Vốn đầu tư nuôi ong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 81 - 82)

Nhu cầu vốn để phục vụ cho nuôi ong ở các hộ là rất lớn, việc đầu tư vốn cho nghề nuôi ong có sự tách rời so với các ngành khác. Qua điều tra cho thấy hầu hết các hộ nuôiong đều mong muốn được vay vốn để tăng quy mô sản xuất nhưng số lượng vay vốn không nhiều, việc vay vốn còn gặp nhiều khó khăn trong thủ tục vay và thanh toán. Lãi suất vẫn ở mức cao so với thu nhập của hộ, phương thức thanh toán còn phức tạp. Do vậy, trong thời gian tới việc có chính sách trong hỗ trợ cho các hộ nuôi ong vay vốn là rất cần thiết, việc thành lập các tổ chức như CLB, HTX, tổ nuôi ong chuyên nghiệp có chính quyền tỉnhhỗ trợ và thừa nhận là một điều kiện thuận lợi để các hộ có thể vay vốn với lượng lớn nhằm tăng quy mô sản xuất.

Bảng 4.13. Tình hình vay vốn của các hộ nuôi ong

Quy mô nhỏ Quy mô trung bình Quy mô lớn Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%)

Hộ vay vốn 18 40,0 14 51,8 15 83,0

Hộ không vay vốn 27 60,0 13 48,2 3 17,0

Tổng 45 100,0 27 100,0 18 100,0

Theo điều tra, nhóm hộ quy mô nhỏ chỉ có tỉ lệ vay vốn để đầu tư nuôi ong là 40%. Những hộ nhóm quy mô nhỏ, chủ yếu nuôi với mục đích tăng thêm thu nhập, trong lúc nông nhàn, số lượng nuôi ít, tận dụng vật liệu sẵn có, vốn đầu tư ít nên thường không có nhu cầu vay vốn. Nhóm hộ quy mô lớn có tỉ lệ vay vốn lớn nhất trong 3 nhóm hộ, 83% hộ có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh. Nhóm hộ này nuôi ong với quy mô lớn, là nguồn thu nhập chính của hộ, thường xuyên di chuyển để tìm nguồn hoa mới, tăng số vụ thu hoạch mật trong năm lên mức tối đa. Chính vì thế, những chi phí dành cho việc chăm sóc, di chuyển, mua sắm công cụ dụng cụ nên nhu cầu vay vốn là rất lớn. Tổng hợp số liệu điều tra, nguồn vay vốn của nhóm hộ quy mô lớn phần lớn là nguồn vốn ngân hàng, nhóm hộ quy mô nhỏ vốn vay chủ yếu là từ bạn bè, người thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 81 - 82)