Công tác đào tạo bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại kho bạc nhà nước tiền giang (Trang 61 - 64)

2.2 .Đặc điểmvề quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực tại KBNNTiền Giang

2.3. Thực trạng công tác quản lý nhân lực tại KBNNTiền Giang

2.3.5. Công tác đào tạo bồi dưỡng

a) Phân tích công tác đào tạo bồi dưỡng giai đoạn 2015-2017

Từ bảng thống kê kết quả đào tạo, bồi dưỡng CBCC từ năm 2015-2017. Kho KBNN Tiền Giang cơ bản đáp ứng được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, từng bước xây dựng được đội ngũ công chức có trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, về quản lý hành chính, tin học, văn minh, văn hoá công sở, …

Tuy nhiên, hiện nay kế hoạch đào tạo của KBNN Trung ương chủ yếu tổ chức các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, còn các nội dung đào tạo khác như: cao cấp lý luận chính trị, quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, chuyên viên chính, Tin học, ...do KBNN Trung ương tổ chức chỉ đáp ứng rất ít nhu cầu về công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Bảng 2.5: Thống kê kết quả đào tạo, bồi dưỡng năm 2015-2017 Nội dung đào tạo, bồi

dưỡng Tổng số 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 ± % ± % Tổng số: 129 31 41 57 +8 32,3 16 39 Sau đại học 17 2 3 12 +1 50 +9 300 Đại học 36 6 6 6 0 0 0 0

Cử nhân, cao cấp lý luận

chính trị 6 0 2 4 +2 200 +2 50 Nghiệp vụ kế toán trưởng 10 2 3 5 +1 50 +2 66,7 QLNN ngạch CVC 7 2 3 2 +1 50 -1 -50 QLNN ngạch CV 27 7 8 12 +1 14,3 +4 50 Kỹ năng lãnh đạo 9 3 4 2 +1 33,3 +2 50 Tiền công vụ 31 9 10 12 +1 11,1 +2 20

Tin học nâng cao 6 2 2 2 0 0 0 0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết KBNN Tiền Giang các năm 2015, 2016, 2017)

Một trong những mục tiêu phát triển dài hạn của hệ thống KBNN đến năm 2020 là: “Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đủ về số lượng và mạnh về chất lượng”. Để từng bước đạt mục tiêu này, trong những năm qua, KBNN Tiền Giang đã không ngừng đổi mới và chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho CBCC về trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước (QLNN), quản lý kinh tế, tin học và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức.

Trong giai đoạn 2015-2017, KBNN Tiền Giang đã cử đi đào tạo, bồi dưỡng được 129 lượt công chức tham dự các lớp như: kiến thức quản lý, kỹ năng lãnh đạo; nghiệp vụ đấu thầu; nghiệp vụ kế toán và kế toán trưởng; QLNN chương trình CV và CVC; tin học, tổ chức cán bộ, văn thư lưu trữ... và tạo điều kiện hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo cho các công chức tự sắp sếp công việc, thời gian theo học tại các lớp đại học và sau đại học, cao cấp lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức về văn minh văn hóa công sở nơi làm việc... nhằm trang bị thêm cho CBCC những kiến thức, kỹ năng cần thiết để làm việc, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức đang quy hoạch có đầy đủ điều kiện về văn bằng, chứng chỉ đào tạo theo quy định để bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo hoặc vào vị trí công tác có chức danh cao hơn, quan trọng hơn.

b) Kết quả khảo sát về công tác đào tạo bồi dưỡng

Qua điều tra khảo sát 50 đối tượng về “Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC”, Bảng 2.6, cho thấy hầu như CBCC cho rằng đội ngũ công chức tại đơn vị luôn có nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, cụ thể:

