2.2 .Đặc điểmvề quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực tại KBNNTiền Giang
2.3. Thực trạng công tác quản lý nhân lực tại KBNNTiền Giang
2.3.6. Công tácđánh giá Cán bộ, công chức
a) Phân tích công tác đánh giá Cán bộ, công chức giai đoạn 2015-2017
Công tác đánh giá công chức là để xác định năng lực, trình độ, kết quả công tác, đạo đức, chính trị làm căn cứ xây dựng quy hoạch, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện các chính sách đối với công chức; giúp công chức tự nhận xét, đánh giá thấy được những điểm mạnh để tiếp tục phát huy, những hạn chế, thiếu sót cần sửa chữa, khắc phục rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả công tác.
Nhận thức đúng được tầm quan trọng của công tác đánh giá CBCC, KBNN Tiền Giang đã xây dựng tiêu chí đánh giá, quy trình đánh giá công chức chi tiết và thông báo công khai đối với công chức được đánh giá. Trước khi quyết định kết quả đánh giá công chức, lãnh đạo đơn vị phải căn cứ vào ý kiến đóng góp của CBCC, vào số phiếu tín nhiệm của tập thể và kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm với các tiêu chí sau:
1) Kết quả trong thực hiện nhiệm vụ:
- Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ. - Thái độ phục vụ nhân dân, …
2) Phẩm chất chính trị:
Nhận thức, tư tưởng chính trị; Việc học tập và làm theo tấm gương, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước trong công việc và cuộc sống.
3) Đạo đức, lối sống:
Ý thức tổ chức kỷ luật; việc chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan; thực hiện nghĩa vụ công chức theo Luật; những điều đảng viên không được làm; Ý thức thực hành tiết kiệm; Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân...
Sau khi tự đánh giá các mặt theo những tiêu chí trên, công chức tự phân loại theo 4 mức: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Hoàn thành tốt nhiệm vụ, Hoàn thành nhiệm vụ và Không hoàn thành nhiệm vụ.
Do các điều kiện, tiêu chuẩn được quy định thống nhất và cụ thể, nên từ năm 2007 đến nay, công tác đánh giá công chức hệ thống KBNN Tiền Giang được thực hiện khá nghiêm túc. Việc đánh giá công chức là lãnh đạo được xem xét một cách khách quan, dân chủ, cân nhắc trước khi kết luận. Vì vậy, kết quả đánh giá, xếp loại công chức nhìn chung phù hợp, chính xác, phản ánh đúng mức độ phấn đấu, kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức và là cơ sở để thực hiện công tác quản lý cán bộ. Công tác đánh giá công chức tại KBNN Tiền Giang được thực hiện vào tháng 12 hàng năm. Kết quả đánh giá công chức từ năm 2015-2017 như sau:
Bảng 2.8: Kết quả đánh giá công chức KBNN Tiền Giang từ năm 2015-2017 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 SL (Người) Tỷ lệ (%) SL (Người) Tỷ lệ (%) SL (Người) Tỷ lệ (%) ± % ± % Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 68 35,1 62 33,2 59 30,6 -6 -8,8 -3 -4,8 Hoàn thành tốt nhiệm vụ 118 60,8 121 64,7 130 67,4 +3 +2,5 +9 + 7,4 Hoàn thành nhiệm vụ 5 2,6 3 1,6 4 2,1 -2 -40,0 +1 + 33,3 Không hoàn thành nhiệm vụ 3 1,5 1 0,5 0 0 -2 - 66,7 -1 -100 Tổng số: 194 100 187 100 193 100 -7 -113 +6 -64,1
(Nguồn: Báo cáo tổng kết KBNN Tiền Giang các năm 2015, 2016, 2017)
Qua bảng thống kê công tác đánh giá công chức tại KBNN Tiền Giang từ năm 2015 đến năm 2017, cho thấy xu hướng công chức được đánh giá “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” ngày càng giảm, từ 68 công chức (35,1%) năm 2015 xuống còn 59 công chức (30,6%) năm 2017; Công chức “Hoàn thành nhiệm vụ” ở mức thấp so với “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” và “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”, thành tích này ít có biến động lớn từ năm 2015–2017 từ 05 Công chức giảm còn 04 công chức; kế đến là Công chức “Không hoàn thành nhiệm vụ” cũng giảm đi. Nhìn chung công chức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” của năm 2016/2015 giảm 06 người (giảm 8,8%) và năm 2017/2016 giảm 03 công chức (giảm 4,8%); Công chức “Không hoàn thành nhiệm vụ” năm 2016/2015 giảm dần từ 03 công chức xuống không còn công chức “Không hòan thành nhiệm vụ” (giảm 66,7%) và năm 2017/2016 giảm từ 01 công chức xuống còn 0 (giảm 100%). Riêng CBCC “Hoàn thành tốt nhiệm nhiệm” từ năm 2015-2017 thì luôn tăng. Cụ thể là năm 2016/2015
Năm
Mức độ hoàn thành nhiệm
vụ
tăng 03 công chức “Hoàn thành tốt nhiệm nhiệm” (tăng 2,5%) và năm 2017/2016 tăng 09 công chức (tăng 7,4%).
