Cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế Kho bạc Nhà nước Tiền Ging

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại kho bạc nhà nước tiền giang (Trang 44)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế Kho bạc Nhà nước Tiền Ging

(Nguồn: Kho Bạc Nhà nước Tiền Giang, năm 2018)

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy KBNN Tiền Giang

Các phòng nghiệp vụ chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước dưới sự điều hành, quản lý trực tiếp của Ban Giám đốc KBNNTiền Giang, không có pháp nhân, con dấu riêng, không được mở tài khoản tại các ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật. Thực hiện chức năng và nhiệm vụ như sau:

- Phòng Kế toán Nhà nước:

+ Hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn chế độ kế toán Nhà nước, chế độ thanh toán trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Thực hiện chức năng tổng kế toán Nhà nước.

+ Quyết toán thu, chi ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ KBNN.

KHO BẠC NHÀ NƯỚC TIỀN GIANG

Phòng Kếtoán Nhà nước Phòng Thanh tra - Kiểm tra Phòng Kiểm soát chi Phòng Tin học Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Tài vụ Văn phòng KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN, THÀNH PHỐ, THỊ XÃ Bộ phận Kế toán nhà nước Bộ phận Kiểm soát chi

+ Tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện chế độ kế toán Nhà nước, chế độ thanh toán trong hệ thống KBNN.

+ Tổ chức thực hiện công tác tổng hợp thông tin, số liệu, báo cáo. Xác nhận số liệu thu, chi ngân sách qua hệ thống KBNN.

+ Thực hiện chức năng quản lý, điều hành hoạt động của hệ thống Tabmis và các hệ thống thanh toán theo nhiệm vụ được giao.

+ Tổng hợp, phân tích tình hình thực hiện công tác kế toán, thanh toán của KBNN.

- Phòng Kiểm soát chi:

+ Hướng dẫn và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về công tác kiểm soát chi NSNN và quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư, xây dựng, vốn chương trình mục tiêu quốc gia thuộc nguồn vốn ngân sách Trung ương và các nguồn vốn khác được giao quản lý.

+ Tham gia ý kiến với các đơn vị liên quan trong việc quản lý, sử dụng tài chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và kiểm soát chi NSNN.

+ Hướng dẫn, tổ chức thực hiệnvà kiểm tra các đơn vị KBNN trực thuộc trong việc thực hiện kiểm soát chi NSNN.

+ Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện kiểm soát chi NSNN. + Tổng hợp quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư, xây dựng, vốn chương trình mục tiêu quốc gia thuộc nguồn vốn ngân sách Trung ương và các nguồn vốn khác được giao quản lý.

- Phòng thanh tra - Kiểm tra:

+ Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đối với các đơn vị sử dụng NSNN trong việc chấp hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của KBNN. + Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ được giao đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Giám đốc KBNN Tiền Giang.

+ Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý đối với các sai phạm trong lĩnh vực quản lý Nhà nước của KBNN theo quy định của pháp luật.

+ Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; tổ chức công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hệ thống KBNN Tiền Giang.

- Phòng Tin học:

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm về phát triển công nghệ thông tin trong hệ thống KBNN Tiền Giang.

+ Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc KBNN Tiền Giang thực hiện các quy trình nghiệp vụ trên cơ sở ứng dụng công nghệ tin học hiện đại.

+ Hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện các ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến, quản trị hệ thống mạng, truyền thông hệ thống KBNN và hạ tầng truyền thông tại các đơn vị KBNN trực thuộc đặt tại các KBNN cấp huyện.

+ Quản lý và kiểm tra cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ yêu cầu quản lý, quản trị trung tâm dữ liệu KBNN Tiền Giang.

+ Theo dõi, tổ chức giám sát việc lắp đặt, bảo hành, bảo trì thiết bị tin học trong hệ thống KBNN Tiền Giang.

+ Tổ chức thu thập, lưu trữ, xử lý dữ liệu phục vụ báo cáo, thống kê KBNN Tiền Giang.

- Phòng Tổ chức cán bộ:

+ Xây dựng kế hoạch phát triển về tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức KBNN Tiền Giang.

+ Hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền các phòng nghiệp vụ; quản lý công chức; công tác tiền lương; công tác đào tạo bồi dưỡng và thi đua khen thưởng trong hệ thống KBNN Tiền Giang.

+ Quản lý tổ chức bộ máy của hệ thống KBNN Tiền Giang; tham mưu việc thành lập, sáp nhập và giải thể phòng chức năng theo chỉ đạo của KBNN.

+ Quản lý và phân bổ chỉ tiêu biên chế, lao động; lập kế hoạch tuyển dụng biên chế, tiếp nhận công chức, quản lý quỹ tiền lương, nâng bậc lương, quản lý ngạch công chức.

