Cơ sở thực tiễn phát triển nuôi ongmật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 37 - 42)

Phần 2 Cơ sơ ly luân va thưc tiên về phát triển nuôi ongmật

2.2 Cơ sở thực tiễn phát triển nuôi ongmật

2.2.1. Tình hình ni ong trên thế giới

- Tình hình ni ong ở một số nước trên thế giới

Nghề nuôi ong mật trên thế giới đã có từ hơn 4000 năm (Mazar and Panitz- Cohen, 2007). Theo Crane (1990), nghề nuôi ong mật đã trải qua 4 giai đoạn: giai đoạn nguyên thủy là phương thức săn ong lấy mật, tiếp đến là nuôi ong trong hốc cây ở trên rừng, sau đó hình thì hình thành nên phương thức ni ong trong đõ (bánh tổ cố định) và cho đến nay là phương thức nuôi ong cải tiến - nuôi ong trong

Nghề nuôi ong ở Châu Âu phát triển rất sớm và mạnh, mật độ phân bố ong đạt 3 đàn /1 km2, nhiều hơn hẳn so với các châu lục khác. Tổng số đàn ong đã tăng từ 13 lên 15 triệu đàn, sản lượng mật đạt khoảng 122 - 165 ngàn tấn, năng suất mật bình qn đạt 11kg/đàn, trong đó Liên Bang Nga là nước có số lượng đàn ong lên tới 3.3 triệu đàn ong và sản xuất được 65 - 68 nghìn tấn mật

ong (Prokofyeva, 2015).

Ở châu Mỹ, nơi khơng có giống ong bản địa, phải nhập giống từ châu Âu qua, nhưng nghề nuôi ong ở Bắc Mỹ lại rất phát triển, năng suất mật bình quân đạt 17 kg/đàn. Các nước ở châu Mỹ có sản lượng mật ong lớn là Argentina

97.000 - 110.000 tấn, Mexico đạt 87.000 tấn, Canada đạt 43.000 tấn, riêng Mỹ, theo báo các của Cục Nông nghiệp Mỹ (USDA, 2016) từ 4.3 triệu đàn (sau thế chiến thứ II) đến nay đã bị giảm xuống còn 2.740.000 đàn ong, sản lượng mật ong từ 85.000 - 97.000 tấn đã giảm xuống chỉ còn 65.100 tấn (USDA, 2016).

Do đặc điểm địa hình và khí hậu mà đã ảnh hưởng đến khả năng ni ong ở tại Châu Đại Dương. Australia là nước có diện lớn, mật độ phân bố ong trung

bình rất thấp 0.07 đàn/km2. Bắc Australia thuộc vùng nhiệt đới, nhưng phần lớn những nơi nuôi ong thuộc vùng cận nhiệt đới. Một số người nuôi ong di chuyển nên năng suất khá cao. Đầu những năm 70, tổng số đàn ong của châu đại dương tăng lên 14% nhưng sản lượng mật ong tăng lên 24% (Gupta et al., 2014).

Châu Á có thảm thực vật phong phú, khí hậu khá thuận lợi và có nhiều giống ong bản địa. Hai lồi ong được ni phổ biến đó là lồi Apis cerana và

giống ong châu Âu (Apis mellifera). Số đàn ong của Châu Á chiếm 1/4 số đàn ong trên thế giới và sản xuất được 1/4 sản lượng mật ong thế giới, trong đó Trung Quốc là nước đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu mật ong chiếm 1/2 số đàn ong ở

Châu Á. Vùng Đông Á cũng là trung tâm sản xuất và tiêu thụ nhiều sữa chúa nhất. Trung Quốc 1 năm sản xuất tới 400 tấn sữa chúa (Crane, 1990; Gupta et al., 2014). Theo báo cáo của hội ong Trung quốc, nước nay có 9,2 triệu đàn ong (300.000 người nuôi ong) sản xuất được 400.000 tấn mật ong, 4000 tấn sữa ong chúa, 4000 tấn phấn hoa, 6000 tấn sáp ong, 400 tấn keo ong (Chen et al.,2014).

Nghề ni ong ở Châu Phi nhìn trung phát triển chậm và hiện nay đang có chiều hướng giảm sút, do giống ong Châu Phi nhiệt đới rất hung dữ nên nuôi với quy mô lớn đã gặp phải nhiều khó khăn và năng suất mật rất thấp. Etopia có

khoảng 2.52 triệu đàn, năng suất mật chỉ đạt 8.3 kg/đàn. Kenia cũng có tới 2.1 triệu đàn, nhưng năng suất mật cũng chỉ đạt 5.7 kg/đàn (Gupta et al., 2014).