Biến có giá trị trung bình thấp nhất là “Chuyên môn khác”, với giá trị trung bình biến là 2,74 điểm, được người trả lời đánh giá từ 1 điểm (hoàn toàn không quan trọng) cho đến 5 điểm (rất quan trọng). Như vậy, những trình độ chuyên môn mà CBCC bắt buộc phải đáp ứng khi công tác tại KBNN là những chuyên môn ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Ngành, họ còn phải học tập các lớp về lý luận về QLNN, Tin học, Ngoại ngữ nhằm phục vụ tốt công việc mà họ đảm nhận. Những chuyên môn không thuộc các lĩnh vực nên (những chuyên môn khác) trên là không quan trọng trong vị trí việc làm tại KBNN. Điều này cũng phù hợp với quy định hiện hành về điều kiện tham gia thi tuyển công chức của ngành.

Các biến có giá trị trung bình cao nhất trong nội dung này là “Chuyên môn nghiệp vụ”, với giá trị trung bình biến là 4,42 điểm; biến “Tin học” với 4,38 điểm; “Quản lý nhà nước”, có giá trị trung bình 4,14 điểm; và “Ngoại ngữ”, với giá trị 4,0 điểm, đạt ở mức “Đồng ý”, đều được người trả lời cho điểm từ 1 điểm (hoàn toàn không quan trọng) cho đến 5 điểm (rất quan trọng).Những năm vừa qua, cùng với

việc đào tạo đội ngũ công chức nghiệp vụ chuyên sâu, ngành KBNN đã xây dựng quy trình đào tạo cán bộ thường xuyên và đều khắp thông qua các hình thức đào tạo dài hạn cho các cán bộ chuyên sâu; đào tạo ngắn hạn cho cán bộ đi luân chuyển; đào tạo tiền công vụ cho cán bộ mới tuyển dụng. Bên cạnh đó, KBNN đã chủ động cử công chức có trình độ chuyên môn cơ bản đi đào tạo chuyên sâu về tổng kế toán và quản lý ngân quỹ tại các quốc gia có kinh nghiệm về lĩnh vực để tạo nguồn then chốt triển khai hiệu quả chức năng tổng kế toán nhà nước và quản lý ngân quỹ cũng khẩn trương triển khai công tác đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ CBCC làm nhiệm vụ thừa hành (kiểm ngân, thủ quỹ…) tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành. Giá trị trung bình chung của nội dung “Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC” là 3,92 nằm cận kề ở mức “quan trọng” (Phụ lục 2.3b).

Bảng 2.6: Đánh giá của CBCC về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC tại KBNN Tiền Giang

Thống kê mô tả

Công tác đào tạo, bồi

dưỡng CBCC Cỡ mẫu Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Chuyên môn nghiệp vụ 50 1 5 4,42 1,071

Quản lý nhà nước 50 1 5 4,14 1,143

Tin học 50 1 5 4,38 1,067

Ngoại ngữ 50 1 5 4,00 1,294

Lý luận chính trị 50 1 5 3,82 1,494

Chuyên môn khác 50 1 5 2,74 1,496

Giá trị trung bình chung 3,92

(Nguồn: Số liệu điều tra khảo sát năm 2018)

Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng luôn được CBCC KBNN quan tâm, vừa qua, thông qua khảo sát ý kiến164 CBCC KBNN Tiền Giang về chuyên môn quan trọng nhất nếu được đào tạo, bồi dưỡng, Bộ phận Tổ chức cán bộ KBNN Tiền Giang đã tổng hợp các ý kiến khảo sát của CBCC về nội dung này ở Bảng 2.7 như sau:

Bảng 2.7: Bảng Khảo sát về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng STT Nhu cầu đào tạo Ý kiến Tỷ lệ %

164 100%

1 Chuyên môn nghiệp vụ 38 23,17

2 Quản lý nhà nước 29 17,68

3 Tin học 36 21,95

4 Ngoại ngữ 27 16,46

5 Lý luận chính trị 25 15,24

6 Khác 9 5,48

(Nguồn: Kho Bạc Nhà nước Tiền Giang, năm 2018)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại kho bạc nhà nước tiền giang (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)