+ Đánh giá quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, kỷ luật, điều động, luân chuyển, nghĩ hưu, thôi việc và giải quyết chế độ chính sách đối với công chức, thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ cơ quan.

+ Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cử công chức KBNN Tiền Giang đi đào tạo, bồi dưỡng, học tập. Làm nhiệm vụ thường trực hội đồng thi đua khen thưởng.

- Phòng Tài vụ:

+ Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy định về quản lý, sử dụng tài chính, tiêu chuẩn, định mức chi tiêutheo chế độ quy định.

+ Xây dựng kế hoạch tài chính, dự toán ngân sách hàng năm của hệ thống KBNN Tiền Giang, thẩm tra và phân bổ, cấp dự toán hoạt động cho các đơn vị KBNN trực thuộc KBNN Tiền Giang.

+ Tổ chức hạch toán kế toán, thống kê, báo cáo quyết toán của hệ thống KBNN Tiền Giang theo chế độ quy định. Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính nội bộ tại cơ quan KBNN Tiền Giang và các đơn vị KBNN huyện trực thuộc..

+ Hướng dẫn, kiểm tra và theo dõi công tác quản lý tài chính, sử dụng kinh phí trong hoạt động, mua sắm sửa chữa và xây dựng cơ bản nội ngành.

- Văn phòng:

+ Tham mưu Ban Giám đốc ban hành quy chế làm việc, chương trình, kế hoạch công tác tháng, quý, năm của KBNN Tiền Giang; các văn bản hướng dẫn về công tác văn thư, lưu trữ; Tuyên truyền và triển khai công tác ISO trong hệ thống KBNN Tiền Giang.

+ Giúp Ban Giám đốc theo dõi, đôn đốc, điều phối các hoạt động của các đơn vị thuộc và trực thuộc KBNN Tiền Giang trong việc thực hiện các chương trình công tác, chấp hành quy chế làm việc của KBNN Tiền Giang và chế độ báo cáo theo quy định.

+ Là đầu mối phối hợp với các đơn vị để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị, chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu cho các cuộc họp, làm việc của lãnh đạo đơn vị với các đơn vị trong và ngoài hệ thống, các cuộc họp giao ban, hội nghị sơ kết, tổng kết, …đầu mối tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền trong hệ thống của đơn vị.

+ Trực tiếp thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, lễ tân; là đầu mối quản lý, vận hành cổng thông tin điện tử của đơn vị.

+ Lập dự toán hàng năm, xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, kế hoạch mua sắm, sửa chữa tài sản, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật,mua sắm, sửa chữa tài sản của đơn vị KBNN trực thuộc.

+ Tổ chức mua sắm và quản lý tài sản theo tiêu chuẩn, định mức trang bị; tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất về tài sản của hệ thống KBNN Tiền Giang; Tổ chức thực hiện mua sắm và sửa chữa lớn tài sản theo phân cấp.

+ Hướng dẫn và kiểm tra công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nội ngành, quản lý tài sản và công tác bảo vệ hệ thống KBNN Tiền Giang.

+ Thực hiện công tác quản trị của cơ quan KBNn Tiền Giang.

Tổng biên chế công chức KBNN Tiền Giang năm 2017 có 193 biên chế được sắp xếp như sau:

- Ban giám đốc: 03 người.

- Các phòng Nghiệp vụ KBNN Tiền Giang: 49 người, cụ thể: + Văn phòng, 14 công chức;

+ Phòng Kế toán Nhà nước, 07 công chức; + Phòng Kiểm soát chi NSNN, 13 công chức; + Phòng Tin học, 02 công chức;

+ Phòng Thanh tra- kiểm tra, 6 công chức; + Phòng Tổ chức cán bộ, 03 công chức; + Phòng Tài vụ, 04 công chức;

- KBNN các huyện, thành phố, thị xã trực thuộc KBNN Tiền Giang: 141 người, trong đó:

+ KBNN thành phốMỹ Tho, 15 công chức; + KBNN huyện Gò Công Đông, 12 công chức; + KBNN Thị xã Gò Công, 13 công chức; + KBNN huyện Gò Công Tây,13 công chức; + KBNN huyện Chợ Gạo, 13 công chức; + KBNN huyện Châu Thành, 13 công chức; + KBNN huyện Cai Lậy, 13 công chức;

+ KBNN huyện Cái Bè, 14 công chức; + KBNN huyện Tân Phước, 12 công chức; + KBNN huyện Tân Phú Đông, 12 công chức; + KBNN Thị xã Cai Lậy, 11 công chức.

