5. KẾT CẤU LUẬN VĂN
2.3. Thực trạng công tác quản lý nhân lực tại KBNNTiền Giang
2.3.1. Công tác hoạch định nguồn nhân lực
Để thực hiện được mục tiêu phát triển NNL và thực hiện Chiến lược phát triển KBNN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007, “Xây dựng Kho bạc Nhà nước hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước”[17], KBNN Tiền Giang đang phải tiếp tục đổi mới về cơ cấu tổ chức bộ máy; xác định rõ cơ cấu và vị trí việc làm của công chức trong từng tổ chức; quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm vật chất của CBCC trên từng vị trí công tác; hoàn thiện chính sách và quy trình quản lý CBCC theo hướng nâng cao tính chuyên nghiệp; thực hiện quản lý CBCC theo khối lượng và chất lượng công việc được giao. Đặc biệt Lãnh đạo KBNN rất coi trọng việc đổi
mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ CBCC KBNN theo hướng tập trung nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý và tác nghiệp của CBCC theo đúng chức trách và nhiệm vụ, chú trọng đào tạo bồi dưỡng và phát triển đội ngũ CBCC có khả năng nghiên cứu, hoạch định chính sách, có năng lực và trình độ chuyên môn cao…
Trong thời gian qua, công tác hoạch định NNL tại KBNN Tiền Giang đã và đang thực hiện được mục tiêu phát triển NNL sau:
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, lý luận chính trị như các lớp Trung cấp, cao cấp chính trị, Quản lý nhà nước (QLNN) ngạch chuyên viên (CV), Chuyên viên chính (CVC) do trung tâm bồi dưỡng chính trị tỉnh, Học viện hành chính Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về công tác kế toán, kiểm soát chi NSNN, quản lý ngân quỹ Nhà nước, thanh tra – kiểm tra chuyên ngành do Bộ Tài chính, KBNN tổ chức tại Trường bồi dưỡng nghiệp vụ KBNN.
- Đối với Cán bộ làm công tác Tin học học luôn được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về công tác quản trị mạng, về an toàn bảo mật dữ liệu, thông tin hệ thống quản lý dữ liệu ngành tài chính, KBNN và nhất là các lớp tập huấn về phòng chống các loại mã độc hại, các loại virus xâm nhập cơ sở dữ liệu làm mất an toàn bảo mật cơ sở dữ liệu,…
- CBCC mới được tuyển dụng vào làm việc theo chỉ tiêu hàng năm đều được cử đi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về QLNN, nghiệp vụ kế toán, kiểm soát chi NSNN mới bố trí chính thức vào đảm nhiệm công việc chuyên môn.
- Cử cán bộ làm công tác bảo vệ cơ quan học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ an toàn cơ quan, phòng chống cháy nổ, đề phòng, chống tội phạm xâm nhập trụ sở,….do Công an tỉnh tổ chức.
- Công tác quy hoạch, bổ nhiệm các bộ lãnh đạo luôn được quan tâm để tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý kế thừa đảm bảo cho bộ máy hoạt động tốt.
Tuy nhiên trong công tác công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ, nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, CBCC làm công tác chyên môn vẫn còn tồn tại những khó
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng KBNN Tiền Giang chưa chủ động, sắp xếp thời gian kế hoạch tổ chức mà còn tùy thuộc vào cơ quan cấp trên như Bộ Tài chính, KBNN có kế hoạch mới tổ chức, mới thực hiện.
- Thời gian tổ chức tập trung nhiều vào những tháng cuối năm, chưa phân phối đều trong năm gây áp lực lực cho CBCC tập trung cho công tác quyết toán cuối năm.
- Cán bộ công chức đủ điều kiện quy hoạch, bổ nhiệm nhưng còn yếu về kinh nghiệm quản lý, chuyên môn do quá trẻ. Trình trạng quy hoạch trước đào tạo sau vẫn còn hoặc đã đưa vào quy hoạch cho đi đào tạo nhưng không được bổ nhiệm gây lãng phí tiền, NSNN, …
2.3.2. Phân tích công việc
Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được quy định, KBNN Tiền Giang qua quá trình hoạt độngđã không ngừng củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao phẩm chất và trình độ cho cán bộ công chức để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, nhất là công tác đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ hàng năm đều được quan tâm, tổ chức bồi dưỡng thường xuyên; công tác điều động, bổ nhiệm, bố trí cán bộ, … thực hiện theo đúng quy định. Tuy nhiên việc đào tạo, bồi dưỡng chưa thật sự đáp ứng hết nhu cầu, mong đợi của CBCC do đối tượng còn hạn chế, hiện chủ yếu là cán bộ lãnh đạo, người trực tiếp làm công tác chuyên môn về nghiệp vụ kế toán, kiểm soát chi thì được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; một số CBCC không trực tiếp làm công tác chuyên môncũng đóng vai trò, nhiệm vụ quan trọng cho việc hoàn thành nhiệm vụ chung của tổ chức nhưng không được bồi dưỡng, đào tạo,… như cán bộ làm Văn phòng, văn thư lưu trữ tài liệu và hồ sơ quan trọng, Cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ, Quản trị theo dõi và quản lý tài sản ngành, kế toán tiền lương, …chưa được quan tâm, bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn.
