Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 54)

4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI ONG MẬT HỘ NÔNG DÂN

TỈNHHƯNG YÊN

4.1.1. Khái quát sự phát triển nghề nuôi ong mật ở tỉnh Hưng Yên

Ở tỉnh Hưng Yênnuôi ong mật đã được phát triển từ hàng ngàn năm trước với nhiều hình thức ni phong phú. Từ hình thức đơn giản như nuôi ong bán tự nhiên trong các hốc đá, hốc cây, trong các đõ trịn, thùng bọng đến các hình thức ni ong chủ động trong thùng nhưngày nay và nuôi ong trở thành một nghề đối với nhiều hộ dân với lợi thế về vườn, đồi với mơ hình nơng, lâm kết hợp đã giúp cho nhiều hộ dân có thu nhập cao, nhiều khoản chi tiêu trong các hộ gia đình khó khăn đã được giải quyết từ thu nhập trong ni ong mật, qua đó đã góp phần khơng nhỏ trong việc tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

Trong những năm gần đây, do tổ chức tốt công tác khuyến nông, khuyến ong mà phong trào nuôi ong ở các hộ trong tỉnh phát triển mạnh. Hầu hết các xã, huyện đều có hộ ni ong với các quy mơ khác nhau. Tuy nhiên, phát triển nhiều nhất vẫn tập trung tại các xã có tiềm năng sinh thái (đất rừng và đất trồng cây ăn quả), nguồn hoa phong phú, phù hợp với nghề nuôi ong mật.

Hưng Yên nổi tiếng với nghề trồng nhãn đã từ lâu, và loại mật ong hoa nhãn đã được cấp giấy chứng nhận bảo hộ và chỉ dẫn địa lý. Mật ong hoa nhãn cũng như các loại mật ong khác, đều rất thơm ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, mật ong hoa nhãn có phần nhỉnh hơn về chất lượng. Nó có vị ngọt dịu, thơm mùi đặc trưng của hoa nhãn. Mật ong hoa nhãn có tính bình, thành phần của nó chứa rất nhiều các vitamin như: B1, B2, B6, sắt, ka-li, ma-giê, đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của con người. Chính bởi số lượng vitamin và dưỡng chất dồi dào, nên mật ong hoa nhãn có rất nhiều tác dụng.

Đây là sản phẩm thứ 7 của tỉnh Hưng Yên được cấp giấy chứng nhận bảo hộ (sau tương Bần, nhãn lồng, quất cảnh Văn Giang, gà Đông Tảo, chuối tiêu hồng Khối Châu, vải lai chín sớm Phù Cừ). Để duy trì chất lượng và nâng cao giá trị, lợi thế cạnh tranh của mật ong hoa nhãn, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên đã thực hiện dự án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận mật ong hoa nhãn Hưng Yên. Sau hơn một năm triển khai, xây dựng nhãn hiệu, bộ tiêu chí của sản phẩm mật ong hoa nhãn Hưng Yên

Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã ra Quyết định số 34713/QĐ-

SHTT cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu mật ong hoa nhãn Hưng Yên.

4.1.2. Thống kê về tình hình ni ong tại tỉnh Hưng Yên

Việc thống kê đầy đủ số lượng đàn ong của 1 tỉnh là rất khó do nghề nuôi ong là nghề di chuyển theo nguồn hoa, người ni ong có thể ở tỉnh này nhưng lại thường xuyên đặt ong ở tỉnh khác, số liệu điều tra cũng khó thống kê đầy đủ số đàn ong ni với quy mơ hộ gia đình do vụ thuận lợi ong phát triển nhưng vụ khó khăn có thể các hộ đó mất hết ong. Đối với nghề ni ong, số lượng đàn ong biến động rất lớn ngay cả với trại ong vì đầu vụ ni dưỡng nhân đàn số lượng đàn thường thấp nhưng đến vụ thuận lợi và vụ khai thác mật thì số lượng đàn tăng cao hơn nhiều, vấn đề này tùy thuộc vào điều kiện nguồn hoa, khí hậu mỗi địa phương và kế hoạch đầu tư, phát triển của người nuôi ong.