Những năm về sau, công chức được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ có xu hướng giảm dần do khối lượng công việc của ngành ngày càng tăng, độ phức tạp nhiều hơn nên khi thực hiện khó hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đòi hỏi đội ngũ công chức phải nâng cao năng lực, năng suất, chất lượng công tác mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
b) Kết quả khảo sát công tác đánh giá CBCC
Kết quả khảo sát ý kiến 50 người là CBCC KBNN Tiền Giang về “Công tác đánh giá CBCC”, bảng 2.9, cho thấy giá trị trung bình của từ biến có sự chênh lệch nhau khá cao, cụ thể như sau:
Thông qua kết quả khảo sát, 3 biến “Không hoàn thành nhiệm vụ”, có giá trị trung bình là 4,38 điểm; “Hoàn thành nhiệm vụ”, với giá trị trung bình 4,32 điểm; và biến “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”, với 4,22 điểm, nội dung cụ thể của từng biến này được người tham gia khảo sát cho điểm từ 1 điểm (hoàn toàn không quan trọng) cho đến 5 điểm (rất quan trọng). Qua điều tra khảo sát 50 đối tượng đang công tác tại KBNN, đều cho rằng, nếu lãnh đạo KBNN chễnh mảng, thiếu chính xác trong công tác đánh giá CBCC, thì sẽ ảnh hưởng đến mức độ hoàn thành công việc của CBCC. Cụ thể: biến “Không hoàn thành nhiệm vụ”, được người tham gia trả lời đánh giá cao nhất với 4,38 điểm, tức là trên mức độ “quan trọng”với nhận định trên. Người trả lời khảo sát cũng đánh giá tương tự như vậy với các biến “Hoàn thành nhiệm vụ” và “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”.
Biến có giá trị trung bình thấp nhất là “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”, với giá trị trung bình 1,90 điểm, được cho điểm từ 1 điểm (hoàn toàn không quan trọng) cho đến 5 điểm (rất quan trọng). Tức là, người trả lời gần như cho rằng, công tác đánh giá CBCC là rất quan trọng đối với người giữ cương vị lãnh đạo. Đồng với nghĩa rằng, CBCC không cho rằng, lãnh đạo càng chễnh mãng, không đi vào chiều sâu, hoặc mang nặng tính hình thức, chủ quan trong công tác đánh giá CBCC, thì nhiều CBCC sẽ có cơ hội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Vì vậy lãnh đạo cần quan
tâm và động viên CBCC cố gắng, phấn đấu hơn nữa để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.Giá trị trung bình chung của nội dung “Công tác đánh giá CBCC” là 3,70 tức là nằm cận mức “quan trọng” (Phụ lục 2.4b).
Từ kết quả khảo sát nêu trên, trong công tác đánh giá CBCC thời gian tới, lãnh đạo KBNN Tiền Giang cũng như cả hệ thống ngành KBNN cần tiếp tục hoàn thiện hơn công tác đánh giá công chức hàng năm để công tác đánh giá thật sự trở thành công cụ đắc lực cho công tác QLNLcủa KBNN Tiền Giang ngày càng hiệu quả hơn.
Bảng 2.9: Đánh giá của CBCC về
công tác đánh giá CBCC tại KBNN Tiền Giang Thống kê mô tả Công tác đánh giá CBCC Cỡ mẫu Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ 50 1 5 1,90 1,344
Hoàn thành tốt nhiệm vụ 50 1 5 4,22 1,217
Hoàn thành nhiệm vụ 50 1 5 4,32 1,151
Không hoàn thành nhiệm vụ 50 1 5 4,38 1,086
Giá trị trung bình chung 3,70
(Nguồn: Số liệu điều tra khảo sát năm 2018)