2.2.2. Kinh nghiệm phát triển nuôi ong của Việt Nam

Nghề nuôi ong ở nước ta cũng được hình thành khá sớm, nhưng mãi đến năm 1985, nghề nuôi ong công nghiệp mới bắt đầu phát triển, số lượng đàn ong, sản lượng mật đã được tăng lên nhanh và đây là năm đầu tiên Việt Nam xuất khẩu mật ra nước ngoài (Đồng Minh Hải, 2008). Tính đến năm 1997, tổng số đàn ong của cả nước ước đạt 225.000 đàn, tăng trên 13% so với năm 1994 (172.000 đàn). Sản lượng mật từ năm 1997 tăng 18% (Trung tâm nghiên cứu ong, 2000 -

2005). Năm 2003 nước ta ước tính có khoảng 600.000 đàn ong trong đó 450.000 đàn ong ngoại và 140.000 đàn ong nội, tăng 3 lần so với năm 1993 (Đồng Minh Hải, 2010 ; Vũ Quang Minh, 2012).

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, 2014), ước tính nước ta hiện có 1,5 triệu đàn ong; trong đó ong nội chiếm 23%, cịn lại là ong ngoại (Phạm Hồng Thái, 2014).

- Kinh nghiệm phát triển nuôi ong tại tỉnh Hà Giang

Theo Kim Tiến (2017) thực trạng việc mở rộng quy mô và phát triển nuôi ong mật tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Hiện nay, huyện Mèo Vạc có khoảng

12.000 đàn ong, sản lượng mật cả năm ước đạt 72.000 lít, tăng 9% so với năm 2016. Để đạt mục tiêu mở rộng quy mô và phát triển đàn ong, nâng cao chất

lượng mật ong Bạc hà, huyện đã thực hiện nhiều giải pháp về nguồn lực, đầu tư phát triển mở rộng quy mô đàn cũng như tăng năng suất, sản lượng mật ong; Đẩy mạnh việc thực hiện có hiệu quả các chính sách về khuyến khích phát triển nghề nuôi ong theo Nghị quyết 209, Nghi quyết 86 của HĐND tỉnh; khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ngân sách Nhà nước, xã hội hóa; lồng ghép các chương trình mục tiêu Quốc gia về xóa đói giảm nghèo để phát triển chăn nuôi ong. Đồng thời, mở các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi ong cho cán bộ khuyến nơng và các hộ gia đình chăn ni ong. Thời gian tới, Mèo Vạc tiếp tục quy hoạch vùng phát triển nguyên liệu cây hoa Bạc hà ở khu vực các xã có điều kiện tự nhiên phù hợp và tiến hành nhân rộng diện tích; thực hiện nghiêm các biện pháp kỹ thuật di chuyển đàn; tận dụng tối đa nguồn mật ở các mùa vụ, khu vực thích hợp nhằm bảo tồn và phát triển đàn ong cho đến thời vụ khai thác mật chính. Tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm về

công tác quản lý chất lượng sản phẩm, gây ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu mật ong Bạc hà Mèo Vạc.

Anh Ngô Mạnh Cường - Chủ nhiệm Hợp tác xã nuôi ong Bạc hà Tuấn Dũng cho biết: khi nguồn phấn và nguồn mật phong phú, sức đẻ trứng của ong chúa tăng lên, đàn ong phát triển mạnh và sẽ chia đàn. Trước khi chia đàn, nhóm

ong trinh sát (người địa phương gọi là ong soi) sẽ đi tìm những hốc cây, hốc đá kín gió để dẫn đàn đến xây tổ mới, người Mơng có kinh nghiệm thường sẽ đem những đõ ong (đã được chuẩn bị trước) để dẫn dụ ong trinh sát dẫn đàn mới đến làm tổ (cách làm này được gọi là bẫy ong).

Thời gian đi bẫy ong vào khoảng tháng 2-3, là mùa ong sẽ tách đàn. Nếu nhà ở gần vùng có hoa, thơng thường người Mơng treo đõ ong ở đầu hồi trên gác, hướng quay ra ngoài, hoặc đặt gần bờ rào. Nơi đặt đõ ong phải là nơi cao ráo, tránh khói bếp và các lồi thiên địch phá tổ ong.

Người Mông thu hoạch mật ong khai thác mật ong từ tháng 10 - 12, thời gian khai thác mật phụ thuộc vào từng vùng có hoa nở sớm hay muộn, nhưng chính vụ vẫn là tháng 11. Khi khai thác mật ong, người Mông không khai thác hết ngay mà để lại chừng 1/3 số lượng bánh tổ và thức ăn dự trữ. Sau lần khai thác đầu tiên, thông thường một đàn ong khỏe mạnh, mất chừng 10 ngày để xây bánh tổ mới và chừng 20 ngày sau đã chứa đầy mật.