Xuất phát từ nhu cầu cũng như hướng tới mục tiêu Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 phải hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững thì cần quan tâm đến các vấn đề sau:
- Đảm bảo đủ biên chế cho bộ máy hoạt động, nhất là cán bộ làm công tác chuyên môn được bổ sung, tuyển dụng kịp thời thay thế cho CBCC đến tuổi nghĩ
- Mở rộng cho nhiều đối tượng làm công tác nghiệp vụ, chuyên môn (kế toán, Văn thư, kiểm soát chi, Tin học, kế toán tiền lương - quản lý tài sản, …) được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để đảm bảo cho bộ máy hoạt động được hiệu quả, linh hoạt hơn.
- Có sự luân khuyên, thay đổi vị trí việc làm cho CBCC để đảm bảo một người biết được nhiều việc.
- Lựa chọn CBCC có năng lực, giỏi chuyên môn và đủ điều kiện theo quy định để đào tạo, bồi dưỡng phát triển giới thiệu quy hoạch bổ nhiệm làm cán bộ lãnh đạo.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC làm công tác tin học về quản trị mạng, xử lý và quản trị hệ thống cơ sở dữ liệu để tăng cường kiểm soát, quản lý hoạt động nghiệp vụ thu - chi NSNN đảm bảo an toàn và hiệu quả hơn.
2.3.3. Công tác tuyển dụng công chức
a) Công tác tuyển dụng công chức, viên chức giai đoạn 2015-2017
Căn cứ vào chỉ tiêu biên chế công chức làm việc của KBNN Tiền Giang, KBNN thực hiện công tác tuyển dụng công chức theo quy định của Bộ Tài chính (BTC), sau đó phân bổ biên chế về cho KBNN cấp tỉnh quản lý và chịu trách nhiệm về phân công công việc, trả lương và các chế độ khác theo quy định. Ngành nhu cầu tuyển dụng của KBNN hiện nay gồm có: Thi tuyển công chức làm chuyên môn nghiệp vụ; xét tuyển bảo vệ, lái xe; hợp đồng lao động làm các công việc hành chính Văn phòng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ như: nhân viên phục vụ, Bảo vệ, lái xe; tiếp nhận công chức từ các ngành khác (nếu đủ điều kiện quy định) chuyển đến để thay thế số công chức đến tuổi nghỉ hưu, chuyển công tác sang ngành khác và thôi việc.
Từ năm 2016 đến nay, KBNN cấp tỉnh được chủ động tuyển dụnglao động làm công việc hành chánh bằng hình thức ký hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ với chỉ tiêu biên chế được giao. Việc tuyển dụng lao động làm công tác chuyên môn, nguồn lao động tuyển dụng chủ yếu từ các trường Đại học chuyên ngành Kinh tế, Kế toán, Tài chính, Ngân
thi tuyển, các KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi danh sách các lao động hợp đồng dự tuyển chiếm khoảng 90%, còn lại là các thí sinh tự do.
Từ tháng 9/2015 đến nay, KBNN quy định tất cả các trường hợp tuyển dụng vào ngành KBNN không được ký hợp đồng lao động làm việc trước sau đó tổ chức tham gia thi tuyển sau để được trúng tuyển vào biên chế mà bắt buộc phải qua thi tuyển hoặc xét tuyển, mỗi năm tổ chức một lần.
