Các nghiên cứu có liên quan đến phát triển nuôi ongmật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 42)

MẬT

Trong thời gian vừa qua, đặc biệt trong những năm gần đây một số tổ chức, cá nhân đã có những đề tài nghiên cứu về ong mật trong đó tập trung nghiên cứu

các lĩnh vực chủ yếu là:

Dự án: “Ứng dụng tiến bộ Khoa học và công nghệ, để xây dựng và phát triển nghề nuôi ong theo hướng sản xuất hàng hóa tại tỉnh Thái Bình” do công ty TNHH Huy Hoàn - Chi nhánh Thái Bình thực hiện năm 2014.Mục tiêu xây dựng các mô hình chuyển giao, ứng dụng công nghệ nuôi ong, khai thác, sơ chế và bảo

quản các sản phẩm ong mật sẽ thúc đẩy nghề nuôi ong trở thành một ngành sản xuất hàng hóa có khả năng cạnh tranh cao, mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế và xã hội. Hình thành và phát triển một nghề ổn định, có thu nhập cao cho người

dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân ở các vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Sản phẩm kết thúc dự án đạt: Mật ong là: 97,2 tấn, phấn hoa đạt 2,7 tấn, sáp ong đạt 2,7 tấn, mật tinh lọc đạt 900 tấn, đào tạo được 10 kỹ thuật viên cho công ty và tập huấn cho 100 lượt nông dân vùng dự án.

Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao Khoa học công nghệ, phát triển nghề nuôi ong mật theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” thực hiên năm 2013 do Công ty TNHH ong mật Tuấn Thảo chủ trì thực hiện. Dự án ong triển khai trên địa bàn đã được coi là một ngành sản xuất hàng

hóa, mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế, xã hội và môi trường cụ thể: đã đào tạo được 10 kỹ thuật viên, tập huấn cho 60 lượt nông dân nắp bắt được kỹ thuật về nuôi ong, kết thúc dự án thu hút được sự quan tâm của các cấp chính quyền và các ngành chức năng, sản phẩm kết thúc dự án là: Mật ong đạt 144 tấn, phấn hoa 2 tấn, sáp ong 2 tấn tăng 10-15% so với trước khi thực hiện dự án.

Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển nghề nuôi ong mật theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” do Công ty TNHH Nguyên Bình thực hiện năm 2014, kết quả thực hiện xây dựng mô hình nuôi ong ngoại tại 5 trại nuôi ong, trong đó số lượng đàn ong đạt 800 đàn (mỗi đàn có 8 cầu quân). Sản lượng mật đạt 57 tấn, sản lượng phấn hoa đạt 1,6 tấn, sáp ong đạt 1,9 tấn, tập huấn cho 60 lượt người dân, đào tạo cho 5 kỹ thuật viên tại Công ty. Thông qua chương trình này, nhiều địa phương đã đào tạo thêm được nhiều nguồn nhân lực, nâng cao trình độ kỹ thuật chăn nuôi cho người dân, là nhịp cầu để đưa các tiến bộ kỹ thuật vào thực tế sản xuất, qua đó củng cố nâng cao hiệu quả liên kết giữa 4 nhà, nhà nước, nhà nghiên cứu, nhà nông và doanh nghiệp.

Dự án “Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo cho ong chúa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng mật phục vụ xuất khẩu tại Bắc Giang” thực hiện năm 2016. Chủ nhiệm đề tài Phạm Hồng Thái. Mục tiêu Nghiên cứu sản xuất ong chúa bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, tạo đàn ong có năng suất mật cao hơn 15-20% so với đàn ong chúa thụ tinh tự nhiên.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Vị trí địa lý

Hưng Yên là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ và trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh). Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh; phía tây bắc giáp Thủ đô Hà Nội; phía Đông và Đông bắc giáp tỉnh Hải Dương; phía Tây giáp Hà Nội và HàNam có sông Hồng làm giới hạn; phía Nam giáp tỉnh Thái Bình có sông Luộc làm giới hạn. Hưng Yênnằm trong phạm vi toạ độ :

- Vĩ độ Bắc: Từ 20036' - 21000'.

- Kinh độ Đông: Từ 105053' - 106015'.