Theo số liệu của cục thông kê tỉnh Hưng Yên, trong những năm từ 2013 – 2016, số lượng đàn ong của tỉnh Hưng ncó dấu hiệu suy giảm mà khơng rõ nguyên

nhân từ năm 2013 - 2014. Tuy nhiên, trong năm 2015, số lượng đàn ong tại tỉnh Hưng

Yên đã tăng gần gấp đôi so với năm 2014. Theo ơng Hồng Văn Thịnh, chủ tịch hội làm vườn và ni ong tỉnh Hưng n, ngun nhân có thể là do mật ong hoa nhãn tỉnh Hưng Yênđã có tiếngvà dần có tên tuổi trên thị trường tiêu thụ, lợi nhuận mang lại của việc nuôi ong mật cao hơn so với các ngành chăn nuôi truyền thống nên số lượng người ni ong tồn tỉnh tăng mạnh, cộng thêm việc kỹ thuật nuôi ngày được các hộ quan tâm hơn nên số lượng đàn ong của tỉnh có dấu hiệu tăng ổn định.

Bảng 4.1. Số lượng đàn ong mật của tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2013 - 2016

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 So sánh (%) 2014/ 2013 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ Số lượng đàn ong (đàn) 5899 5183 7827 8673 87,86 151,01 110,81 49,01 Sản lượng mật (kg) 72.967,8 65.232,6 95.489,4 115.810,6 89,40 146,38 121,28 52,90

Số lượng đàn ong mật của tỉnh Hưng Yênnăm 2016 tiếp tục tăng 110,81%

so với năm 2015 cho thấy sự tăng trưởng ổn định số lượng đàn ong, và sự phát triển mạnh mẽ của nghề nuôi ong mật tại tỉnh Hưng Yên. Trong năm 2016, tỉnh Hưng Yên và người ni ong của tỉnh đã đón nhận một tin vui có yếu tố quan trọng trong việc phát triển ni ong mật, đó là, ngày 13/6/2016, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Cơng nghệ) đã ra Quyết định số 34713/QĐ-SHTT

cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu mật ong hoa nhãn Hưng Yên. Với diện tích trồng nhãn tương đối lớn, đầu ra sản phẩm thuận lợi, Hưng Yên có nhiều tiềm năng để mở rộng các mơ hình ni ong lấy mật. Nghề ni ong tại Hưng n có từ lâu đời và mật ong hoa nhãn cũng trở thành đặc sản của tỉnh.

Nhấn mạnh vai trò của nhãn hiệu chứng nhận đối với các đặc sản địa phương, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng khẳng định việc cấp nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong hoa nhãn Hưng Yên” sẽ giúp địa phương đẩy mạnh phát triển kinh tế, các hộ sản xuất. Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng cảnh báo tình trạng lợi dụng nhãn hiệu chứng nhận: “Sau khi mật ong

hoa nhãn Hưng Yên được cấp nhãn hiệu chứng nhận, sẽ có những sản phẩm tương tự được gắn nhãn hiệu này, ảnh hưởng uy tín của các sản phẩm chính hiệu. Do vậy, sau khi được cấp giấy chứng nhận, chúng ta phải bảo vệ và phát triển sản phẩm. Đây là nhiệm vụ không chỉ của các ban, ngành, địa phương mà còn là của người dân, các cơ sở sản xuất, hợp tác xã” (Lê Loan, 2016).

Để hạn chế tình trạng nhái nhãn hiệu, tình trạng sản xuất mang tính tự phát và đưa ra những giải pháp mang tính định hướng để phát triển ổn định, lãnh đạo tỉnh Hưng Yên đề xuất Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản quản lý chặt chẽ nhãn hiệu, tuyên truyền, phổ biến để các hộ sản xuất và kinh doanh sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận này tuân thủ quy trình sản xuất, quy chế kiểm soát chất lượng, đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng đã công bố.

Đây vừa là cơ hội và thách thức cho tỉnh Hưng Yên nói chung và ngành

ni ong mật nói riêng. Tăng cường sản xuất, mở rơng quy mô, tăng số lượng đà nhưng đi đơi với nó là việc đảm bảo chất lượng các sản phẩm từ ong.

4.1.3. Quy mô và tp quán và trình độ ca h ni ong

Tỉnh chưa quyết tâm cao trong việc quy hoạch tổng thể, chưa thấy rõ được vai trị quan trọng của nghề ni ong trong cơng phát triển kinh tế địa

phương. Do đó, chưa có quan tâm thoả đáng dẫn đến hoạt động sản xuất manh mún, tự phát...

Công tác tổ chức quản lý của các hộ ni ong hiện nay cịn yếu, mang tính tự phát, manh mún, chưa thực sự hợp lý và hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa có sự định hướng khuyến khích từ phía các cấp chính quyền địa phương, sự quan tâm của cán bộ khuyến nơng. Do đó cũng ảnh hưởng

khơng nhỏ đến tình hình phát triển nghề ni ong trên tồn tỉnh, ảnh hưởng đến sản lượng mật ong cung ứng ra thị trường. Trên toàn địa bàn tỉnh chỉ có các hộ ni với quy mơ lớn là có cách tổ chức hợp lý và hiệu quả, những hộ này có sự hợp tác quan hệ với nhau, chuẩn hố từ khâu giống, chăm sóc, thu hoạch đến việc tạo “bước đi hoa và di dời ong đến nguồn cây có mật, có phấn” một cách khoa học vì thế số lượng đàn ong mật của những hộ này tăng lên rất nhanh hiệu quả tương đối cao.

