.Hoàn thiện công tác quy hoạch cán bộ công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại kho bạc nhà nước tiền giang (Trang 101 - 105)

Để có công chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện đưa vào quy hoạch theo quy định và bảo đảm tính kế thừa, liên tục cần xúc tiến, cử đi đào tạo, bồi dưỡng trước giới thiệu vào quy hoạch.Qua điều tra khảo sát 50 đối tượng về “Công tác quy hoạch

CBCC”, với giá trị trung bình chung là 4,21 điểm (mức “quan trọng”), cho thấy, đội ngũ công chức tại đơn vị luôn có nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ. Do đó để hoàn thiện công tác quy hoạch CBCC, cần tiến hành các bước cụ thể sau:

- Quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước trong công tác quy hoạch, bảo đảm sự thông suốt, nhất quán về tư tưởng, nhận thức, hành động. Quy hoạch phải căn cứ vào nhiệm vụ chính trị và sự phát triển của hệ thống, của đơn vị để dự báo nhu cầu công chức (số lượng, cơ cấu, năng lực, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ...) đáp ứng được nhiệm vụ trước mắt và những năm tiếp theo, đảm bảo sự chuyển tiếp giữa các thế hệ công chức, tính khả thi và hiệu quả trong quy hoạch.

- Làm tốt công tác điều tra, khảo sát thực trạng đội ngũ công chức để đánh giá, lựa chọn công chức một cách công khai, dân chủ, chính xác để đưa vào quy hoạch qua rà soát, đánh giá đúng, khách quan, công tâm, sâu sát từng công chức, nhận xét và đánh giá ưu, khuyết, năng lực, sở trường của công chức trên cơ sở lấy hiệu quả công việc quá trình công tác làm thước đo phẩm chất và năng lực để lựa chọn công chức xứng đáng giới thiệu vào quy hoạch.

- Phải xác định rõ nguồn công chức, chọn nguồn công chức giới thiệu quy hoạch phải đảm bảo tính kế thừa và lâu dài.

- Phải đổi mới công tác quy hoạch công chức lãnh đạo theo hướng “động” và “mở”. Quy hoạch 2-3 công chức cho một chức danh lãnh đạo và một công chức quy hoạch cho 2-3 chức danh; quy hoạch công chức không phải được rà soát hàng năm để xem xét điều chỉnh, bổ sung, thay thế. Công chức đưa vào quy hoạch sau một thời gian không phát triển cần đưa ra khỏi quy hoạch.

3.2.7. Đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ

Đẩy mạnh công tác luân chuyển CBCC vừa là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta hiện nay, vừa là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trong công tác cán bộ. Kết quả khảo sát ý kiến về nội dung “Công tác điều động, luân chuyển cán bộ công chức”,giá trị trung bình chung của nội dung này là 3,70 điểm (cận mức “quan trọng”).Do đó, công tác luân chuyển CBCC của hệ thống KBNN cần có sự đổi mới và quan tâm đến các vấn đề sau:

- Việc luân chuyển công chức phải thực hiện theo quy hoạch, đảm bảo mối quan hệ giữa ổn định và phát triển với yêu cầu bồi dưỡng, rèn luyện, xây dựng đội ngũ công chức có năng lực toàn diện, chuyên sâu; đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ, chống tư tưởng cục bộ, lợi dụng luân chuyên để thực hiện ý đồ cá nhân hoặc những biểu hiện không lành mạnh, gây khó khăn, làm giảm uy tín người được luân chuyển, đồng thời phải làm tốt công tác tư tưởng cho công chức để tự giác thực hiện quyết định luân chuyển.

- Rà soát tình hình đội ngũ làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, quy hoạch đội ngũ công chức, trên cơ sở quy hoạch đã xây dựng để thực hiện công tác luân chuyển.

- Trong luân chuvển công chức cần tuân thủ quy định của Nhà nước, của Bộ Tài chính nhưng không cứng nhắc, biết sáng tạo, vận dụng vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị;

- Xây dựng các chế độ, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho công tác luân chuyển công chức lãnh đạo như: Thực hiện chế độ phụ cấp thống nhất cho từng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho công chức được điều động luân chuyển từ nơi khác đến địa phương, đơn vị công tác; công chức luân chuyển được giữ nguyên lương và phụ cấp đang hưởng nếu giữ chức vụ mới có mức lương thấp hơn; được xếp lại lương nếu luân chuyển giữ chức vụ mới có mức lương cao hơn; có chính sách hỗ trợ cho công chức được điều động, luân chuyền từ tỉnh về huyện và ngược lại; có chế độ, chính sách hỗ trợ công chức luân chuyển trong thời gian đầu từ 6 tháng đến 01 năm...

