Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi ongmật trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 29 - 37)

Phần 2 Cơ sơ ly luân va thưc tiên về phát triển nuôi ongmật

2.1 Cơ sở lý luận về phát triển nuôi ongmật

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi ongmật trên địa bàn tỉnh

2.1.4.1 Giống ong, chọn giống, nhân giống ong

Giống ong: Là yếu tố rất quan trọng để không ngừng tăng năng suất và sản lượng mật. Để bảo đảm đàn ong duy trì và phát triển thì ong chúa là quan trọng nhất trong đàn, nó sẽ quyết định đến số lượng ong trong đàn và quyết định đến sản lượng mật.

Chọn giống ong: Chọn lọc nâng cao chất lượng giống để được những đàn

ong tốt có những đặc điểm mong muốn từ đó nhân giống ra phục vụ sản xuất. Muốn nhân giống ong ta phải chọn những đàn ong bố mẹ, đàn nuôi dưỡng tốt và thực hiện đầy đủ các khâu kỹ thuật trong quá trình tạo chúa. Tạo chúa được chọn lọc kỹ từ mũ chúa. Khi chúa tơnở ta chọn con to, khoẻ có lớp lơng tơ mịn màu táo tàu hoặc cánh gián, không què chân xước cánh. Loại bỏ chúa tơ lâu không đi giao phối. Tiếp tục chọn lọc nhiều thế hệ như vậy ta được những đàn ong tốt.

Nhân giống ong: Nếu có một đàn ong mạnh 6 - 7 cầu trở lên mà có nhu cầu giống có thể chia đàn đó thành 3 đàn giống và gắn mũ chúa vào. Đàn ong mới chia thường là đàn chúa tơ hoặc mũ chúa. Ong chúa phải bay đi giao phối đầy đủ mới đẻ trứng. Để giúp đàn ong mới chia phát triển ta phải tiến hành các việc sau:

+ Đặt đàn có ong chúa tơ ở nơi thống, khơng bị vật che chắn, xa ao hồ lớn;

+ Đánh dấu mặt trước thùng ong bằng cách dán giấy, quét sơn…

+ Chúa tơ được 3 - 4 ngày ta cho đàn ong ăn kích thích vào khoảng 7 - 8

giờ sáng.

+ Điều chỉnh đàn ong sao cho đàn chúa tơ vẫn đảm bảo cầu con để có các lớp ong kế tiếp và kích thích ong chúa đi giao phối.

2.1.4.2 Kiến thức, kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật của người nuôi ong

Kiến thức của người nuôi: ni ong lấy mật khá đơn giản, khơng khó nhưng địi hỏi người ni phải khéo léo, tỉ mỉ. Hơn nữa, người ni cần phải am hiểu về đặc tính của chúng như xây tổ, chia đàn, am hiểu về các loài hoa, mùa hoa nở, mùa ong đi lấy mật, biết cách luân chuyển đàn ong tìm kiếm những nơi có nguồn mật hoa dồi dào.

Kinh nghiệm của người ni:

Ni ong hiệu quả cao do khơng tốn diện tích đất, chi phí đầu tư ban đầu thấp và đặc biệt ít tốn cơng chăm sóc. Tuy nhiên, ni ong phải lưu ý đến bệnh

thối trùng và tập tính của ong. Ong có tập tính theo mùa, mùa lấy mật có 2 đợt: đợt 1 từ tháng 2 đến tháng 3; đợt 2 vào tháng 10 âm lịch. Đến thời điểm giao mùa, tháng 6, tháng 7, ong có hiện tượng thường bay đi mất vào thời điểm này, nếu khơng có kinh nghiệm ni ong thì dễ mất (Hồng Huy, 2014).

Trình độ của người ni: nghề ni ong khơng u cầu q cao về trình độ mà cần có nhiều kinh nghiệm, biết kỹ thuật ni, chăm sóc cần cù, tỷ mỉ và biết thời điểm thu hoạch cho phù hợp là có thể ni ong với hiệu quả kinh tế cao.

Kỹ thuật người nuôi ong:

- Về di chuyển đàn ong:

Thường xuyên vận chuyển ong theo nguồn hoa để tiết kiệm chi phí thức ăn trong mùa nuôi và khai thác được nhiều sản phẩm trong mùa khai thác. Do vậy phải căn cứ vào lịch nở hoa để tổ chức bước đi hoa phù hợp với hướng sản xuất.