- Trình độ tay nghề và kinh nghiệm nuôi ong: Theo điều tra thực tế những người ni ong có kinh nghiệm lâu năm thì 100% người ni đều trả lời: “nuôi ong đạt hiệu quả kinh tế cao ngồi các yếu tố về nguồn hoa, vốn... thì cần có tính u nghề đặc biệt phải nhạy cảm với con ong thì mới thành

cơng được”. Những người có kinh nghiệm lâu năm trong ni ong thường có quy mơ đàn rất lớn, sản lượng mật cung ứng ra thị trường chiếm tỷ trọng không nhỏ. Ở tỉnh Hưng Yênsố người có kinh nghiệm lâu năm trong ni ong chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số người nuôi của cả tỉnh, kỹ thuật nuôi phần lớn được người dân tự học và dựa vào kinh nghiệm bản thân. Những người này có vai trị rất quan trọng trong cơng tác chuyển giao kỹ thuật, truyền nghề cho thế hệ sau. Trong số người có kinh nghiệm ni được hỏi thì100% họ sẵn sàng hướng dẫn kỹ thuật nuôi cho người đã, đang và sẽ nuôi ong. Đây là yếu tố rất thuận lợi trong công tác phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh.

4.1.4. Hình thc ni và k tht ni ong h

4.1.4.1. Hình thức ni ong ở hộ

Qua khảo sát nghiên cứu hình thức nuôi ong 90 hộ dân tại 3 huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, dựa trên số lượng đàn ong của mỗi hộ để phân loại thành các quy mô của hộ nuôi ong. Quy mô nhỏ gồm những hộ dưới 40 đàn, từ 40 đến 100 đàn là những hộ ni ong có quy mơ trung bình, và những hộ quy mô lớnnuôi từ hơn 100 đàn ong trở lên

Bảng 4.2. Kết quả điều tra quy mô nuôi ong

Chỉ tiêu Số lượng (cơ sở) Tỷ lệ

(%)

Quy mơ nhỏ 45 50

Quy mơ trung bình 27 30

Quy mô lớn 18 20

Tổng số cơ sở điều tra 90 100

Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Tỉ lệ số lượng hộ dân nuôi quy mô nhỏ chiếm một nửa số hộ điều tra, cho thấy hình thức và quy mơ ni ong tại địa bàn điều tra vẫn còn nhỏ lẻ chưa tập trung, chủ yếu tận dụng nguồn lực sẵn có và lao động gia đình, chưa có sự đầu tư lớn. Số lượng trung bình cầu ong trên tổng số đàn có sự khác biệt lớn giữa các hình thức quy mơ. Những hộ ni ong quy mơ lớn có số lượng cầu ong lớn hơn trên một đàn ong, cho thấy hiệu quả cao hơn trong công tác nuôi ong mật, nhằm tạo ra hiệu suất kinh tế lớn hơn.

Và ong mật được hộ ni theo hai hình thức cốđịnh hoặc duy chuyển theo nguồn mật, tùy thuộc vào sốlượng ong của hộ và đặc tính của từng loại ong mà chủ hộ quyết định nuôi ong theo hình thức nào. Tỷ lệ ni ong mật theo hình thức cốđịnh hay duy chuyển ở các hộđiều tra được thể hiện ở hình 4.1.

0 10 20 30 40 50

Quy mơ nhỏ Quy mơ trung

bình Quy mơ lớn

Ni cố định Di chuyển

Hình 4.1. T lcác hình thức ni ong của hộ

Kết quả nghiên cứu cho thấy, những hộ thuộc quy mơ nhỏ và trung bình

thuộc hai quy mơ trên chủ yếu sản xuất theo mùa hoa và tận dụng lợi thế của tỉnh Hưng Yên, địa phương có nhiều loại cây ăn quả như vải, nhãn... số hộ nuôi cố định chiếm tỷ lệ cao và ổn định qua các năm là do mỗi địa phương đều có lợi thế về sinh thái do vậy hộ thường đặt ong tại nhà hoặc gửi sang vườn bên cạnh để ni, tiện chăm sóc và thu hoạch, giảm được các chi phí đi lại, chăm sóc.