- Thời gian luân chuyển nên trong khoảng 5 năm (trừ trường hợp đặc biệt), công chức khi kết thúc thời hạn luân chuyển phải được các cơ quan quản lý công chức nhận xét, đánh giá cân nhắc việc bố trí phân công nhiệm vụ mới cho phù hợp.

3.2.8. Hoàn thiện công tác bổ nhiệm cán bộ, công chức

Kết quả khảo sát 50 CBCC đang công tác tại KBNN Tiền Giang về “Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBCC”, cho thấy,yếu tố công tác Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBCC được CBCC ngành KBNN quan tâm, đánh giá với giá trị trung bình chung của nội dung là 4,03 điểm, mức “quan trọng”. Để việc bổ nhiệm công chức lãnh đạo đúng với quy định và có hiệu quả, KBNN Tiền Giang cần chú trọng thực hiện một số vấn đề sau:

- Công chức được bổ nhiệm giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý theo quy định của pháp luật phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, mặt khác phải hiểu rõ trình độ, năng lực của công chức so với điều kiện, tiêu chuẩn của vị trí bổ nhiệm.

- Tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch, đào tạo và sử dụng, chỉ bổ nhiệm những công chức trong diện quy hoạch, đã qua đào tạo, bồi dưỡng, được đánh giá đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của vị trí, chức danh đó và phù hợp với chuyên môn đã đào tạo. Ưu tiên công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; công chức trẻ có chuyên môn và năng lực tốt. Không đề bạt, bổ nhiệm công chức chưa qua đào tạo, không đề bạt, bổ nhiệm công chức ngoài diện quy hoạch, đề bạt không đúng chuyên môn được đào tạo.

- Khi bổ nhiệm công chức phải lấy phiếu tín nhiệm và đánh giá kết quả công tác theo đúng quy trình đánh giá công chức. Theo quy định hiện nay, mỗi chức danh lãnh có từ 2-3 công chức quy hoạch, vì vậy khi xem xét bổ nhiệm cán bộ nên có biện pháp để chọn người xứng đáng hơn, như: tổ chức thi giữa các công chức được quy hoạch; bỏ phiếu tín nhiệm nên có số dư…

- Công chức được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo không quá hai nhiệm kỳ ở một đơn vị mà phải điều động, luân chuyển đơn vị khác với chức vụ tương đương để thay đổi môi trường, tiếp tục phát huy năng lực, sở trường.

- Việc bổ nhiệm cán bộ theo đúng trình tự thủ tục quy định và được tập thể tính nhiệm, công chức được bổ nhiệm là người thật sự có năng lực, uy tính và giỏi nghiệp vụ chuyên môn, có kinh nghiệm và được đào tạo qua trường lớp chính quy.

3.2.9. Hoàn thiện chế độ chính sách lương cho CBCC

Kết quả khảo sát “Công tác thực hiện chế độ chính sách lương cho CBCC”, cho thấy CBCC KBNN cũng rất quan tâm đến công tác này, với giá trị trung bình chung của biến là 3,63 điểm (cận trên mức “phân vân”). Để hoàn thiện thực hiện chế độ chính sách lương cho CBCC, cần thực hiện các công việccụ thể như sau:

- KBNN Tiền Giang cần chú trọng, quan tâm đến điều kiện làm việc, cải thiện mức sống tốt nhất có thể cho công chức để họ ổn định về tư tưởng, tập trung làm tốt nhiệm vụ chuyên môn.

- Lãnh đạo cần quan tâm đến chế độ, chính sách lương, khen thưởng, phúc lợi của CBCC, cần có chế độ chính sách phù hợp để bảo đảm sự công bằng giữa

cống hiến với đãi ngộ, phản ánh đúng năng lực của mỗi người. Tiêu chuẩn đãi ngộ tương ứng với số lượng, chất lượng của từng loại công việc.

- Tính toán lại tiền lương làm thêm giờ theo hướng có lợi nhất cho người lao động khi bắt buộc phải làm thêm vào các ngày nghỉ, lễ, hoặc các buổi tối…

- Phân phối lại thu nhập tăng thêm, cố gắng hẹp khoảng cách giữa người có thu nhập thấp với người có thu nhập cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại kho bạc nhà nước tiền giang (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)