Tỉ lệ ong giống của các hộ nuôi ong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 72 - 78)

Quy mơ nhỏ Quy mơ trung bình Quy mơ lớn Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%)

Ong nội 45 100 27 100 18 66,34

Ong ngoại 0 0 0 0 6 33,33

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Theo kết quả nghiên cứu, các hộ quy mô nhỏ và quy mơ trung bình sử dụng giống ong nội, các hộ quy mô lớn cũng chỉ nuôi ong ngoại với số lượng nhỏ nhằm tận dụng những ưu điểm của giống ong ngoại. Theo đánh giá của những người ni ong, ong ngoại có thể mang số lượng mật nhiều hơn cùng sức chịu đựng tốt hơn sovới ong nội. Tuy nhiên, chất lượng mật ong do ong ngoại mang lại thường lỗng và khơng được đánh giá cao so với chất lượng mật từ ong nội. Cụ thể, đối với những đàn ong phải di chuyển xa, sức chịu đựng của ong ngoại tương đối cao hơn ong nội, dẫn tới chi phí chăm sóc và rủi ro trong việc chăm sóc được giảm đi tương đối lớn. Khối lượng mật ong mang theo lớn trong mỗi lần di chuyển, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm được số lần và quãng đường di chuyển, mang lại số lượng mật nhiều hơn trong mỗi mùa hoa.

Nguồn cung cấp giống ong là từ các hộ nuôi trong tỉnh hoặc các tỉnh lân

cận, những người nuôi ong có kinh nghiệm bán ong giống đồng thời hướng dẫn người mới nuôi về kỹ thuật nuôi và nhân đàn, những người nuôi ong quy mô thường tự nhân đàn ong từ 1 đàn thành 2 đàn, từ 2 đàn thành 4 đàn.

Hộp 4.2. Nhân đàn ong như thế nào

…Nên chia đàn từ những cầu từ 5 trở lên và có đơng qn trở lên. Lấy 2 cầu nhộng và 1 cầu mật cả quân đưa cho vào một thùng riêng biệt, không nên đặt ở vị trí thống, rộng đường bay. Chọn đàn ong đang ra đời có nhiều ong non giũ hết số quân này vào thùng mới (đã có 2 cầu nhộng và một cầu mật). Đóng cửa để nhốt ong lại. Chờ cho ong già bay về vào cuối giờ chiều, lấy nụ chúa ở ngày tạo chúa thứ 11 theo phương pháp di kép hoặc ngày thứ 10 nếu di đơntheo phương pháp di một cầu. Cắt rời các nụ này khỏi thang nụ chúa, làm nhẹ nhàng chú ý để đầu nụ chúc xuống. Gắn các phần cắt rời vào phần trên của cầu nhộng. Đóng cửa trong khoảng 24 - 18 tiếng đồng hồ (nên chắn cửa lại, để lối ra vào nhỏ hẹp khoảng 2 - 3 cm nhẳm tránh tình trạng cướp mật từ đàn ong khác).

Ông Nguyễn Văn Thủy, xã Hồng Vân, Huyện Ân Thi - Nhóm hộ ni theo qui mơ lớn

Giống ong ở các hộ nuôi ong tại thời điểm nhân đàn thuận lợi có thể cung cấpđủ ong giống cho hộ nuôi trong tỉnh. Tuy nhiên, về chất lượng giống ong hiện nay khơng có sự kiểm định, đánh giá một cách chính xác, người nhân đàn ong chỉ theo cảm tính, kinh nghiệm tích lũy, chưa khoa học. Do đó, để phát triển lâu dài cần nghiên cứu sản xuất giống, chuyển giao kỹ thuật nhân giống ong tới các hộ nuôi một cách khoa học.

Hộp 4.3. Chọn ong giống

… Nên thường xuyên kiểm tra ong chúa của mối đàn để đạt tình trạng tốt nhất. Cần kiểm tra thường xuyên để tạo ong chúa mới hoặc đưa mũ ong chúa tốt từ đàn ong khác sang khi ong chúa của đàn đã già. Ong chúa tốt thường có những chỉ tiêu: có thân hình lớn, đẻ đều, đẻ nhiều trứng hàng ngày, tỷ lệ trứng thụ tinh cao. Khi đàn ong đã phát triển đông đúc, tôi chủ động tạo thêm mũ chúa để đàn ong sớm sẻ thành 2 đàn một cách tự nhiên.

Ơng Đồn Hồng Qn, xã Phan Sào Nam, huyện Phù Cừ -

Nhóm hộ ni theo qui mơ lớn Nguồn: Phỏng vấn hộ nuôi ong (2017)

Theo kết quả phỏng vấn các hộ mua giống từ các hộ nuôi ở qui mô vừa và hộ nuôi ở qui mô lớn. Hầu hết các hộni mua giống ong khơng có thỏa thuận gì với người bán về việc đảm bảo chất lượng cho người ni.