Trong 03 năm, từ năm 2015-2017, KBNN Tiền Giang đã tuyển dụng 40 lao động, trong đó xét tuyển 05 nhân viên bảo vệ và thi tuyển 35 lao độnglàm công tác chuyên môn, số lượng lao động làm công tác nghiệp vụ chuyên môn được tuyển dụng vào làm việc thời gian qua có xu hướng tăng lên ở bậc đại học hoặc sau đại học để phù hợp với cơ cấu ngạch ngành đã xây dựng và phấn đấu thực hiện: “tỷ lệ ngạch CV và tương đương trở lên đạt từ 60-80% đối với KBNN cấp tỉnh; từ 50- 70% đối với KBNN cấp huyện, thị xã và thành phố trực thuộc; còn lại là ngạch cán sự và tương đương tùy theo từng địa bàn tỉnh, loại trừ đội ngũ kiểm ngân, bảo vệ, lái xe”. Số lao động tuyển dụng theo các ngạch giai đoạn 2015-2017, theo Bảng 2.2, như sau:
Bảng 2.2: Thống kê công chức tuyển dụng giai đoạn 2015-2017
Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 SL (Người) Tỷlệ (%) SL (Người) Tỷlệ (%) SL (Người) Tỷlệ (%) ± % ± % Tổng số: 11 100 12 100 17 100 +1 +50 +5 +25 Ngạch CVC và tương đương trở lên 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Ngạch CV và tương đương 8 72,7 12 100 15 88,2 +4 50 +3 25 Ngạch cán sự và tương đương 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Các ngạch còn lại (Bảo vệ) 3 27,3 0 0 2 11,8 -3 0 +2 0
(Nguồn: Báo cáo tổng kết KBNN Tiền Giang các năm 2015, 2016, 2017)
Bảng số liệu 2.2, cho thấy:
- Giai đoạn 2015-2017, lao động giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương trở lên không có sự thay đổi, nguyên nhân do chỉ tiêu toàn ngành KBNN đã
đủ chỉ tiêu quy định, chủ yếu tập trung hàng năm tăng ở KBNN Trung ương, còn các KBNN cấp tỉnh ít có biến động.
- Đối với ngạch CV và tương đương, giai đoạn 2015-2017, KBNN tập trung tuyển dụng biên chế lao động có trình độ từ đại học trở lên để làm công tác chuyên môn. Theo đó, năm 2015, số công chức giữ mã ngạch CV và tương đương là 8 người, đến 2016, tuyển dụng thêm 4 công chức vào làm việc với ngạch này tại KBNN Tiền Giang, với ngạch CV và tương đương, tăng chỉ tiêu 50% so với năm 2015; năm 2017, tuyển thêm 3 người, tăng 25% chỉ tiêu số công chức giữ mã ngạch CV và tương đương so với năm 2016.
- Đối với lao động ngạch cán sự và tương đương thì ngành không có nhu cầu tuyển dụng, chủ yếu tuyển lao động làm chuyên môn và bảo vệ cơ quan. Ngoài ra, do đặc thù của ngành nên hàng năm ngạch CV và tương đương đều có tuyển dụng lao động và có xu hướng tăng, cụ thể: năm 2016/2015 ngạch CV và tương đương tăng 50% (tăng 04 biên chế); năm 2017/2016 tăng 25% (tăng 03 biên chế).
Nhìn chung, số lượng trong biên chế lao động của KBNN Tiền Giang ít biến động,việc tuyển dụng lao động mới chỉ đủ bổ sung thay thế cho lao động đến tuổi nghỉ hưu và mất sức lao động.
b) Kết quả khảo sát về công tác tuyển dụng
Qua khảo sát bằng phiếu xin ý kiến của 50 đối tượnglà CBCC KBNN Tiền Giang về công tác tuyển dụng. Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích kết quả khảo sát, kết quả Bảng 2.3, cho thấygiá trị trung bình của từ biến có sự chênh lệch nhau, cụ thể như sau:
Biến có giá trị trung bình cao nhất trong bộ tiêu chí này là “Ngạch cán sự và tương đương”, với giá trị trung bình biến là 4,52 điểm, được người tham gia trả lời cho điểm từ 1 điểm (không hoàn toàn quan trọng) cho đến 4 điểm (quan trọng). Điều này cho thấy, hầu hết người tham gia trả lời khảo sát đề đồng ý rằng, trong công tác tuyển dụng vị trí việc làm tại KBNN Tiền Giang hiện nay, đơn vị không có nhu cầu tuyển dụng công chức ngạch này vào làm việc (tức là vị trí này không quan trọng trong công tác tuyển dụng CBCC vào làm việc tại KBNN Tiền Giang), điều này cũng phù hợp với quy định hiện hành về điều kiện tham gia thi tuyển công
Biến có giá trị trung bình thấp nhất là “Ngạch chuyên viên chínhvà tương đương trở lên”, với giá trị trung bình biến là 1,88 điểm, được đánh giá từ 1 điểm (hoàn toàn không quan trọng) cho đến 5 điểm (rất quan trọng). Tức là, những người tham gia trả lời khảo sát tại KBNN Tiền Giang đều nhất trí rằng, hiện nay nhu cầu tuyển dụng CBCC tại KBNN Tiền Giang có trình độ cao là điều cần thiết, và quan trọng, vì nó không chỉ làm nâng cao công tác QL NNL có chất lượng cao tại đơn vị, mà còn góp phần nâng cao hiệu quả công việc cho Ngành KBNN nói chung.
