Nội dung của phát triển nuôi ongmật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 27 - 29)

Phần 2 Cơ sơ ly luân va thưc tiên về phát triển nuôi ongmật

2.1 Cơ sở lý luận về phát triển nuôi ongmật

2.1.3 Nội dung của phát triển nuôi ongmật

2.1.3.1 Phát triển về qui mô, số lượng đàn ong mật

Phát triển nghề nuôi ong mật không thể khôngkể đến việc phát triển về số lượng người nuôi ong, quy mô của các hộ nuôi ong, số lượng đàn ong của các hộ nuôi, từ đó dẫn tới việc phát triển về sản lượng mật ong và các sản phẩm khác từ ong.

Để tìm hiểu và đề ra các giải pháp nhằm phát triển về qui mô sản xuất, số lượng đàn ong cần tập trung vào các nội dung sau:

- Tình hình nuôi, quy mô nuôi ong của tỉnh Hưng Yên qua các năm và quy mô sản xuất của các hộ thuộc diện điều tra phỏng vấn nhằm tìm hiểu xu hướng phát triển của nghề nuôi ong tại địa phương, nhằm tìm ra nguyên nhân của xu hướng phát triển nhằm đưa ra các giải pháp để phát triển nghề ong tại tỉnh Hưng Yên.

- Các yếu về kỹ thuật, giống, các loại bệnh về ong, vốn đầu tư, nguồn thức ăn…nhằm tìm hiểu, nắm bắt việc phát triển về số lượng đàn ong mật của hộ. Từ đó, đề ra các giải pháp nhằm khắc phục các khó khăn hiện hữu và phát triển thế mạnh của các hộ nuôi ong tại địa phương, nhằm phát triển cả về số lượng và chất lượng của các sản phẩm về ong.

- Liên kết giữa các hộ nông dân với nhau, và giữa các hộ nuôi ong với các thành phần khác trong chuỗi giá trị các sản phẩm của ong, các kênh tiêu

thụ sản phẩm từ ong, nhằm đánh giá, xem xét, năng cao giá trị thặng dư, phân phối sản phẩm tốt hơn, nâng cao chuỗi giá trị từ ong, từ đó thúc đẩy thị trường

tiêu thụ sản phẩm, dẫn tới phát triển quy mô về số lượng hộ nuôi ong và quy mô sản xuất của các hộ.

2.1.3.2 Phát triển về hình thức tổ chức nuôi ong mật

- Về số lượng hộ nuôi: Tăng số lượng đàn ong mật. Tập trung phát triển sản xuất tại các xã trọng điểm thành lập câu lạc bộ nuôi ong tại các xã trọng điểm có tiềm năng.

Hạn chế phương thức quy mô nuôi nhỏ lẻ, mạnh mún từng bước thực hiện khuyến khích các hộ nuôi ong chuyên nghiệp.

- Về hợp tác xã, trang trại: Tập trung thu mua mật ong tại các đại phương, hỗ trợ về vốn và kỹ thuật cho hộ nuôi ong, hình thành các hình thức CLB, HTX nuôi ong để tăng sản lượng cung ứng ra thị trường.

- Về doanh nghiệp: Triển khai phân phối sản phẩm (mật ong) tại các điểm du lịch; xây dựng thương hiệu; xuất khẩu các sản phẩm từ mật ong.

2.1.3.3 Sử dụng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm

Sản phẩm sản xuất ra phải được tiêu thụ nó là điều kiện quyết định sự tồn tại của người sản xuất. Khi thị trường tiêu thụ được mở rộng kéo theo quy mô sản xuất được mở rộng.

Công tác tiêu thụ ong mậtcần sự liên kết giữa người sản xuất, các thương lái, HTX hay các Doanh nghiệp và chính quyền địa phương, tiến hành nghiên cứu, đánh giá về hiệu quả liên kết trong mối liên hệ giữa các tác nhân để tìm ra hướng đi hợp lý cho đầu ra sản phẩm. Cùng với đó việc nghiên cứu, đánh giá tiềm năng các thị trường trong nước, xuất khẩu để từ đó đưa ra những phương án để đẩy mạnh và mở rộng thị trường tiêu thụ ong mật.

2.1.3.4 Kết quả và hiệu quả nuôi ong mật:

Hiệu quả nuôi ong mật: Người tiêu dùng ngày càng có xu thế đòi hỏi các sản phẩm có chất lượng cao, sạch. Do đó, phải tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt nhất, muốn làm được điều này thì công tác chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh, chế biến sau thu hoạch là thực sự quan trọng và cần thiết.

Kết quả nuôi ong mật góp phần phát triển nhề nuôi ong mật, tăng hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)