Trước khi vận chuyển cần nêm chặt các cầu ong, khắc phục các khe hở của thùng ong để tránh trường hợp ong chui ra ngồi khi vận chuyển, sau đó dùng đinh cố định nắp thùng. Khi chiều tối các hoạt động bay của ong đã ngừng hẳn thì dùng khói đuổi ong ở bên ngồi vào trong thùng ong, đóng cửa tổ và sắp xếp

các thùng ong lên phương tiên vận chuyển.

Chỉ vận chuyển ong vào lúc thời tiết tương đối mát trong ngày (vào buổi tối hoặc sáng sớm), cần mở các cửa thơng gió và thực hiện biện pháp chống nóng cho các đàn ong trong khi vận chuyển.

Trong mùa khai thác, chỉ nên vận chuyển ong đến điểm khai thác khi đã có mật hoặc phấn hoa.

- Về phịng bệnh cho ong: ong sống rất sạch sẽ, thích thống mát, khơng ưa mùi hơi, thối, ẩm thấp vì vậy nếu khơng thỏa mãn những điều kiện trên thì sẽ là điều kiện làm phát sinh và lây lan dịch bệnh, dẫn đến số lượng ong giảm.

- Các bệnhthường gặp và cách điều trị bệnh: Là yếu tố làm tổn hại lớn đến số lượng ong trong đàn, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng mật ong. Do đặc điểm sinh học của ong mật là sống theo đàn, có sự phân cơng cơng việc rất cụ thể theo bản năng. Khi đàn ong có một số cá thể bị bệnh sẽ ảnh hưởng đến cả đàn, các bệnh thường gặp ở ong mật như:

+ Bệnh thối ấu trùng Châu Âu: Vào năm 1912, White đã cơng bố tìm ra bệnh thối ấu trùng Châu Âu (hay còn gọi là bệnh thối ấu trùng tuổi nhỏ, bệnh

thối ấu trùng mở nắp, bệnh thối ấu trùng chua). Bệnh do vi khuẩn Mellisococcus plutonius (M. Plutonius) gây ra. Bệnh thường xảy ra khi nguồn thức ăn thiếu, trong đàn ong ít ấu trùng, thời tiết xấu (Phạm Hồng Thái, 2014). Bệnh gây chết cho ấy trùng tuổi nhỏ 3 - 4 ngày dẫn đến ít hoặc khơng có con non ra đời làm thế đàn suy giảm, giảm năng suất mật 20 - 80%, ong rất dễ bỏ tổ bốc bay (Phùng Hữu Chính, 2005).

Năm 1968, Việt Nam nhập một số đàn ong nội cao sản từ Viện ong Bắc Kinh, số đàn ong nội này mang bệnhthối ấu trùng Châu Âu. Chính từ đây bệnh thối ấu trùng Châu Âu có mặt tại Việt Nam, sau khi xuất hiện trên lãnh thổ bệnh đã lan ra hầu hết các địa bàn nuôi ong nội trên cả nước, gây tổn thất rất lớn về kinh tế cho ngành ong nói chung và người ni ong nóiriêng (Phùng Hữu Chính và Vũ Văn Luyện, 1999).

Khi đàn ong đã bị bệnh, tùy vào mức độ nhiễm nhẹ hay nặng của đàn ong mà sử dụng biện pháp hợp lý. Ta có sử dụng một số loại thuốc kháng sinh đang được bán như: Kanamyxin, Ampi-Kana, Cefotaxin… theo hướng dẫn của bác sĩ thú y. Trước khi sử lý thuốc cho đàn ong ta cần phải vệ sinh thùng, loại bớt cầu có nhiều ấu trùng bệnh nặng, cầu cũ. Nhập các đàn có ít cầu lại với nhau để tăng thế đàn, hạn chế sự lây lan bệnh từ đàn bệnh sang đàn khỏe. Cho ăn thuốc kháng

sinh pha với nước đường với tỷ lệ 0.5 gram thuốc với nước đường với tỷ lệ 1 đường, 1 nước (1kg đường hịa với 1 lít nước). Trong trường hợp đàn ong bị bệnh nặng cần nhốt chúa 3 - 4 ngày để hạn chế sự lây lan đến các thế hệ ấu trùng non kế cận. Nếu điều kiện cho phép ta có thể giới thiệu mũ chúa mới để thay thế chúa bệnh. Đây là một giải pháp rất hiệu quả vì giảm mầm bệnh trong tổ và tăng sức đề kháng bệnh do có nguồn gen mới.

