...Thu nhập hỗn hợp của nghề nuôi ong cao hơn tương đối nhiều so với việc sản xuất nông nghiệp thông thường, đặc biệt với những hộ trồng cây ăn quả như nhãn, vải,...
Trước đây, khi chưa nuôi ong mật, việc sản xuất nơng nghiệp địi hỏi chi phí lớn cho
đầu tư đầu vào, giá bán sản phẩm bấp bênh, thiếu ổn định, chịu rủi ro cao. Đối với nghề
nuôi ong giá cả của đầu vào khơng biến động nhiều, do đó khơng ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất, mặt khác nghề ni ong sử dụng lao động ít, khơng cần nhiều đến đất đai
để sản xuất...
Bà Lương Xuân Tú, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên Nguồn: Phỏng vấn sâu hộ nông dân (2017)
Qua thực tế điều tra sản xuất mật ong ở các hộ đều mang lại hiệu quả kinh tế cao, hộ đạt hiệu quả cao nhất là các hộ có quy mơ ni trên 15 đàn ong mật, thu nhập hỗn hợp của loại hộ này đạt trên 6,4 triệu đồng/hộ/năm.
Để phát triển sản xuất mật ong có hiệu quả cao các hộ phải đầu tư ni với quy mơ từ trên 10 đàn trở lên. Do đó, trên địa bàn mở rộng quy mô về số lượng đàn ong/hộ ni có ý nghĩa rất lớn trong việc tìm cách nâng cao hiệu quả hiệu quả sản xuất ong mật tại các hộ. Điều này cũng phù hợp với tiềm năng của địa phương, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh.
Hiệu quả xã hội
Ngoài hiệu quả kinh tế, nghề ni ong mật cịn giải quyết hàng loạt các vấn đề xã hội như tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đa dạng hố
ngành nghề nơng thơn,thúc đẩy q trình sản xuất hàng hố...
Nuôi ong không tốn nhiều công sức và thời gian, đặc biệt là với những nhóm hộ quy mơ nhỏ và trung bình. Việc làm này giúp người dân có thêm lựa chọn để sản xuất kinh tế trên địa bàn nghiên cứu, tăng nguồn thu và phát triển thêm một hướng phát triển mới cho tỉnh Hưng Yên.
Bằng những nỗ lực của người ni ong, chính quyền tỉnh Hưng Yên, hiệu quả thực tế và đánh giá của người tiêu dùng, nhãn hiệu "mật ong hoa nhãn Hưng
n” đã chính thức được cơng nhận và nhận quyền bảo hộ. Đây là thành quả xứng đáng cho những nỗ lực khơng ngừng của chính quyền và những người ni ong mật, chắc chắn với thành công này và một thương hiệu sản phẩm đã được công nhận trong người tiêu dùng và bảo hộ, sẽ là tiền đề để nghề nuôi ong mật
phát triển mạnh mẽ tại địa phương.
Nghề nuôi ong mật phát triển sẽ giúp cho người dân cải thiện đời sống, xố đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống. Nhờ đó người dân càng tin tưởng vào chủ chương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi
cho phát triển kinh tế - xã hội.
Hiệu quả môi trường
Phát triển nghề nuôi ong là việc khai thác nguồn lợi sinh thái của vùng, ong mật là côn trùng trong tự nhiên, thức ăn chủ yếu của chúng là cây có nguồn hoa, chúng hút mật từ các loại hoa, lá. Do vậy, không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Mặt khác phát triển nuôi ong mật là việc tăng sản lượng mật, tăng số lượng đàn ong, ong mật là lồi cơn trùng thụ phấn cho cây trồng tốt nhất. Theo thống kê, nuôi ong mật sẽ làm tăng năng suất, phẩm chất cây trồng thơng qua
việc thụ phấn, có khoảng 60% cây trồng nơng nghiệp cần ong thụ phấn. Năng suất của cây ăn quả có ong thụ phấn có thể tăng từ 20 - 30% . Vì vậy, phát triển nuôi ong không những đem lại hiệu quả kinh tế cao mà cịn khơng làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Phát triển nuôi ong là phù hợp với thực tế của các vùng có lợi thế về sinh thái.