2.2.Đặc điểmvề quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực tại KBNN Tiền Giang 2.2.1. Đặc điểm về giới tính

Tình hình quy mô và cơ cấu nguồn lực của KBNN Tiền Giang được tổng hợp qua số liệu ở Bảng 2.1

Bảng 2.1: Tình hình quy mô và cơ cấu nhân lực tại KBNN Tiền Giang năm 2015-2017 Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Số Người Tỷl ệ (%) Số Người Tỷ lệ (%) Số Người Tỷ lệ (%) SL (Người) Tỷ lệ (%) Số Người Tỷ lệ (%) Tổng số: 194 100 187 100 193 100 -7 -4,09 +6 62,78 Theo giới tính - Nam 57 29,4 58 31 63 32,6 +1 + 1,75 + 5 + 8,62 - Nữ 137 70,6 129 69 130 67,4 -8 - 5,84 + 1 + 0,78 Theo trình độ - ĐH, trên Đại học 101 52,3 101 54,2 108 56.2 0 0 + 7 + 6,93 - Cao đẳng, trung cấp 59 30.6 55 29,4 53 27,5 - 4 - 6,78 - 2 - 3,64

- Sơ cấp, chưa qua đào tạo 34 17,1 31 16,4 32 16,3 - 3 - 8,82 + 1 + 3,23

Theo ngạch

- Ngạch CVCvà tương đương trở lên 6 3,1 8 4.3 11 5,7 + 2 + 33,33 +3 + 37,50

- Ngạch CVvà tương đương 90 46,4 89 47.6 92 47,7 - 1 - 1,11 + 3 + 3,37 - Ngạch cán sự và tương đương 56 28,9 49 26,2 51 26,4 - 7 - 12,50 + 2 + 4,08 - Các ngạch còn lại 42 21.6 41 21,2 39 20,2 - 1 - 2,38 - 2 - 4,88 Theo tuổi - Dưới 30 tuổi 42 21,6 41 21,9 45 23,2 - 1 - 2,38 + 4 + 9,76 - Từ 30 – 40 tuổi 76 39,2 74 39,5 77 40 - 2 - 2,63 + 3 + 4,05 - Từ 41 – 50 tuổi 41 21,1 39 20,8 37 19 - 2 - 4,88 - 2 - 5,13 - Trên 50 tuổi 35 18 33 17,8 34 17,8 - 2 - 5,71 + 1 + 3,03

(Nguồn: Báo cáo tổng kết KBNN Tiền Giang các năm 2015, 2016, 2017)

Số liệu bảng 2.1 cho thấy, số lượng CBCC của KBNN Tiền Giang trong giai đoạn 2015-2017, tuy có chuyển biến, nhưng mức độ tăng giảm không đáng kể, cụ thể: năm 2015:Tổng biên chế CBCC 194 người. Trong đó nữ 137người (chiếm 70,6%) và nam 57 người (chiếm tỉ trọng 29,4%). Đến năm 2016, tổng biên chế CBCC 187 người, giảm 7 người (giảm 4,01%) so với năm 2015; và năm 2017 CBCClà 193 người(nữ 130 người, chiếm ti lệ 67,4%; và nam 63 người, chiếm tỉ lệ32,6%). Số lượng CBCC nữ chiếm tỷ trọng nhiều hơn nam, nguyên nhân đặc thù của ngành KBNN, với nhiệm vụ chính được giao quản lý quỹ NSNN, công việc chủ yếu là kế toán ngân sách và thu chi tiền mặt… nên lực lượng lao động nữ có tỷ trọng cao hơn lực lượng lao động nam tại KBNN là điều đương nhiên.

Những năm về sau, xu hướng nữ có giảm hơn trước do yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới và đang hội nhập thế giới, hệ thống KBNN nói chung, KBNN Tiền Giang được tăng cường thêm các nhiệm vụ thanh toán, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, xây dựng cơ bản nội bộ, mua sắm và quản lý tài sản nội bộ theo mô hình tập trung, công nghệ thông tin, thanh tra - kiểm tra chuyên ngành... nên nhu cầu tuyển dụng nam công chức có chiều hướng tăng dần để đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn và phù hợp hơn với yêu cầu công việc.

2.2.2. Đặc điểm về cơ cấu theo trình độ

Trong những năm qua, với mục tiêu phát triển NNL, hệ thống KBNN Tiền Giang đã đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng và khuyến khích, tạo điều kiện về thời gian và kinh phí cho công chức tự học tập nâng cao trình độ.

