Các nghiên cứu có liên quan đến phát triển nuôi ongmật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 42 - 44)

Phần 2 Cơ sơ ly luân va thưc tiên về phát triển nuôi ongmật

2.3 Các nghiên cứu có liên quan đến phát triển nuôi ongmật

MẬT

Trong thời gian vừa qua, đặc biệt trong những năm gần đây một số tổ chức, cá nhân đã có những đề tài nghiên cứu về ong mật trong đó tập trung nghiên cứu

các lĩnh vực chủ yếu là:

Dự án: “Ứng dụng tiến bộ Khoa học và công nghệ, để xây dựng và phát triển nghề ni ong theo hướng sản xuất hàng hóa tại tỉnh Thái Bình” do cơng ty TNHH Huy Hoàn - Chi nhánh Thái Bình thực hiện năm 2014.Mục tiêu xây dựng các mơ hình chuyển giao, ứng dụng cơng nghệ ni ong, khai thác, sơ chế và bảo

quản các sản phẩm ong mật sẽ thúc đẩy nghề nuôi ong trở thành một ngành sản xuất hàng hóa có khả năng cạnh tranh cao, mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế và xã hội. Hình thành và phát triển một nghề ổn định, có thu nhập cao cho người

dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân ở các vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Sản phẩm kết thúc dự án đạt: Mật ong là: 97,2 tấn, phấn hoa đạt 2,7 tấn, sáp ong đạt 2,7 tấn, mật tinh lọc đạt 900 tấn, đào tạo được 10 kỹ thuật viên cho công ty và tập huấn cho 100 lượt nông dân vùng dự án.

Dự án “Xây dựng mơ hình ứng dụng và chuyển giao Khoa học cơng nghệ, phát triển nghề nuôi ong mật theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” thực hiên năm 2013 do Công ty TNHH ong mật Tuấn Thảo chủ trì thực hiện. Dự án ong triển khai trên địa bàn đã được coi là một ngành sản xuất hàng

hóa, mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế, xã hội và môi trường cụ thể: đã đào tạo được 10 kỹ thuật viên, tập huấn cho 60 lượt nông dân nắp bắt được kỹ thuật về nuôi ong, kết thúc dự án thu hút được sự quan tâm của các cấp chính quyền và các ngành chức năng, sản phẩm kết thúc dự án là: Mật ong đạt 144 tấn, phấn hoa 2 tấn, sáp ong 2 tấn tăng 10-15% so với trước khi thực hiện dự án.

Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển nghề nuôi ong mật theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” do Cơng ty TNHH Ngun Bình thực hiện năm 2014, kết quả thực hiện xây dựng mơ hình ni ong ngoại tại 5 trại ni ong, trong đó số lượng đàn ong đạt 800 đàn (mỗi đàn có 8 cầu quân). Sản lượng mật đạt 57 tấn, sản lượng phấn hoa đạt 1,6 tấn, sáp ong đạt 1,9 tấn, tập huấn cho 60 lượt người dân, đào tạo cho 5 kỹ thuật viên tại Công ty. Thông qua chương trình này, nhiều địa phương đã đào tạo thêm được nhiều nguồn nhân lực, nâng cao trình độ kỹ thuật chăn ni cho người dân, là nhịp cầu để đưa các tiến bộ kỹ thuật vào thực tế sản xuất, qua đó củng cố nâng cao hiệu quả liên kết giữa 4 nhà, nhà nước, nhà nghiên cứu, nhà nông và doanh nghiệp.

Dự án “Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo cho ong chúa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng mật phục vụ xuất khẩu tại Bắc Giang” thực hiện năm 2016. Chủ nhiệm đề tài Phạm Hồng Thái. Mục tiêu Nghiên cứu sản xuất ong chúa bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, tạo đàn ong có năng suất mật cao hơn 15-20% so với đàn ong chúa thụ tinh tự nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)