Diện tích và cơ cấu cây nguồn mật chủ yếu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 70 - 72)

trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Loại cây Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%) Tháng cho mật,phấn Khả năng Cho mật Cho phấn

Cây ăn quả: 9.083,37

Nhãn 4.264,85 46,95 T3-4 +++ +

Vải 596,3 6,56 T2-3 +++ +

Táo 342,9 3,77 T9-10 +++ +

Cam, chanh, bưởi 1.780,63 19,60 T1-3 + +

Xoài 18,37 0,20 T2-3 + +

Khác… 991,2 10,98 + +

Cây hàng năm: 84.995,26

Lúa 2 vụ 68117 80,14 T4,T9 - ++

Ngô 6.228,61 7,33 T4-12 - ++

Bầu bí, dưa chuột 4118,8 4,85 T2-10 + ++

Cây khác … 7.175,85 8,44 + +

Nguồn: Nguyễn Ngọc Vững (2016)

Ghi chú: +++ Trữ lượng nhiều + Trữ lượng ít

++ Trữ lượng trung bình - Khơng có

Qua bảng 4.9 cho thấy Hưng Yên có nguồn mật, phấn đa dạng và phong

phú. Hưng Yên từ xa xưa đã được ví là thủ phủ của nhãn, đặc biệt là giống nhãn

lồng nức tiếng cả nước vì độ thơm ngon mà khơng nơi nào sánh bằng. Nhãn đang được xem là cây chủ lực cho kinh tế cao của tỉnh Hưng Yên với diện tích chiếm

46,95 % (4.264,85 ha) so với diện tích cây ăn quả. Theo tìm hiểu tại các địa phương của Hưng n, đang có chính sách cho bà con nông dân chuyển đổi các vùng trồng lúa năng suất kém sang trồng nhãn chuyên canh. Cây nhãn là một

trong những loại cây cho năng suất mật rất là cao, chất lượng lại rất ngon. Tận dụng lộc thiên nhiên sẵn có tại địa phương, từ xa xưa người dân nơi đây đã biết dựa vào con ong để lấy mật nhãn dùng trong sinh hoạt, buôn bán. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Hưng Yênđã xuất hiện các vùng chuyên canh cây nhãn với diện tích hàng trăm hecta trên các huyện Khối Châu, TP. Hưng Yên, Phù Cừ, Kim Động, Tiên Lữ, Ân Thi. Đến vụ mật nhãn tháng 3, 4 hàng năm các nơi đây thu hút rất nhiều trại ong từ Bắc tới Nam đến đây khai thác mật. Ngoài nguồn mật nhãn, tại Hưng Yên cũng có các cây cho nguồn mật cao như là vải (6,56 %), táo (3,77%)

các nguồn mật này sẽ được khai thác vào các thời điểm làtháng 1,2 dành cho vải sớm ở Phù Cừ (đã có thương hiệu trên thị trường), tháng 9,10 thu mật táo.Trước kia trên địa bàn tỉnh Hưng Yênngười nuôi ong sẽ khai thác được 3 vụ mật chính, thứ nhất là vụ mật hoa vải, nhãn vào tháng 3, 4; Vụ mật thứ hai là mật cây đay (cây lấy sợi) vào tháng 5 - 8; Vụ mật thứ 3 là mật hoatáo được thu vào tháng 9, 10. Nhưng hiện nay, người nuôi ong ở Hưng Yên chỉ thu được hai vụ mật là mật hoa nhãn và hoa táo, do diện tích trồng đay ở đây khơng cịn. Diện tích táo cũng đang dần bị thu hẹp thay thế vào đó là các cây trồng cho năng suất kinh tế cao như là cam, chanh, bưởi (19,60%). Có nhiều nơi bây giờ chỉ thu được một vụ mật hoa nhãn cịn mật táo thì chỉ để cho ong phát triển. Ngoài ra các loại cây nguồn mật thì cây cho phấn khác cũng rất phong phú như Lúa (80,14%), Ngô (7,33%)

và các loại cây khác (cây có cả mật và phấn nhưng chỉ đủ cho ong phát triển) như Bưởi, Chanh, Xồi, Bầu bí, Các loại dưa ...

Tổng diện tích đất tựnhiên của tỉnh là 923,093 km2, trong đó diện tích đất nơng nghiệp chiếm 68,74%, diện tích đất nơng nghiệp lớn chủ yến là trồng các loại cây trồng phong phú, đây là nguồn cây tiềm năng đảm bảo để phát triển và tăng trưởng đàn ong.

Đặc điểm sinh thái của tỉnh có thể nói là có tiềm năng phát triển nghề ni ong theo hướng sản xuất hàng hóa, mang lại nhiều lợi ích cho xã hội cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

4.1.4.2. Kỹ thuật nuôi ong

- Cơng tác chọn giống

Giống ong có vai trị rất quan trọng trong sản xuất, chămsóc và đặc biệt là chất lượng mật ong. Ong giống quyết định tới chất lượng mật, cần có khả năng chống chịu thời tiết bất lơi, cho chất lượng mật cao, phù hợp với trang thiết bị nuôi và điều kiện tự nhiên của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)