Theo đánh giá của người dân tỉnh Hưng Yên, đặc biệt là những người trồng cây ăn quả kết hợp nuôi ong, những người thường xuyên có ong đặt trong vườn vào mỗi vụ hoa.Tỉ lệ dùng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân kích thích hoa, chi phí thụ phấn cho cây đã giảm mạnh khi kết hợp nuôi ong. Đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật, người trồng cây kết hợp ni ong rất hạn chế, có những hộ
khơng sử dụng thuốc hóa học để phun cho cây, nhằm bảo vệ đàn ong. Điều đó khơng những giúp các hộ dân tiết kiệm được về mặt chi phí mà cịn có tác động rất tốt đến môi trường.
Việc nuôi ong trên địa bản tỉnh Hưng Yên, không những mang lại hiệu quả cao về kinh tế mà cịn có những ý nghĩa nhất đinh đối với mơi trường, giúp ích cho q trình phát triển của cây, giảm chi phí, và mang lại lợi ích kinh tế cho những hộ có vườn cây được ong thụ phấn.
* Những khó khăn tồn tại
- Ni ong mật hiện nay vẫn manh mún, phân tán, phát triển tự phát do đó hiệu quả cịn chưa cao.
- Trình độ kỹ thuật của hộ ni ong cịn thấp, chưa có nhiều kinh nghiệm.
- Công tác khuyến nông, khuyến ong hoạt động chưa hiệu quả
- Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho lớp trẻ kế tục nghề ong chưa được triển khai.
- Sự chênh lệch về trình độ kỹ thuật, tổ chức và hợp tác sản xuất giữa các nhóm hộ là vấn đề dẫn đến thu nhập của nghề nuôi ong cũng khác nhau.
- Việc quy hoạch tổng thể tạo sự liên kết khai thác giữa các ngành chưa được thực hiện...
- Công tác chế biến sản phẩm từ ong mật (mật ong) chưa được chú trọng
- Công tác kiểm định chất lượng ong giống, kiểm soát dịch bệnh chưa được quan tâm.
- Máy móc phục vụ cho thu hoạch chưa được đầu tư
- Việc tiêu thụ chỉ diễn ra ở quy mơ hộ gia đình, chưa khai thác hết tiềm năng thị trường ởcác điểm du lịch.
- Công tác tiếp thị, quảng cáo, xây dựng thương hiệu chưa được quan tâm.
- Hiện nay tiêu thụ sản phẩm từ ong mật diễn ra ở các nông hộ chủ yếu theo quy mô tiêu thụ nhỏ lẻ, hộ gia đình. Chưa có một biện pháp nào để nâng cao
giá trị sản phẩm ở cấp độ đơn giản nhất như việc đăng ký nhãn hiệu, đăng ký chất lượng. Chưa có nhu cầu liên hệ hoặc hợp tác giữa những người nuôi ong, để tổ chức tiêu thụ sản phẩm, chưa có sự chủ động liên hệ, tìm kiếm cơ hội hợp tác giữa những người nuôi ong với những cửa hàng...
4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI ONG
MẬTỞHỘ
4.2.1 Cây, nguồn mật, phấn của tỉnh Hưng Yên
Theo thống kê trong toàn tỉnh Hưng Yên diện tích đất phân bổ cho cây hàng năm và cây lâu năm chiếm tỷ trọng rất lớn trong diện tích đất tự nhiên, cơ cấu cây trồng phong phú và đa dạng. Cây trồng hàng năm chủ yếu là các loại cây như lúa, ngô, khoai tây, sắn, chuối, đậu tương, dưa chuột, bầu bí... Cây lâu năm như nhãn,vải,cam, xồi, bưởi...
