Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 45 - 48)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Địa bàn nghiên cứu

3.1.4 Đặc điểm kinh tế xã hội

- Tình hình phân bổ và sử dụng đất: Đất đai là điều kiện quan trọng, tham gia vào mọi hoạt động của con người. Do đó việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này đòi hỏi phải hợp lý và hiệu quả. Mỗi một địa phương có những điều kiện thuận lợi khác nhau về địa hình, địa chất và phương hướng phát triển kinh tế xã hội, đối với tỉnh Hưng Yên thì đất đai được hình thành do phù sa Sơng Hồng bồi đắp. Thành phần cơ giới của đất, từ đất thịt nhẹ đến đất thịt pha nhiễm chua. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho Hưng Yênphát triển sản xuất nông nghiệp hàng hố theo hướng tồn diện. Bên cạnh đó, diện tích đất lâm nghiệp tương đối lớn là yếu tố quan trọng thúc đẩy các mơ hình kinh tế ngày càng phongphú thêm khởi sắc.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hưng Yêngiai đoạn 2010-2016

Đơn vị: Diện tích: Ha; cơ cấu: %; TĐTT: %/năm

TT Hạng mục 2010 2016 TĐTT

Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu 2010-2016

Tổng diện tích tự nhiên 92.603,00 100 93.022,44 100 0,1

I Đất nông nghiệp 58.663,00 63,35 60.696,22 65,25 0,7

1 Đất sản xuất nông nghiệp 53.563,35 57,84 54.131,94 58,19 0,2

1.1 Đất trồng cây hàng năm 47.623,35 51,43 41.444,43 44,55 -2,7

- Đất trồng lúa 41.927,00 45,28 37.390,71 40,2 -2,3

- Đất trồng cây hàng năm khác 5.696,35 13,59 4.053,72 4,36 -6,6

1.2 Đất trồng cây Lâu năm 5.940,00 6,41 12.687,51 13,64 16,4

2 Đất Nuôi trồng thủy sản 4.886,00 5,28 5.077,52 5,46 0,8

3 Đất Nông nghiệp khác 213,65 0,23 1.486,76 1,6 47,4

II Đấtphi nông nghiệp 33.483,00 36,16 32.080,08 34,49 -0,9

III Đất chưa sử dụng 457 0,49 246,14 0,26 -9,8

Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Hưng Yên năm 2016 là 93.022,44 ha, trong đó đất nơng nghiệp là 60.696,22 ha (chiếm 65,25% diện tích tự nhiên của tỉnh), tăng so với năm 2010 là 2.033,22 ha (tăng bình quân 406,64 ha/năm), đất phi nông nghiệp là 32.080,08 ha và đất chưa sử dụng 246,14 ha.

Đất sản xuất nông nghiệp: 54.131,94 ha, (chiếm 58,19% diện tích tự nhiên).

Bao gồm:

- Đất trồng cây hàng năm: 41.444,43 ha (chiếm 44,55% tổng diện tích tự nhiên), trong đó: Đất trồng lúa 37.390,71ha (trong đó đất chuyên trồng lúa nước 37.362,16 ha, chiếm 40,20% tổng diện tích tự nhiên), huyện Ân Thi có diện tích đất chun lúa lớn nhất 7.755,91 ha, TP. Hưng n có diện tích thấp nhất 1.173,38 ha; Đất trồng cây hàng năm khác 4.053,72 ha (chiếm 4,36% tổng diện tích tự nhiên). TP. Hưng Yên có diện tích cây hàng năm khác lớn nhất 1.325,44 ha, huyện Mỹ Hào có diện tích thấp nhất 14,84 ha.

- Đất trồng cây lâu năm diện tích 12.687,51 ha (chiếm 13,64% tổng diện tích tự nhiên), trong đó: Huyện Khối Châu có diện tích đất trồng cây lâu năm lớn nhất 4.775,62 ha, huyện Văn Lâm có diện tích thấp nhất 393,88 ha. Cây trồng

chính là nhãn và tập đoàn cây ăn quả như nhãn, vải, cam, qt...

- Đất ni trồng thủy sản diện tích 5.077,52 ha (chiếm 5,46% tổng diện tích tự nhiên), trong đó: Huyện Khối Châu có diện tích đất ni trồng thủy sản lớn nhất 1.029,33 ha, huyện Văn Lâm có diện tích thấp nhất 204,69 ha.

- Đất nơng nghiệp khác 1.486,44 ha (chiếm 1,6% tổng diện tích tự nhiên). Huyện Văn Giang có diện tích đất nơng nghiệp khác lớn nhất 921,89 ha, huyện Tiên Lữ có diện tích thấp nhất 29,73 ha.

Như vậy: Trong giai đoạn 2010-2016, diện tích đất sản xuất nơng nghiệp của tỉnh tăng 568,59 ha, trong đó tăng mạnh là nhóm đất cây lâu năm 6.747,51 ha, diện tích cây hàng năm giảm mạnh 6.178,92 ha (trong đó lúa giảm 4.536,29 ha, cây hàng năm khác giảm 1.642,63 ha). Diện tích đất trồng cây hàng năm giảm chủ yếu là do chuyển sang trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản và chuyển sang đất phi nông nghiệp.

Xu thế, diễn biến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong 5 năm

qua (2010 - 2016) là đúng xu hướng, đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo chủ trương gia tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)