Ngoài cách bẫy ong tự nhiên như trên, người Mơng cịn biết cách bắt các đàn ong chia đàn hoặc bốc bay khác. Do cánh ong chúa ngắn, nên khi ong chúa bay khỏi tổ phải có nhiều ong thợ bay chung quanh theo hình xốy trơn óc để tạo ra lực nâng ong chúa lên khi bay. Nếu trên đường đi mà gặp một đàn ong đang di

chuyển, họ chỉ cần nhặt những nắm đất vụn ném vào bầy ong. Nhóm ong sẽ bị rối loạn, ong chúa sẽ xà xuống đát hoặc cành cây. Người ta chỉ việc tìm ong chúa thả vào đõ, là đàn ong tự khắc bay vào đõ ong. Sau khi ong đã quen với tổ mới, người ta mới tiến hành di chuyển đõ ong đến nơi thuận tiện để ong lấy mật.

- Kinh nghiệm phát triển nuôi ong ở tỉnh Bắc Giang

Bác Vũ Đình Khơi, thơn Luộc Giới, xã Tân Hiệp, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc

Giang - người đã có thâm niên gần 40 năm gắn bó với nghề ni ong cho biết: "Ni ong khơng tốn thời gian chăm sóc nhưng lại địi hỏi sự khéo léo, cẩn thận. Người ni ong cũng phải cần mẫn như con ong. Từ Tết Nguyên đán cho đến tháng 4 âm lịch là mùa ong mật. Để ong lấy được nhiều mật, nhà tôi phải di

chuyển đàn ong 5 - 7 lần/năm đến một số vườn cây ăn quả trong huyện. Việc di chuyển thường tiến hành vào ban đêm khi đàn ong đang ngủ để tránh tình trạng phân tán đàn do bị thay đổi địa điểm nuôi đột ngột".

Điều kiện thiên nhiên, khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả nuôi ong. Bởi vậy việc nuôi ong cần dựa trên sự khảo sát, tìm hiểu tình hình thời tiết, khí hậu của mỗi vùng miền và mỗi thời kỳ.“Những năm mưa thuận gió hịa, nhân dân làm ăn vui vẻ, thóc lúa được mùa, cây hoa trái năng suất thì hiệu quả ni ong sẽ đạt cao. Cịn ngược lại những năm thiên nhiên khắc nghiệt, hoa trái

kém thì ngành ni ong sẽ gặp khó khăn”. Mong mỏi chung của những người ni ong là sớm được tham gia các lớp bồi dưỡng về kỹ thuật ni ong; kỹ thuật phịng và điều trị các bệnh thường gặp ở đàn ong. Vì vậy, các cơ quan chức năng mà trực tiếp là Hợp tác xã, Trạm khuyến nơng - khuyến ngư huyện cần có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng và nhân rộng những kinh nghiệm về nuôi ong lấy mật trên địa bàn gắn với những tiến bộ kỹ thuật để người dân thật sự yên tâm phát triển đànong, có như vậy thì nghề ni ong lấy mật mới thật sự bền vững.

Nuôi ong mật thời gian qua đã và đang là một trong những hình thức phát triển kinh tế theo hướng chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế thúc đẩy việc xóa đói giảm nghèo cho người nơng dân.

Trong các quy trình kỹ thuật ni ong, hai vấn đề cần đặc biệt quan tâm là chọn giống ong và kỹ thuật chăm sóc, phịng trừcác loại bệnh cho ong.

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu tổng quan

Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nghề nuôi ong mật như đã đề cập ở trên, có thể thấy rằng:

- Phát triển nghề ni ong có vị trí quan trọng trong sản xuất và đời sống của người dân tại tỉnh Hưng Yên. Ong mật là loại côn trùng trong tự nhiên, sức sinh sản lớn, thức ăn chủ yếu có sẵn trong tự nhiên (hoa, lá...). Do vậy, phát triển

nghề ni ong mât đóng vai trị rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế hộ, nhất là các hộ nghèo và các vùng có tiềm năng về sinh thái.

- Phát triển nghề ni ong mật cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là trình độ kỹ thuật, giống ong, đặc điểm sinh thái của vùng và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Phát triển nghề nuôi ong mật bảo đảm phát triển môi trường bền vững, khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có của vùng, tăng thu nhập cho các hộ dân giúp

xố đói giảm nghèo...

- Do những điều kiện về tự nhiên, kinh tế, dân trí và trình độ kỹ thuật khác nhau, hiện nay trên thế giới có những quốc gia phát triển sản xuất sản phẩm từ

ong mật (mật ong) với sản lượng lớn đóng góp khơng nhỏ vào phát triển kinh tế đất nước.

- Cùng với sự phát triển của các ngành sản xuất khác, trong những năm gần đây nghề nuôi ong mật ở Việt Nam đang ngày càng phát triển. Số hộ tham gia nuôi ong mật ngày càng cao. Phương thức đang nuôi không chuyên thành các

hộ nuôi chuyên.

- Trong những năm qua đã có một số nghiên cứu về phát triển nghề nuôi ong mật. Giúp nghề nuôi ong mật phát triển, cải thiện đời sống, đa dạng hoá ngành nghề, khai thác triệt để tiềm năng sẵn có của vùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)