Toàn tỉnh có thành phố Hưng Yênvà 9 huyện: Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Văn Giang, Khoái Châu, Ân Thi, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ. Tổng số xã, phường, thị trấn toàn tỉnh là 161 với tổng diện tích tự nhiên 923,45 km2, và dân số là 1,156 triệu người; mật độ dân số trung bình là 1.252 người/km2 (theo Niên giám Thống kê năm 2007).

Trên địa bàn tỉnh có hệ thống các tuyến đường giao thông đường bộ quan trọng như: Quốc lộ 5A, 39A, 38, 38B, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; tỉnh lộ

200, 207, 208, 199... và đường sắt Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng, nối Hưng

Yên với các tỉnh phía bắc, đặc biệt là với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh; Có hệ thống sông Hồng, sông Luộc tạo thành mạng lưới giao thông khá thuận lợi cho giao lưu hàng hoá và đi lại.

3.1.2. Thờitiết, khí hậu, thủyvăn

Địa hình tỉnh Hưng Yên tương đối bằng phẳng, không có núi, đồi. Hướng dốc của địa hình từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ dốc 14 cm/km, độ cao đất đai không đồng đều với các dải, khu, vùng đất cao thấp xen kẽ nhau. Địa hình cao chủ yếu ở phía Tây Bắc gồm các huyện: Văn Giang, Khoái Châu, Văn Lâm; địa hình thấp tập trung ở các huyện: Phù Cừ, Tiên Lữ, Ân Thi.

Hưng Yên thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23.20C, nhiệt độ trung bình mùa hè là 250C, mùa đông dưới

tập trung vào tháng 5 đến tháng 10 (chiếm 80 - 85% lượng mưa cả năm). Số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.400 giờ (116,7 giờ/tháng) trong đó từ tháng 5 đến tháng 10 trung bình 187 giờ nắng/tháng, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

trung bình 86 giờ nắng/tháng.

Khí hậu Hưng Yên có hai mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc (từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau), gió mùa Đông Nam (tháng 3 đến tháng 5).

Hưng Yên mang đặc trưng của một tỉnh đồng bằng, không có đồi, núi, địa hình tương đối bằng phẳng. Đất nông nghiệp 61.037 ha, trong đó đất trồng cây hàng năm 55.645 ha (chiếm 91%), còn lại là đất trồng cây lâu năm, đặc biệt là trồng nhãn (>4.000 ha) tập trung lớn là Khoái Châu và thành phố Hưng Yên, Tiên

Lữ, Kim Động, Phù Cừ là những nơi cung cấp nguồn hoa nhãn cho ong lấy mật.

3.1.3. Dân số, lao động

Dân số 1,2 triệu người, với 55 vạn người trong độ tuổi lao động, đa số đều là lực lượng lao động trẻ, khoẻ, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo gần 40%.Đây sẽ là lực lượng nòng cốt để xây dựng và phát triển tỉnh Hưng Yên.

Tỷ lệ dân số làm nông nghiệp rất cao, ước tính 50 - 55%. Tuy nhiên, gần đây tỷ lệ này thay đổi một cách nhanh chóng do tốc độ phát triển của công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng nhanh hơn. Tỷ lệ dân số làm nông nghiệp năm 2008 ước tính còn 40 - 45%, công nghiệp 45%, dịch vụ 13%. 32% dân số sống ở đô thị và 68% dân số sống ở nông thôn.

Cụ thể dân số đông nhất là huyện Khoái Châu: 186.102 người, Thị xã Hưng Yên có dân số ít nhất: 77.398 người và mật độ dân số lớn nhất: 1.654 người/km2, Mật độ dân số thấp nhất là huyện Phù Cừ: 938 người/km2.