- Cơng tác chăm sóc

Cơng tác chăm sóc ong là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của nghề nuôi ong, số lượng đàn và sản lượng mật ong sản xuất ra nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào khâu kỹ thuật chăm sóc ong. Chăm sóc ong khơng cần nhiều đến nhân lực, một người có thể chăm sóc đến 300 đàn ong. Việc chăm sóc ong cần chăm chỉ, tỉ mỉ, nhẹ nhàng, phải theo dõi thường xuyên. Một đàn ong yêu cầu chăm sóc hàng ngày nhằm theo dõi, phát hiện các triệu trứng biến động của đàn ong.

Đối với người ni ong tại tỉnh Hưng n, bình quân một người chăm sóc từ 30 - 40 đàn ong, một tháng cần xem xét đàn ong 15 ngày, mỗi đàn bình qn 5 -

10 phút. Người chăm sóc ong chủ yếu là chủ hộ ni ong có độ tuổi bình qn từ 45 đến 60 tuổi. Việc chăm sóc ong mỗi đợt được tiến hành như sau:

Thời kỳ theo dõi ong để tạo chúa, nhân đàn: Người nuôi ong thường mở thùng ong xem xét từng cầu ong về số trứng được đẻ, số ong trong đàn, dịch bệnh,

tình trạng ong chúa... Thời kỳ này cần chăm sóc tỷ mỉ và theo dõi hàng ngày.

Thời kỳ thu hoạch: Khơng cần thời gian chăm sóc nhiều, nếu nguồn hoa dồi dào người nuôi cứ 3 ngày xem xét đàn ong một lần thấy được độ chín của mật để thu hoạch...

Hộp 4.4. Chăm sóc đàn ong

… Kiểm tra đàn ong một cách thường xuyên, hàng ngày. Thức ăn tự nhiên chính của ong là phấn hoa và mật ong, vì thế cần thường xuyên tìm nguồn hoa mới cho ong. Vào thời gian thiếu nguồn hoa tự nhiên, hoặc thời tiết xấu kéo dài, ong khơng thể rời tổ tìm thức ăn, cần tìm nguồn thức ăn khác cho ong như đường, mật. Cần che chắn cầu ong cẩn thận, tránh để nước táp vào cầu ong.

Ông Nguyễn Văn Bằng,xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu Nguồn: Phỏng vấn hộ ni ong (2017)

Do tính chất đặc thù của nghề ni ong, người ni ong ở tỉnh Hưng Yên chủ yếu là những người trung niên, lớp thanh niên hầu như không tham gia. Đây là một vấn đề bất cập đặt ra cho việc duy trì và phát triển nghề nuôi ong của tỉnh về lâu dài. Các cấp chính quyền, các tổ chức cần có các biện pháp tuyên truyền nhằm thu hút lớp thanh nên kế cận nghề nuôi ong, đảm bảo việc phát triển nghề nuôi ong

được lâu dài.

- Công tác thu hoạch và chế biến mật ong

Q trình điều tra tại các hộ ni ong có thể thấy cơng tác thu hoạch mật ong rất đơn giản và nhanh chóng. Số lượng người tham gia chỉ cần 3 người (một người chuyên cắt nắp vít, một người quay, một người lấy cầu ong). Thu hoạch mật chỉ diễn ra trong thời gian khoảng 2 tiếng/40 thùng ong (mỗi thùng 4 cầu). 100% hộ nuôi ong trong tỉnh thu hoạch mật ong theo phương pháp thủ công, dụng cụ thu hoạch rất đơn giản (một dao 2 lưỡi để cắt nắp vít, một thùng quay bằng tôn, dụng cụ chứa mật). Các hộ thu hoạch thường đổi cơng cho nhau do đó khơng cần th lao động tiết kiệm được chi phí thu hoạch.

Cơng tác chế biến mật ong, kiểm tra chất lượng mật sau thu hoạch của các hộ hầu như không được chú trọng. Các hộ sau khi thu hoạch thường đóng vào các can, chai sau đó bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Đây là một hạn chế lớn trong khâu thu hoạch và chế biến, điều này ảnh hưởng đến số lượng ấu trùng (giảm rất nhiều do quay cầu ong bằng tay ấu trùng bị văng ra khỏi tầng chân với số lượng

lớn), lây lan dịch bệnh, làm yếu đàn ong, chất lượng mật không được kiểm định do đó khơng có đảm bảo về chất lượng, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, giá bán... Vì vậy, nhiệm vụ trước mắt là phải đầu tư, chuyển giao kỹ thuật thu hoạch và chế biến sản phẩm nhằm tăng chất lượng, tạo uy tín trên thị trường.