Qua số liệu trong Bảng 2.1 cho thấy, trình độ của đội ngũ công chức KBNN Tiền Giang ngày càng được nâng lên, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ngày càng đa dạng, phức tạp và chuyên sâu trong từng giai đoạn phát triển.Cụ thể: Năm 2015, CBCC có trình độ đại học, trên đại học là 101 người (tỉ lệ: 52,3%); năm 2016 là101 người (tỉ lệ: 54,2%); năm 2017 là 108 người (tỉ lệ: 56,2%). Trong khi đó, năm 2015, CBCC có trình độ cao đẳng, trung cấp là 59 người (tỉ lệ: 30,6%), năm 2016 là 55 người (tỉ lệ: 29,4%); năm 2017 là 53 người (tỉ lệ: 27,5%); Về trình độ sơ cấp, chưa qua đào tạo, năm 2015 là 34 người (tỉ lệ: 7,1%), năm 2016 là 34 người (tỉ lệ: 16,4%); năm 2017 là 32 người (tỉ lệ: 16,3%).

Nhìn chung trong 03 năm gần đây, số lượng CBCC ở 3 bậc trình độ trên ổn định, không thay đổi nhiều. Cụ thể, giai đoạn 2016/2015, trình độ đại học, trên đại học không thay đổi; riêng trình độ cao đẳng, trung cấpgiảm 04 người (tương đương 6,78%); trình độ sơ cấp, chưa qua đào tạo: giảm 03 người (tương đương giảm 8,82%). Đến giai đoạn 2017/2016,trình độ đại học, trên đại học tăng 07 người (tăng 6,93%); trình độ cao đẳng, trung cấp giảm 02 người (giảm 3,64%); trình độ sơ cấp, chưa qua đào tạo: tăng người (tương đương tăng 3,23%).

Tuy vậy, vẫn còn một số công chức chưa được đào tạo về lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, quản lý nhà nước, trong đó có khá nhiều công chức là lãnh đạo. Một số công chức tuy có đầy đủ bằng cấp, chứng chỉđào tạo nhưng do chất lượng đào tạo hoặc ít được bố trí, sử dụngđúng với ngành đào tạo, vị trí công tác nên không phát huy hết năng lực, sở trường như ngoại ngữ, quản lý nhà nước, kỹ năng hành chính,...

Trong thực tế, còn một số CBCC của Kho bạc Nhà nước Tiền Giang có học vị cao còn thấp, trình độ đại học và trên đại học chỉ chiếm tỷ lệ 56,2% trong khi mục tiêu ngành xây dựng và phấn đấu cơ cấu ngạch chuyên viên và tương đương đạt tỷ lệ 60%-80%, cho thấy tầm quan trọng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong thời gian tới.

2.2.3. Đặc điểm về cơ cấu theo ngạch công chức

Về cơ cấu theo ngạch công chức,theo số liệu Bảng 2.1, tính đến năm 2017 KBNN Tiền Giang có cơ cấu ngạch như sau:

Năm 2015, ngạch chuyên viên chính và tương đương trở lên có 06 người (tỉ lệ: 3,1%); năm 2016 có 08 người (tỉ lệ 4,3%), tăng 02 người (tăng 33,33%) so với năm 2015; năm 2017 11 người (tỉ lệ 5,7%), tăng 03 người (tăng 37,5%). Đối với ngạch chuyên viên và tương đương, năm 2015 có 90 người (tỉ lệ: 46,4%); năm 2016 có 89 người (tỉ lệ: 47,6%), giảm 01 người (giảm 1,11%); năm 2017 có 92 người (tỉ lệ: 47,7%), tăng 92 người (tỉ lệ: 47,7%) so với năm 2016. Về ngạch cán sự và tương đương, năm 2015 có 56 người (tỉ lệ: 28,9%); năm 2016 có 49 người (tỉ lệ: 26,2%), giảm 07 người (giảm 12,5%); năm 2017 có 51 người (tỉ lệ: 26,4%), tăng 02 người

lệ: 21,6%); năm 2016 có 41 người (tỉ lệ: 21,2%), giảm 01 người (giảm 2,38%) so với năm 2015; năm 2017 có 39 người (tỉ lệ: 20,2%), giảm 02 người (giảm 4,88%) so với năm 2016.

Điều này cho thấy, khi trình độ cán bộ công chức được nâng lên trong 03 năm gần đây (2015-2017) thì cơ cấu ngạch của CBCC cũng được nâng lên rõ rệt.

Những năm trước đây, đối tượng được dự thi ngạch chuyên viên chính được áp dụng cho Trưởng phòng KBNN cấp tỉnh, Giám đốc KBNN cấp huyện trở lên, số lượng công chức được dự thi cũng hạn chế và mỗi năm hệ thống KBNN chỉ được Bộ Tài chính tổ chức thi 1 lần.

Từ năm 2016 đến nay, đối tượng dự thi được mở rộng đến đối tượng Phó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại kho bạc nhà nước tiền giang (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)