3.1.4. Đặc điểm kinh tế xã hội

- Tình hình phân bổ và sử dụng đất: Đất đai là điều kiện quan trọng, tham gia vào mọi hoạt động của con người. Do đó việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này đòi hỏi phải hợp lý và hiệu quả. Mỗi một địa phương có những điều kiện thuận lợi khác nhau về địa hình, địa chất và phương hướng phát triển kinh tế xã hội, đối với tỉnh Hưng Yên thì đất đai được hình thành do phù sa Sông Hồng bồi đắp. Thành phần cơ giới của đất, từ đất thịt nhẹ đến đất thịt pha nhiễm chua. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho Hưng Yênphát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo hướng toàn diện. Bên cạnh đó, diện tích đất lâm nghiệp tương đối lớn là yếu tố quan trọng thúc đẩy các mô hình kinh tế ngày càng phongphú thêm khởi sắc.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hưng Yêngiai đoạn 2010-2016

Đơn vị: Diện tích: Ha; cơ cấu: %; TĐTT: %/năm

TT Hạng mục 2010 2016 TĐTT

Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu 2010-2016

Tổng diện tích tự nhiên 92.603,00 100 93.022,44 100 0,1

I Đất nông nghiệp 58.663,00 63,35 60.696,22 65,25 0,7

1 Đất sản xuất nông nghiệp 53.563,35 57,84 54.131,94 58,19 0,2

1.1 Đất trồng cây hàng năm 47.623,35 51,43 41.444,43 44,55 -2,7

- Đất trồng lúa 41.927,00 45,28 37.390,71 40,2 -2,3

- Đất trồng cây hàng năm khác 5.696,35 13,59 4.053,72 4,36 -6,6

1.2 Đất trồng cây Lâu năm 5.940,00 6,41 12.687,51 13,64 16,4

2 Đất Nuôi trồng thủy sản 4.886,00 5,28 5.077,52 5,46 0,8

3 Đất Nông nghiệp khác 213,65 0,23 1.486,76 1,6 47,4

II Đấtphi nông nghiệp 33.483,00 36,16 32.080,08 34,49 -0,9

III Đất chưa sử dụng 457 0,49 246,14 0,26 -9,8

Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Hưng Yên năm 2016 là 93.022,44 ha, trong đó đất nông nghiệp là 60.696,22 ha (chiếm 65,25% diện tích tự nhiên của tỉnh), tăng so với năm 2010 là 2.033,22 ha (tăng bình quân 406,64 ha/năm), đất phi nông nghiệp là 32.080,08 ha và đất chưa sử dụng 246,14 ha.

Đất sản xuất nông nghiệp: 54.131,94 ha, (chiếm 58,19% diện tích tự nhiên).

Bao gồm:

- Đất trồng cây hàng năm: 41.444,43 ha (chiếm 44,55% tổng diện tích tự nhiên), trong đó: Đất trồng lúa 37.390,71ha (trong đó đất chuyên trồng lúa nước 37.362,16 ha, chiếm 40,20% tổng diện tích tự nhiên), huyện Ân Thi có diện tích đất chuyên lúa lớn nhất 7.755,91 ha, TP. Hưng Yên có diện tích thấp nhất 1.173,38 ha; Đất trồng cây hàng năm khác 4.053,72 ha (chiếm 4,36% tổng diện tích tự nhiên). TP. Hưng Yên có diện tích cây hàng năm khác lớn nhất 1.325,44 ha, huyện Mỹ Hào có diện tích thấp nhất 14,84 ha.

- Đất trồng cây lâu năm diện tích 12.687,51 ha (chiếm 13,64% tổng diện tích tự nhiên), trong đó: Huyện Khoái Châu có diện tích đất trồng cây lâu năm lớn nhất 4.775,62 ha, huyện Văn Lâm có diện tích thấp nhất 393,88 ha. Cây trồng

chính là nhãn và tập đoàn cây ăn quả như nhãn, vải, cam, quýt...

- Đất nuôi trồng thủy sản diện tích 5.077,52 ha (chiếm 5,46% tổng diện tích tự nhiên), trong đó: Huyện Khoái Châu có diện tích đất nuôi trồng thủy sản lớn nhất 1.029,33 ha, huyện Văn Lâm có diện tích thấp nhất 204,69 ha.

- Đất nông nghiệp khác 1.486,44 ha (chiếm 1,6% tổng diện tích tự nhiên). Huyện Văn Giang có diện tích đất nông nghiệp khác lớn nhất 921,89 ha, huyện Tiên Lữ có diện tích thấp nhất 29,73 ha.