4.2.2. Th trường tiêu th sn phm

Việt Nam là thịtrường xuất khẩu mật ong đầy tiềm năng. Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu mật ong lớn nhất trên thịtrường thế giới. Theo số liệu thống kê, Việt Nam đứng thứ 6 thế giới và thứ 2 châu Á (sau Trung Quốc) về xuất khẩu mật ong.

Năm 2011, sản lượng mật ong cả nước là 30.000 tấn trong đó 27.000 tấn

được xuất khẩu sang nước ngồi.

Năm 2012, doanh thu xuất khẩu mật ong Việt Nam đạt 58 triệu USD – chiếm 3,1% thị phần xuất khẩu mật ong thế giới. Trong đó, Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất, chiếm đến 95% sản lượng mật ong Việt Nam bán ra thế giới.

Đến 2013, sản lượng mật ong của cảnước là 48.000 tấn, trong đó 37.000 tấn

được xuất khẩu. Đặc biệt, năm 2013 là năm đầu tiên Việt Nam xuất khẩu mật ong

vượt mốc 30.000 tấn vào Mỹ, đạt kim ngạch 75,66 triệu USD. (Nguyễn Tuân, 2014).

Như vậy thịtrường mật ong Việt Nam đang sở hữu những cơ hội phát triển to lớn. Tuy nhiên, theo dự án "Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất ngành ong”

(Nguyễn Ngọc Vững, 2016), của Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cho thấy sản phẩm từ ong của tỉnh Hưng Yên hầu như được tiêu thụ trong nội địa, mặc dù sản phẩm đã khẳng định được chất lượng và có thương hiệu.

Tính đến năm 2010, tỉnh Hưng nkhơng có sản phẩm xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Để cải thiện vấn đề này, cần sự chung tây của chính quyền địa phương, người ni ong, các doanh nghiệp... Nếu có thể phát triển thị trường sang

thị trường nước ngoài, đây sẽ là cơ hội và tiền đề phát triển ngành nuôi ong mật trong địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Thu nhập tăng, nhu cầu tiêu dùng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Đối với sản phẩm mật ong, có rất nhiều cơng dụng như bồi bổ sức khoẻ, làm mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh... Nhưng do giá cả cao nên người mua chủ yếu là những người có thu nhập cao, mua về biếu tặng hoặc chữa bệnh việc mua về tiêu dùng hàng ngày còn hạn chế. Tuy nhiên, mức sống của người dân ngày càng cao, thu nhập tăng lên chắc chắn xu hướng tiêu dùng đối với sản phẩm mật ong sẽ tăng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm...

Hộ nuôi ong mật tiêu thụ sản phẩm bằng cách bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc khách mua hàng tới tận hộ để mua, chỉ có một phần rấtnhỏ là hộ bán cho một số cửa hàng, mật ong được bán ra thị trường là mật ong sau thu hoạch không qua chế biến, hộ thu hoạch xong chứa mật vào các can, chai, vò... người tiêu dùng đến mua là chiết vào các dụng cụ bán. Sản lượng tiêu thụ phụ thuộc theo thờivụ, thông thường lượng mật tung ra thị trường nhiều vào các tháng thu hoạch mật (từ tháng 2 đến tháng 6), các tháng 8, 9, 1 thường là rất ít vì thời điểm này nguồn hoa ít, là thời kỳ dưỡng ong cho vụ mật tiếp.

Thông qua số liệu điều tra, giá cả của mật ong có xu hướng tăng và ổn định qua năm. Mặc dù các tháng khơng phải là chính vụ, lượng cung mật ong ra thị trường ít hơn, nhưng cũng khơng ảnh hưởng nhiều đến sự biến động của giá mật ong. Đây là một trong những yếu tố rất thuận lợi cho phát triển nuôi ong trên địa bàn.

Qua số liệu thực tế điều tra, các kênh tiêu thụ sản phẩm từ ong chủ yếu là qua các kênh sau: Bán cho thương lái và người thu gom, bán cho người tiêu dùng tại địa phương, bán cho người quen tại địa phương khác hoặc khách vãng lai, sản phẩm được gửi bán tại các quầy thuốc và các cửa hàng tạp hóa, một phần sản phẩm được các hộ nuôi ong bán trực tiếp cho các cơ sở chế biến hoặc các cửa hàng kinh doanh các sản phẩm từ ong. Hộ không chủ động đem sản phẩm đi bán mà người tiêu dùng (trong tỉnh và ngồi tỉnh) tự tìm đến tận nơi để mua,số lượng mua thường mua lẻ 1 - 2lít/người/lần. Khách hàng đến mua chủ yếu là những người quen hoặc những người được giới thiệu qua bạn bè, người thân... Kênh tiêu thụ lớn nhất là gửi bán sản phẩm tại các quầy dược phẩm và các quầy tạp hóa tại trung tâm các địa phương, chỉ 18% sản phẩm được bán cho các cơ sở chế biến hoặc các cửa hàng bán các sản phẩm từ ong. Chất lượng mật được bán cho các cơ sở trên được kiểm tra chất lượng kỹ, sau đó đem đi sơ chế trước khi được đóng chai để bán cho người tiêu dùng.