Khi đang trong vào vụ mật mà đàn ong bị bệnh thì nên áp dụng biện pháp phun thuốc. Pha0.5 gram của một loại thuốc kháng sinh nói trên pha với 0.5 lít nước sơi để nguội. Phun đều ở 2 mặt cầu vào buổi chiều. Không điều trị quá 4 lần, phun nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự đẻ trứng của ong chúa, làm đàn ong dễ bốc bay và ảnh hưởng đến chất lượng mật do tồn dư chất kháng sinh. Người nuôi ong khi sử dụng thuốc cần đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất, sử dụng đúng liều lượng, chỉ dẫn. Nên mua thuốc tại các cơ sở uy tín để tránh thuốc khơng rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Ngoài bệnh thối ấu trùng Châu Âu thì hiện nay trên thế giới đã phát hiện thêm bệnh thối ấu trùng Châu Mỹ được tìm thấy đầu tiên tại Châu Mỹ. Vi khuẩn có khả năng tồn tại và gây bệnh trên 50 năm (Phạm Hồng Thái, 2014).

+ Bệnh ấu trùng túi (Sacbrood) còn được gọi là bệnh ấu trùng tuổi lớn, bệnh đầu nhọn hay bệnh nhộng bọc. Bệnh có mặt khắp các lục địa nhưng gây thiệt hại

không đáng kể, có thể tự khỏi và không được coi là bệnh nguy hiểm chỉ trừ ở

Thụy Sĩ năm 1943- 1946 bệnh Sacbrood gây thành dịch lớn, tiêu diệt nhiều đàn

ong (Phùng Hữu Chính và Vũ Văn Luyện, 1999).

Hà Nội là nơi xuất hiện bệnh và bùng thành dịch đầu tiên tại nước ta. Nguyên nhân là do chúng ta nhập một số lượng đàn ong bị nhiễm bệnh của Viện Bắc Kinh và gây ra dịch vào năm 1974 (Phùng Hữu Chính và Vũ Văn Luyện,

1999; Phùng Hữu Chính, 2012). Bệnh ấu trùng túi ban đầu xuất hiện ở một số tỉnh miền Bắc sau đó từ cuối năm 2007 bệnh ấu trùng túi đã gây thành dịch lớn trên đàn ong ngoại, xuất hiện đầu tiên tại Điện Biện, Sơn La rồi đến các tỉnh Tây Nguyên làm chết nhiều đàn ong, đến nay bệnh vẫn xuất hiện và gây hại nhiều vào vụ đơng xn (Phùng Hữu Chính, 2012). Virus gây bệnh ấu trùng túi ở Việt Nam hồn tồn thuộc nhóm phả hệ cùng với các chủng SBV(Sacbrood virus) của châu Á (Lê Thanh Hòa, 2004).

Đàn ong nhiễm bệnh bị suy yếu dần do chết ấu trùng tuổi lớn, giảm số lượng ong non ra đời, năng suất giảm 20 - 80% khi bị bệnh. Ở nơi có dịch bệnh có thể làm chết 90% sốđàn ong (Phạm Hồng Thái, 2014). Vì vậy việc phát hiện sớm virus này là vơ cùng quan trọng đểđưa ra phương pháp phịng trị kịp thời và

ngăn ngừa được tồn dư kháng sinh trong mật ong (Mascher et al., 1996).

