1.1.2.1.Vị trí, vai trò của Kho bạc nhà nước Tiền Giang
KBNN Tiền Giang là tổ chức thuộc KBNN nước cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng, nhiệm vụ của KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
KBNN Tiền Giang chịu trách nhiệm tổng hợp, lập báo cáo quyết toán NSNN hàng năm theo quy định của pháp luật. Quyết toán NSNN là việc tổng hợp các khoản thu - chi của Nhà nước theo đúng chế độ để lập báo cáo đánh giá tình hình thực thu, thực chi NSNN theo nội dung, chỉ tiêu dự toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền quyết định trong một năm để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê chuẩn, công tác quyết toán NSNN có vai trò là khâu cuối cùng của chu trình quản lý NSNN, qua đó giúp đánh giá lại toàn bộ NSNN sau một năm thực hiện (từ khâu lập dự toán, phân bổ cũng như chấp hành và điều hành NSNN).
1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kho bạc Nhà nước Tiền Giang a) Chức năng
Kho bạc Nhà nước (KBNN) Tiền Giang là cơ quan trực thuộc KBNN Trung ương (TW), thực hiện chức năng tham mưu, giúp KBNN quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước NSNN, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật [2].
KBNN Tiền Giang thực hiện nhiệm vụ của KBNN trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở tỉnh và các Ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.
b) Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của KBNN cấp tỉnh.
2. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý của KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
3. Hướng dẫn, kiểm tra các KBNN ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là KBNN cấp huyện) thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy định.
4. Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính nhà nước theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại KBNN cấp tỉnh.
6. Tổ chức thực hiện công tác kế toán NSNN.
7. Thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán nhà nước theo quy định của pháp luật. 8. Thực hiện công tác thống kê về thu, chi NSNN và các quỹ tài chính do KBNN cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi NSNN qua KBNN cấp tỉnh. Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại KBNN cấp tỉnh.
9. Quản lý ngân quỹ nhà nước tại KBNN cấp tỉnh theo chế độ quy định. 10. Tổ chức thực hiện việc phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ tại KBNN cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
11. Thực hiện thanh tra chuyên ngành; kiểm tra hoạt động KBNN trên địa bàn; thực hiện công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý của KBNN.
12. Tổ chức quản lý và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN cấp tỉnh; quản trị cơ sở dữ liệu và các ứng dụng hợp nhất của BTC đặt tại KBNN cấp tỉnh.
13. Quản lý bộ máy, biên chế, công chức: thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, bổ nhiệm, quy hoạch, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng công chức và hợp đồng lao động thuộc quản lý của KBNN cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
14. Quản lý và thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài vụ, xây dựng cơ bản nội bộ theo quy định của KBNN, của Bộ Tài chính và của pháp luật.
15. Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hóa hoạt động KBNN; cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN cấp tỉnh.
16. Tổ chức và quản lý các điểm giao dịch thuộc KBNN cấp tỉnh. 17. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc KBNN giao.
1.1.2.3. Yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ công chức Kho bạc nhà nước Tiền Giang
Biên chế của đội ngũ KBNN cấp tỉnh, do Tổng Giám đốc KBNN quyết định trong tổng biên chế được giao.
Đối với cán bộ công chức theo quy định của pháp luật Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu:là ngườicó quốc tịch Việt Nam; đủ 18 tuổi trở lên; có lý lịch rõ ràng, phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ.
Về vị trí công tác chuyên môn nghiệp vụ:
- Có chứng chỉ Ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức) hoặc có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Đối với CBCC làm công tác chuyên môn nghiệp vụ kế toán cần có trình độ Đại học (cử nhân) hoặc sau đại học thuộc ngành: Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng; có chứng chỉ tin học Văn phòng hoặc trình độ A trở lên hoặc có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (ở vị trí công tác Kế toán viên và chuyên viên);
- Đối với CBCC làm công tác quản trị hệ thống mạng máy tính phải có trình độ Đại học (cử nhân) hoặc sau đại học thuộc ngành: Công nghệ thông tin, điện tử viễn thông; quản trị mạng máy tính, toán tin (ở vị trí quản trị hệ thống mạng);
Riêng đối với CBCC làm bảo vệ, lái xe ngoài đảm bảo các yêu cầu chung về công chức thì trình độ chỉ cần: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và có bằng lái xe chuyên nghiệp hạng D trở lên đang được phép sử dụng (đối với nhân viên lái xe).
1.1.2.4. Đặc điểm lao động ảnh hưởng đến quản lý nguồn nhân lực của Kho bạc nhà nước Tiền Giang
KBNN là cơ quan kiểm soát thu chi NSNN, bởi vậy tầm ảnh hưởng của nó bao hàm cả cấp độ vi mô lẫn vĩ mô trong mọi mặt đời sống kinh tế -xã hội. CBCC ở KBNN nói chung và KBNN Tiền Giang nói riêng là những người quyết định tới việc tổ chức huy động và sử dụng nguồn tiền ngân sách, đảm bảo việc ổn định thu chi NSNN và hoạt động của nền tài chính của quốc gia, địa phương.
CBCC là người đại diện cho Nhà nước thực hiện chức năng quản lý NSNN ở địa phương, kiểm tra việc thực hiện thu chi NSNN, phát hiện các dấu hiệu vi phạm trong việc sử dụng NSNN trên địa bàn, ngừng cung cấp ngân sách và trình cấp có thẩm quyền phương án xử lý, giải quyết phù hợp.
CBCC là những người tuân thủ đúng quy trình, chính xác và kịp thời cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh sử dụng ngân sách, phục vụ các đơn vị đến giao dịch để đảm bảo dòng vốn của Nhà nước được luân chuyển đúng, đủ và kịp thời.
CBCC KBNN là lực lượng trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác điều hành ngân sách nhà nước tại địa phương, đáp ứng nhu cầu NSNN của các đối tượng trên địa bàn tỉnh. Việc triển khai NSNN không phải chỉ do một cơ quan, một trụ sở mà là từ hệ thống KBNN từ Trung ương đến địa phương.