Hai biến “Ngạch chuyên viên và tương đương” có giá trị trung bình là 4,42 điểm (được người tham gia trả lời cho điểm từ 2 điểm (không quan trọng) đến 5 điểm (rất quan trọng), và “Các ngạch còn lại (Bảo vệ)”, với giá trị trung bình là 4,42 điểm được cho điểm từ 1 điểm (hoàn toàn không quan trọng) cho đến 5 điểm (rất quan trọng), xếp thứ 2, và 3, cho thấy, đơn vị luôn có nhu cầu tuyển dụng công chức vào làm việc về công tác chuyên môn với trình độ đại học, đồng thời KBNN Tiền Giang cũng cần tuyển dụng mới viên chức làm việc ở vị trí “Bảo vệ, lái xe” cho cơ quan. Đây là những vị trí việc làm mà KBNN Tiền Giang có nhu cầu tuyển dụng thường xuyên và cần thiết. Giá trị trung bình chung của nội dung “Công tác tuyển dụng” là 3,78 nằm cận kề ở mức “quan trọng” (Phụ lục 2.1b).
Bảng 2.3: Đánh giá của CBCC về công tác tuyển dụng tại KBNN Tiền Giang Thống kê mô tả Công tác tuyển dụng Cỡ mẫu Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Ngạch CVC và tương đương trở lên 50 1 4 1,88 0,982 Ngạch CV và tương đương 50 1 5 4,42 1,012 Ngạch cán sự và tương đương 50 2 5 4,52 0,931 Các ngạch còn lại (Bảo vệ) 50 1 5 4,28 1,031
Giá trị trung bình chung 3,78
(Nguồn: Số liệu điều tra khảo sát năm 2018)
2.3.4. Công tác bố trí sử dụng cán bộ công chức
Kết quả khảo sát ý kiến 50 người là CBCC KBNN Tiền Giang về nội dung “Công tác bố trí sử dụng cán bộ công chức”, bảng 2.4, cho thấy giá trị trung bình của từ biến có sự chênh lệch nhau khá cao, cụ thể như sau:
Trong nội dung “Công tác bố trí sử dụng cán bộ công chức”, đây là biến có giá trị trung bình cao nhất trong bộ tiêu chí này, với giá trị trung bình biến là 4,42 điểm, được người tham gia khảo sát cho điểm từ 1 điểm (hoàn toàn không quan trọng) cho đến 5 điểm (rất quan trọng). Tức là, CBCC KBNN Tiền Giang đều nhận định rằng, trong công tác quản lý cán bộ, công tác bố trí sử dụng CBCC được xem quan trọng nhất để xem xét trong việc sắp xếp, bố trí , sử dụng lao động trong đơn vị cơ quan Nhà nước, điều này cũng phù hợp với đường lối của Đảng, chủ trương của Nhà nước ta hiện nay.
Hai biến có giá trị trung bình thấp nhất là “Nhu cầu công việc”, với giá trị trung bình biến là 1,84 điểm, và “Chuyên môn nghiệp vụ”, với 2,48 điểm, đều được cho điểm từ 1 điểm (hoàn toàn không quan trọng) cho đến 5 điểm (rất quan trọng). Công việc tại KBNN là công việc đặc thù của ngành, khi ứng viên thi tuyển vào ngành, ứng viên đó phải có bằng cấp, chuyên môn phù hợp. Do đó, trong công tác quản lý CBCC, tất cả các CBCC đều phải giải quyết tốt tất cả các công việc, vị trí mà họ đảm nhận, tức là nhu cầu công việc, và chuyên môn nghiệp vụ hoàn toàn không quan trọng trong công tác quản lý, sử dụng và bố trí CBCC làm việc tại KBNN.
Hai biến “Phẩm chất, đạo đức, chính trị” có giá trị trung bình là 4,30 điểm, và “Năng lực, kinh nghiệm”, với giá trị trung bình là 4,42 điểm, đều được người trả lời