Đàn ong nhiễm bệnh, biểu hiện bên trong là các lỗ tổấu trùng bị chết hàng loạt, dẫn đến ong thợ phải liên tục vứt xác ấu trùng chết ra ngoài, dọn vệ sinh lỗ

tổ dẫn đến thay đổi tập tính, biểu hiện bất bình thường trong một số hoạt động

như bay định hướng, lấy phấn, dọn vệ sinh, luyện mật. Tuổi thọ của ong thợ ở đàn bị nhiễm virus ấu trùng túi ngắn hơn đàn ong khỏe. Ở Apis cerana, tuổi thọ

trung bình của ong thợ trong các đàn khỏe là 31.37 ngày, trong khi ong thợở các

đàn bị bệnh chỉ có tuổi thọ trung bình là 24,64. Ở Apis mellifera, tuổi thọ trung bình của ong thợ trong các đàn khỏe là 53,98 ngày cịn ong thợ ởcác đàn bị bệnh chỉ có tuổi thọ trung bình là 21 ngày, ngắn hơn rất nhiều so với các đàn khỏe. (Bailey and Ball, 1999; Ball, 2000; Phạm Hồng Thái và cs., 2012).

Khi bị nhiễm virus thì đàn ong thưa qn, ong thợít đi làm. Trên bánh tổ bị

bệnh có một số vít nắp trũng xuống và có lỗ nhỏ như kim châm. Ấu trùng bệnh

nhơ đầu ra ngồi, khi gắp ấu trùng lên thấy có túi nước nhỏ trong suốt hoặc màu vàng, có khi cảcơ thểấu trùng bệnh như một túi nước.

Điều trị bệnh bằng biện pháp kỹ thuật sinh học: Thay chúa đẻ ở đàn bệnh bằng chúa tơ hoặc mũ chúa tạo từ đàn khỏe hoặc nhốt chúa đàn bệnh lại 7 - 8 ngày, kết hợp loại bớt cầu cũ để ong phủ kín và dày lên các cầu cịn lại. Cho ong

ăn nước đường 3 - 4 tối đến vít nắp, chuyển ong đến vùng có nguồn mật mới dồi dào.Tất cả các loại thuốc kháng sinh đều khơng có tác dụng tiêu diệt virus gây bệnh ấu trùng túi vì vậy khi đàn ong bị bệnh người ni ong khơng nên dùng thuốc kháng sinh để phịng trị trong trường hợp này do khơng có hiệu quả trong trị bệnh mà còn ảnh hưởng đến chất lượng mật (tồn dư thuốc).

+ Bệnh Nosema hay còn gọi là bệnh ỉa chảy: Do vi bào tử Nosema do loài

Nosema apis và Nosema ceranae gây ra. Ở Việt Nam loài Nosema ceranae là chủ

yếu chiếm 99% (Đinh Quyết Tâm, 2011). Bệnh thường xuất hiện sau những ngày rét đậm mưa lạnh kéo dài, ẩm độ cao ong khơng ra ngồi được. Bệnh gây chết ong trưởng thành, làm giảm tuổi thọ của ong trưởng thành (tới 50%) làm thế đàn ong giảm sút dẫn đến giảm số lượng cầu, giảm năng suất mật (Phạm Hồng Thái, 2014). Đơi khi bệnh này cịn làm chết chúa (Phùng Hữu Chính, 2008). Bệnh

Nosema trên ong ngoại đã phân bố và gây nhiều tổn thất kinh tế cho nghề nuôi ong ở hầu hết các nước nuôi giống ong này trên thế giới. Mặc dù đã được phát hiện tại Việt Nam từ nhữngnăm 1996 trên các ong ngoại chết tại Mộc Châu, Sơn La. Nhưng do người ni ong chưa có các thơng tin và hiểu biết về bệnh này nên bệnh vẫn tiếp tục gây hại cho sản xuất (Đinh Quyết Tâm, 2011). Hiện nay bệnh Nosema đang lan rộng ra cả Việt Nam và các nước nuôi ong khác. Bệnh lan truyền rất rộng và gây ra nhiều tổn thất nặng nề trên ong trưởng thành.

Triệu chứng khi nhiễm bệnh: Nhiều ong bò lết ở dưới đất trước cửa thùng

trước của tổ, trong vách thùng có vết phân ong màu vàng sẫm hoặc nâu đen, ruột ong bệnh sưng to màu trắng (ruột ong khỏe màu hồng) (Phạm Hồng Thái, 2014).