Hộp 4.5. Đầu ra cho sn phm

… Số lượng đàn ong ngày càng được nhân rộng trên địa bàn huyện, hứa hẹn mang lại

nguồn thu lớn cho nhiều người dân. Vì vậy, hướng giải quyết “đầu ra” cho mật ong vẫn là điều mà người dân và chúng tôi đang trăn trở. Thời gian tới, để hỗ trợ cho việc tiêu thụ sản phẩm, huyện sẽ xây dựng thương hiệu cho mật ong, ông Trường hy vọng.

Ông Nguyễn Văn Trường - Trưởng phịng Nơng Nghiệp huyện Khoái Châu

, tỉnh Hưng Yên Nguồn: Phỏng vấn cán bộ phịng nơng nghiệp (2017)

Sơ đồ 4.1. Sơ đồ phân phối sản phẩm mật ong của hộ

Các sản phẩm từ thông qua các kênh khác tiêu thụ trên thị trường, thường không qua chế biến, kiểm định chất lượng. Sau khi thu hoạch mật ong, mật ong thường đựng vào các can, vị sành... sau đó chiết vào các loại chai 50ml, 65ml, 1lít... bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

Qua sơ đồ 4.1 ta thấy: Các hộ nuôi ong phân phối sản phẩm chủ yếu là tiêu thụ trong nước cụ thể: Người tiêu dùng địa phương chiếm 6%, gửi bán tại các của hàng dược phẩm, quầy tạp hoá trên địa phương chiếm 51%, thương lái chiếm 21% và cơ sở chế biến, của hàng bán sản phẩm từ ong chiếm 18%.

Đến hết năm 2013, với trên 1,5 triệu đàn ong, Việt Nam vẫn đang đứng trong top 5 nước xuất khẩu mật ong lớnnhất trên thế giới, tổng sản lượng XK đạt trên 38.000 tấn. Đặc biệt, từ năm 2013, sau 6 năm bị tạm dừng, mật ong Việt đã chính thức quay trở lại thị trường EU.Theo Hội Nuôi ong Việt Nam, 7 tháng đầu năm 2014, xuất khẩumật ong của Việt Nam đã đạt trên 27.000 tấn. Mật ong Việt

4%

18% 21%

6%

Cơ sở chế biến, cửa

hàng bán sản phẩm từ ong Các hộ nuôi ong mật Người tiêu dùng địa phương

Thương lái, người

thu gom

Gửi bán tại các hàng dược phẩm, quầy tạp hóa trên địa phương

51%

Khách vãng lai, qua

đường, bạn bè, quen biết…

đã được xuất khẩu sang 14 quốc gia và vùng lãnh thổ (thêm 2 quốc gia mới so với năm 2013), trong đó có nhiều thị trường khó tính như Australia (vốn cũng là một nước xuất khẩu mật ong), Mông Cổ…Thị trường Mỹ hiện vẫn chiếm 95% tổng sản lượng mật ong xuất khẩu của Việt Nam, với trên 25.000 tấn trong 7 tháng đầu năm. Với thịtrường xuất khẩu ngày càng tăng là điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi ong phát triển. Với mong muốn xây dựng và phát triển nghề ni ong theo hướng

sản xuất hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương trong tỉnh, mới đây Hưng Yên đã đề xuất và được Bộ KH&CN cho phép triển khai Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) phát triển nghề nuôi ong mật theo hướng sản xuấthàng hóa tại tỉnh Hưng Yên”. Dự án thuộc Chương trình Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã

hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số.Dự án do Công ty TNHH Ong Hưng Yên chủ trì và Trung tâm Nghiên cứu Ong và nuôi ong nhiệt đới, Học viện Nông nghiệp Việt Nam là tổ chức hỗ trợ ứng dụng cộng nghệ. Dự án dự tiếp nhận chuyển giao các quy trình cơng nghệ ni ong ngoại và quản lý chất lượng theo hướng hàng hóa cho người dân; xây dựng mơ hình ni ong ngoại tại Cơng ty Ong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 72 - 78)