Như vậy: Trong giai đoạn 2010-2016, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh tăng 568,59 ha, trong đó tăng mạnh là nhóm đất cây lâu năm 6.747,51 ha, diện tích cây hàng năm giảm mạnh 6.178,92 ha (trong đó lúa giảm 4.536,29 ha, cây hàng năm khác giảm 1.642,63 ha). Diện tích đất trồng cây hàng năm giảm chủ yếu là do chuyển sang trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản và chuyển sang đất phi nông nghiệp.

Xu thế, diễn biến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong 5 năm

qua (2010 - 2016) là đúng xu hướng, đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo chủ trương gia tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ

3.1.5. Hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh

Cơ sở vật chất kỹ thuật thể hiện trình độ, năng lực sản xuất cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Cơ sở vật chất là điều kiện không thể thiếu được trong mọi hoạt động của đời sống kinh tế xã hội. Mức trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng cao thì sản xuất càng phát triển, năng lực phát triển kinh tế xã hội càng nhiều. Tuy nhiên, việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phải đảm bảo tính hợp lý và đồng bộ, phù hợp với trình độ quản lý và điều kiện sản xuất cụ thể của từng vùng, từng địa phương thì mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia hay một vùng, một địa phương thì hệ thống cơ sở hạ tầng cần thiết và trực tiếp phục vụ cho sản xuất kinh doanh đó là hệ thông cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông vận tải, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng phục vụ giao lưu buôn bán, cơ sở hạ tầng phục vụ giáo dục, cơ sở hạ tầng phục vụ y tế, cơ sở hạ tầng sinh hoạt vui chơi giải trí và hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Những năm qua, được sự hỗ trợ của thành phố và sự nỗ lực của toàn dân cùng các ban ngành đoàn thể trong tỉnh, cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng của tỉnhngày càng được nâng cấp và hoàn thiện.

Toàn tỉnh có 45 trạm bơm tưới tiêu và hơn 85km kênh mương được kiên cố hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh, hệ thống đường giao thông thuận lợi, các đường liên xã đã được rải bê tông. Đây là điều kiện quan trọng phát triển toàn diện và bền vững nền kinh tế, giao lưu văn hoá và cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển và giao lưu kinh tế với các vùng khác.

Ngoài ra còn có hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ thông tin liên lạc, phục vụ kinh doanh buôn bán, phục vụ giáo dục, y tế, sinh hoạt văn hóa cũng không ngừng được nâng cấp và mở rộng, cơ bản đã ổn định đáp ứng nhu cầu phát triển, đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước.

Bảng 3.2. Cơ sở hạ tầng tỉnh Hưng Yênqua 3 năm 2015-2017 Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 I . Thuỷ lợi 1. Tổng số trạm tưới tiêu Trạm 50 45 45 Trạm tưới Trạm 35 40 40 Trạm tiêu Trạm 15 15 15

2. Kênh mương đã kiên cố hoá M 85.556 85.655 857.654

II. CSHT phục vụ GTVT

Đường quốc lộ Tuyến 4 4 4

Đường tỉnh lộ và nội thị Tuyến 5 5 5

Bến xe Bến 5 5 5

Đường sông, đường sắt Bến 2 2 2

III. CSHT phục vụ TT liên lạc

Bưu điện tỉnh Cái 3 3 3

Bưu điện xã (Phường) Cái 20 20 20

IV.CSHT phục vụ cho GD Trường

ĐH, CĐ, TCN Trường 1 1 1

Số trường cấp III Trường 6 6 6

Số trường cấp II Trường 20 20 20

Số trường cấp I Trường 25 25 25

Số trường mẫu giáo Trường 30 30 30

V. CSHT phục vụ cho Y tế

Số bệnh viện BV 3 3 3

Số trạm y tế Trạm 30 30 30

VI. Công trình phúc lợi Cái

Nhà văn hoá thiếu nhi Cái 3 3 3

Chợ Cái 30 30 30

3.1.6. Kết quả sản xuất kinh doanh của tỉnh qua các năm qua

Những năm gần đây tỉnh có sự chuyển mình rõ rệt, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, đẩy nhanh việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi, tích cực thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia, qua đó dành được những thắng lợi quan trọng: Kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản. Các nguồn lực đầu tư cho phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật được tăng cường, văn hóa - xã hội có tiến bộ, công tác giảm nghèo được đẩy mạnh, đời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)