Khi đàn ong bị bệnh, nên thay chúa bệnh bằng chúa mới. Cho ăn thuốc Tradin với liều lượng 240mg + 50ml siro đường cho 1 cầu, ăn liên tục trong 7 ngày. Có thể dùng Nano bạc với liều lượng 2ml + 50ml siro đường/cầu.

+ Bệnh ve ký sinh: Trong một số đàn ong số lượng ve lên đến 10.000 –

20.000 con và được coi là ký sinh nguy hiểm nhất đối với ong mật trên tồn thế giới (Phùng Hữu Chính, 2008). Hiện nay, Varroa destructor (V.destructor

Tropilaelaps mercedesea (T. mercedesea) là nhân tố chính gây nên cái chết bí

hiểm gần đây ở ong mật (Phạm Đức Hạnh, 2012). Mặc dù hai loài ve này được phát hiện ký sinh trên ong Châu Á nhưng chúng ít gây tác động cho lồi ong này.

Khi đàn ong bị nhiễm V. destructor) và T. mercedesae thì ong non nở ra bị các loại khuyết tật như: thân hình nhỏ, què chân,xoăn cánh. Ong châu Á có khả năng loại bỏ ve ký sinh tốt hơn ong Châu Âu. Các đàn ong không được điều trị ve ký

sinh thường bị chết trong vòng từ 1 - 3 năm (Phạm Hồng Thái, 2014). Để kiểm sốt hai loại ve ký sinh cùng có trong một đàn, thường vào cuối vụ mật, người ta thay chúa đẻ bằng một chúa tơ mới hoặc nhốt chúa đẻ lại đểtrong đàn ong khơng có ấu trùng và nhộng trong thời gian khoảng 3 ngày, T. mercedesae có trong đàn sẽ bị chết tồn bộ, sau đó đưa cầu ấu trùng ong đực vào đàn để thu hút V.

destructor chui vào lỗ tổ ấu trùng ong đực và khi chúng được vít nắp lại thì đem

loại bỏ khỏi đàn ong để diệt ve. Kết hợp biện pháp sinh học với biện pháp hóa học hoặc xử lý axit hữu cơ thì hiệu quả sẽ rất cao.

+ Bệnh ngộ độc: Thuốc hóa học có thể làm chết ong trưởng thành, ong

chúa và cả ấu trùng. Mức độ chết tùy thuộc vào độc tính của thuốc. Nếu ong lấy mật có thuốc sâu tác động chậm hoặc phấn bị nhiễm độc sẽ gây chết hàng loạt ong non và ấu trùng trong thời gian dài (Phùng Hữu Chính, 2005; Phạm Hồng Thái, 2014).

Nguyên nhân là do người nuôi ong không được thông báo về thời gian địa điểm, loại thuốc sâu sử dụng. Phun thuốc trừ sâu ban ngày, vào thời kỳ cây trồng nở hoa. Đặc biệt là các loại thuốc diệt muỗi, gián, ruồi… gần thùng ong hoặc gần nguồn nước ong lấy. Người dân nuôi ong cũng không biết về tác hại thuốc và không biết áp dụng các biện pháp phịng ngừa và xử lý khơng kịp thời dẫn đến đàn ong bị chết hàng loạt (Phùng Hữu Chính, 2005;Phạm Hồng Thái, 2014).

Biểu hiện của đàn ong bị ngộc độc là ong chết nhiều trước cửa tổ, ong chết vòi duỗi dài. Nhiều con nhiễm nặng chết ngay trong tổ, nhiều trường hợp ong chết dải thành lớp dày dưới đáy thùng. Một số con ong vừa bò, vừa nhảy, vừa xoay tròn. Lúc ong sắp chết bụng phập phồng, miệng ong ứa nước. Đàn ong càng mạnh thìcàng chết nhiều.

Khi ong bị nhiễm độc phải nhanh chóng chuyển ong đi nơi khác. Rũ bớt các cầu bánh tổ có mật hoa, phấn hoa nhiễm độc ong mới lấy về. Cho ong uống nước đường loãng trong 3 - 4 ngày. Nhập các đàn thưa quân, chúa chết. Các đàn ngộ độc nặng phải thay chúa (Phùng Hữu Chính, 2005).

Ngộ độc mật, phấn thực vật: Mật hoa thuốc lá, trúc đào, lim, cây đắng, cà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)