Trái ngược với hai hình thức quy mơ hộ trên, các hộ thuộc quy mơ lớn có tỉ lệ ni di chuyển cao, qua kết quả điều tra chỉ có 1/18 hộ ni cố định. Những hộ có quy mơ ni ong lớn hầu hết là những người nuôi ong chuyên nghiệp và luôn di chuyển ong theo nguồn hoa có ở các địa phương trên cả nước, nhằm giảm chi phí ni dưỡng và thu hoạch được nhiều loại mậtong từ các nguồn hoa khác

nhau. Ví dụ, mật ong hoa nhãn Hưng Yênđã được cấp thương hiệu, mật ong hoa bạc hà Hà Giang...

Các hộ nuôi riêng lẻ, chủ yếu là tự phát ni theo phong trào thấy hộ ni

khác có hiệu quả là mua để ni mà khơng am hiểu về kỹ thuật... hiện nay, tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế về quy hoạch để phát triển nghề ong một cách cụ thể, chưa có giải pháp hiệu quả để thúc đẩy nghề ong phát triển rộng rãi nhằm khai thác tiềm năng của tỉnh. Do đó, Chính quyền địa phương cần quan tâm đến vấn đề này để có biện pháp quy hoạch tổng thể phát triển phù hợp.

4.1.5. S dụng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm ở h nuôi ong

4.1.5.1. Sử dụng đầu vào trong nuôi ong ở hộ điều tra

a) Giống ong

Qua điều tra cho thấy hầu hết giống ong mật của hộ là giống ong nội (Apis

cerana), hộ nuôi ong ban đầu mua vài đàn đến vài chục đàn sau đó theo vụ cứ thế

nhân đàn, phân chia đàn nhân tạo. Trong thị trường giống diễn biến không phức tạp, hộ ni nhiều bán cho hộ ni ít, hộ chưa ni lại tiếp tục nhân đàn cứ thế đàn ong được nhân rộng và duy trì. Tuy nhiên, qua điều tra cũng cho thấy các hộ bán ong giống hầu như khơng có sự kiểm dịch bệnh, chỉ qua cách nhìn cảm quan, như vậy đây là một vấn đề rất nghiêm trọng trong cơng tác duy trì và phát triển. Nếu khơng có kiểm dịch giống sẽ dẫn đến hiện tượng dịch bệnh lây lan gây rủi ro cho tất cả các hộ ni trong tồn tỉnh.

Giá cả của một cầu ong giống dao động từ 120 - 150 nghìn đồng/cầu. Người có nhu cầu mua ong giốngthường đến tận nhà các hộ nuôi ong để trao đổi.

ty giống ong mật với mức giá giao động từ 1 triệu đồng đến 1,3 triệu đồng/1đàn gồm 6 cầu ong. Giống ong ngoại thường được mua trực tiếp từ các Cơng ty giống uy tín, nên đảm bảo chất lượng và thường được các Công ty hướng dẫn kỹ thuật nuôi cụ thể, chi tiết.

b) Thức ăn cho ong mật

Mặc dù ong mật sống chủ yếu vào nguồn hoa tự nhiên nhưng nguồn hoa trong tự nhiên chỉ mang tình thời vụ, 12 tháng trong năm, các tháng 8, 9, 10, 1 là các tháng nguồn hoa rất khan hiếm. Để duy trì đàn ong cho vụ thu hoạch mật sắp tới, người nuôi ong, chủ yếu là các hộ nhỏ và trung bình cần phải sử dụng thêm thức ăn cho ong. Thức ăn cho ong thường là đường kính và mộtsố loại phấn hoa. Tuy nhiên, hầu hết người dân đều sử dụng đường kínhđể tiết kiệm chi phí, phấn hoa thường chỉ được một số hộ sử dụng trước thời kỳ vào vụ làm mật, để đảm bảo chất lượng mật ong sản xuất trong mùa vụ.

Bảng 4.3. Tình hình sử dụng thức ăn trong ni ong mật

S h T l

(%)

Thi gian s dng thức ăn trung bình trong năm (tháng/năm)

Đường kính 90 100 3,7

Phn hoa 15 16,67 0,8

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Do điều kiện về tình hình vốn, kinh nghiệm sản xuất, tổ chức sản xuất giữa các hộ khác nhau nên việc đầu tư thức ăn cho ong cũng khác nhau. Một số hộ nuôi ong với quy mơ lớn thường tiết kiệm được chi phí thức ăn cho ong bằng việc di chuyển đàn ong đến nguồn hoa mới ở các địa phương lân cận, các hộ nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)