Thống kê về tình hình nuôi ong tại tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 55 - 56)

Việc thống kê đầy đủ số lượng đàn ong của 1 tỉnh là rất khó do nghề nuôi ong là nghề di chuyển theo nguồn hoa, người nuôi ong có thể ở tỉnh này nhưng lại thường xuyên đặt ong ở tỉnh khác, số liệu điều tra cũng khó thống kê đầy đủ số đàn ong nuôi với quy mô hộ gia đình do vụ thuận lợi ong phát triển nhưng vụ khó khăn có thể các hộ đó mất hết ong. Đối với nghề nuôi ong, số lượng đàn ong biến động rất lớn ngay cả với trại ong vì đầu vụ nuôi dưỡng nhân đàn số lượng đàn thường thấp nhưng đến vụ thuận lợi và vụ khai thác mật thì số lượng đàn tăng cao hơn nhiều, vấn đề này tùy thuộc vào điều kiện nguồn hoa, khí hậu mỗi địa phương và kế hoạch đầu tư, phát triển của người nuôi ong.

Theo số liệu của cục thông kê tỉnh Hưng Yên, trong những năm từ 2013 – 2016, số lượng đàn ong của tỉnh Hưng Yêncó dấu hiệu suy giảm mà không rõ nguyên

nhân từ năm 2013 - 2014. Tuy nhiên, trong năm 2015, số lượng đàn ong tại tỉnh Hưng

Yên đã tăng gần gấp đôi so với năm 2014. Theo ông Hoàng Văn Thịnh, chủ tịch hội làm vườn và nuôi ong tỉnh Hưng Yên, nguyên nhân có thể là do mật ong hoa nhãn tỉnh Hưng Yênđã có tiếngvà dần có tên tuổi trên thị trường tiêu thụ, lợi nhuận mang lại của việc nuôi ong mật cao hơn so với các ngành chăn nuôi truyền thống nên số lượng người nuôi ong toàn tỉnh tăng mạnh, cộng thêm việc kỹ thuật nuôi ngày được các hộ quan tâm hơn nên số lượng đàn ong của tỉnh có dấu hiệu tăng ổn định.

Bảng 4.1. Số lượng đàn ong mật của tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2013 - 2016

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 So sánh (%) 2014/ 2013 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ Số lượng đàn ong (đàn) 5899 5183 7827 8673 87,86 151,01 110,81 49,01 Sản lượng mật (kg) 72.967,8 65.232,6 95.489,4 115.810,6 89,40 146,38 121,28 52,90

Số lượng đàn ong mật của tỉnh Hưng Yênnăm 2016 tiếp tục tăng 110,81%

so với năm 2015 cho thấy sự tăng trưởng ổn định số lượng đàn ong, và sự phát triển mạnh mẽ của nghề nuôi ong mật tại tỉnh Hưng Yên. Trong năm 2016, tỉnh Hưng Yên và người nuôi ong của tỉnh đã đón nhận một tin vui có yếu tố quan trọng trong việc phát triển nuôi ong mật, đó là, ngày 13/6/2016, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã ra Quyết định số 34713/QĐ-SHTT

cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu mật ong hoa nhãn Hưng Yên. Với diện tích trồng nhãn tương đối lớn, đầu ra sản phẩm thuận lợi, Hưng Yên có nhiều tiềm năng để mở rộng các mô hình nuôi ong lấy mật. Nghề nuôi ong tại Hưng Yên có từ lâu đời và mật ong hoa nhãn cũng trở thành đặc sản của tỉnh.

Nhấn mạnh vai trò của nhãn hiệu chứng nhận đối với các đặc sản địa phương, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng khẳng định việc cấp nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong hoa nhãn Hưng Yên” sẽ giúp địa phương đẩy mạnh phát triển kinh tế, các hộ sản xuất. Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng cảnh báo tình trạng lợi dụng nhãn hiệu chứng nhận: “Sau khi mật ong

hoa nhãn Hưng Yên được cấp nhãn hiệu chứng nhận, sẽ có những sản phẩm tương tự được gắn nhãn hiệu này, ảnh hưởng uy tín của các sản phẩm chính hiệu. Do vậy, sau khi được cấp giấy chứng nhận, chúng ta phải bảo vệ và phát triển sản phẩm. Đây là nhiệm vụ không chỉ của các ban, ngành, địa phương mà còn là của người dân, các cơ sở sản xuất, hợp tác xã” (Lê Loan, 2016).

Để hạn chế tình trạng nhái nhãn hiệu, tình trạng sản xuất mang tính tự phát và đưa ra những giải pháp mang tính định hướng để phát triển ổn định, lãnh đạo tỉnh Hưng Yên đề xuất Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản quản lý chặt chẽ nhãn hiệu, tuyên truyền, phổ biến để các hộ sản xuất và kinh doanh sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận này tuân thủ quy trình sản xuất, quy chế kiểm soát chất lượng, đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng đã công bố.

Đây vừa là cơ hội và thách thức cho tỉnh Hưng Yên nói chung và ngành

nuôi ong mật nói riêng. Tăng cường sản xuất, mở rông quy mô, tăng số lượng đà nhưng đi đôi với nó là việc đảm bảo chất lượng các sản phẩm từ ong.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)