm. Mưa tập trung cường độ lớn vào tháng 7, 8, 9, 10 ảnh hưởng lớn đến toàn bộ vụ hè thu và lịch xuống giống vụ thu đông; làm
tăng tỉ lệ thất thoát sau thu hoạch, giảm chất lượng lúa hàng hóa; đồng thời tăng chi phí gia cố đê bao, chống ngập úng cục bộ sau mưa lớn.
Gió Chướng là một trong các nguyên nhân chính làm cho nước mặn thông qua các sông lớn, xâm nhập sâu vào nội đồng tại các xã ven sông và vùng tiếp giáp với tỉnh Trà Vinh. Ngoài ra, do biến động về thời điểm và thời lượng của hạn Bà Chằn cũng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp khi tính toán lịch thời vụ (vụ hè thu, thu đông) và giải pháp chống hạn cho cây trồng.
2.2.5. Sinh vật
Nằm trong vùng đất phù sa ngọt ở trung tâm ĐBSCL, Vĩnh Long là 2/13 tỉnh (cùng với TP Cần Thơ) không có diện tích đất lâm nghiệp. Giới sinh vật tự nhiên trên lãnh thổ của tỉnh hầu hết được thay thế bằng hệ sinh thái nông nghiệp và các loại cây trồng. Thông qua chọn lọc tự nhiên và du nhập một số giống nhập nội thích nghi với điều kiện sống, tỉnh Vĩnh Long đã có tập đoàn cây trồng phong phú, một số chủng loại thích nghi lâu đời có khả năng chống chịu tốt với ngoại cảnh, cho năng suất và chất lượng cao và đã trở thành cây đặc sản truyền thống của Vĩnh Long. Ngoài các giống dừa (dừa lửa, dừa xiêm,...), Vĩnh Long có tập đoàn cây ăn quả nổi tiếng, trước hết là bưởi Năm Roi, cam sành, nhãn có 17 giống (nổi tiếng là Cơm Xuồng, Tiêu Lá Bầu), sầu riêng có 15 giống (nổi tiếng là sầu riêng hạt lép, sầu riêng Moongthoong, Ri 6), xoài có 5 giống (nổi tiếng là xoài cát Hòa lộc, xoài Cát Chu). Ngoài ta, có cam giấy, quýt hồng, quýt đường, sapôchê, ổi, chuối, chôm chôm,... Nhiều vườn cây ăn quả trên các cù lao (An Bình, Quới Thiệu,...) tạo nên những cảnh quan du lịch hấp dẫn.
Hệ động vật chủ yếu là các vật nuôi và thủy sản nước ngọt (bò thịt, lợn ỉ, vịt đàn...).
2.3. Nhân tố kinh tế - xã hội
2.3.1. Dân cư và nguồn lao động 2.3.1.1. Dân cư 2.3.1.1. Dân cư
Vĩnh Long có dân số 1.050,2 nghìn người (năm 2017), đứng thứ 10/13 tỉnh ĐBSCL (chỉ trên Trà Vinh, Bạc Liêu và Hậu Giang). Mật độ dân số toàn tỉnh là 688 người/km2, cao gấp gần 1,6 lần mật độ toàn vùng ĐBSCL và gấp 2,4 lần mật độ trung bình cả nước.
Vĩnh Long là tỉnh có gia tăng dân số vào loại thấp trong vùng ĐBSCL và cả nước. Trong giai đoạn 2005 – 2010, tỉ suất gia tăng dân số trung bình năm là 0,5% (trung bình cả nước là 1,1% và ĐBSCL là 0,48%), giai đoạn 2011 – 2017 là 0,27%/năm (cả nước 1,06%/năm và vùng ĐBSCL 0,39%/năm) (Tổng cục Thống kê, 2006, 2011, 2018). Nguyên nhân là do tỉnh cũng như vùng ĐBSCL là địa bàn xuất cư, gia tăng cơ học luôn âm. Người dân khó tìm việc làm, thu nhập vừa thấp vừa không ổn định, họ buộc phải rời quê hướng đến vùng Đông Nam Bộ, nơi có nền kinh tế phát triển, cần nhiều LĐ.