Bảng 4.9. Diện tích và cơ cấu cây nguồn mậtchủ yếu
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Loại cây Diện tích
(ha) Tỷ lệ (%) Tháng cho mật,phấn Khả năng Cho mật Cho phấn
Cây ăn quả: 9.083,37
Nhãn 4.264,85 46,95 T3-4 +++ +
Vải 596,3 6,56 T2-3 +++ +
Táo 342,9 3,77 T9-10 +++ +
Cam, chanh, bưởi 1.780,63 19,60 T1-3 + +
Xoài 18,37 0,20 T2-3 + +
Khác… 991,2 10,98 + +
Cây hàng năm: 84.995,26
Lúa 2 vụ 68117 80,14 T4,T9 - ++
Ngô 6.228,61 7,33 T4-12 - ++
Bầu bí, dưa chuột 4118,8 4,85 T2-10 + ++
Cây khác … 7.175,85 8,44 + +
Nguồn: Nguyễn Ngọc Vững (2016)
Ghi chú: +++ Trữ lượng nhiều + Trữ lượng ít
++ Trữ lượng trung bình - Khơng có
Qua bảng 4.9 cho thấy Hưng Yên có nguồn mật, phấn đa dạng và phong
phú. Hưng Yên từ xa xưa đã được ví là thủ phủ của nhãn, đặc biệt là giống nhãn
lồng nức tiếng cả nước vì độ thơm ngon mà khơng nơi nào sánh bằng. Nhãn đang được xem là cây chủ lực cho kinh tế cao của tỉnh Hưng Yên với diện tích chiếm
46,95 % (4.264,85 ha) so với diện tích cây ăn quả. Theo tìm hiểu tại các địa phương của Hưng n, đang có chính sách cho bà con nông dân chuyển đổi các vùng trồng lúa năng suất kém sang trồng nhãn chuyên canh. Cây nhãn là một
trong những loại cây cho năng suất mật rất là cao, chất lượng lại rất ngon. Tận dụng lộc thiên nhiên sẵn có tại địa phương, từ xa xưa người dân nơi đây đã biết dựa vào con ong để lấy mật nhãn dùng trong sinh hoạt, buôn bán. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Hưng Yênđã xuất hiện các vùng chuyên canh cây nhãn với diện tích hàng trăm hecta trên các huyện Khối Châu, TP. Hưng Yên, Phù Cừ, Kim Động, Tiên Lữ, Ân Thi. Đến vụ mật nhãn tháng 3, 4 hàng năm các nơi đây thu hút rất nhiều trại ong từ Bắc tới Nam đến đây khai thác mật. Ngoài nguồn mật nhãn, tại Hưng Yên cũng có các cây cho nguồn mật cao như là vải (6,56 %), táo (3,77%)
các nguồn mật này sẽ được khai thác vào các thời điểm làtháng 1,2 dành cho vải sớm ở Phù Cừ (đã có thương hiệu trên thị trường), tháng 9,10 thu mật táo.Trước kia trên địa bàn tỉnh Hưng Yênngười nuôi ong sẽ khai thác được 3 vụ mật chính, thứ nhất là vụ mật hoa vải, nhãn vào tháng 3, 4; Vụ mật thứ hai là mật cây đay (cây lấy sợi) vào tháng 5 - 8; Vụ mật thứ 3 là mật hoatáo được thu vào tháng 9, 10. Nhưng hiện nay, người nuôi ong ở Hưng Yên chỉ thu được hai vụ mật là mật hoa nhãn và hoa táo, do diện tích trồng đay ở đây khơng cịn. Diện tích táo cũng đang dần bị thu hẹp thay thế vào đó là các cây trồng cho năng suất kinh tế cao như là cam, chanh, bưởi (19,60%). Có nhiều nơi bây giờ chỉ thu được một vụ mật hoa nhãn cịn mật táo thì chỉ để cho ong phát triển. Ngồi ra các loại cây nguồn mật thì cây cho phấn khác cũng rất phong phú như Lúa (80,14%), Ngơ (7,33%)
và các loại cây khác (cây có cả mật và phấn nhưng chỉ đủ cho ong phát triển) như Bưởi, Chanh, Xồi, Bầu bí, Các loại dưa ...
Tổng diện tích đất tựnhiên của tỉnh là 923,093 km2, trong đó diện tích đất nơng nghiệp chiếm 68,74%, diện tích đất nơng nghiệp lớn chủ yến là trồng các loại cây trồng phong phú, đây là nguồn cây tiềm năng đảm bảo để phát triển và tăng trưởng đàn ong.
Đặc điểm sinh thái của tỉnh có thể nói là có tiềm năng phát triển nghề ni ong theo hướng sản xuất hàng hóa, mang lại nhiều lợi ích cho xã hội cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
4.1.4.2. Kỹ thuật nuôi ong
- Công tác chọn giống
Giống ong có vai trị rất quan trọng trong sản xuất, chămsóc và đặc biệt là chất lượng mật ong. Ong giống quyết định tới chất lượng mật, cần có khả năng chống chịu thời tiết bất lơi, cho chất lượng mật cao, phù hợp với trang thiết bị nuôi và điều kiện tự nhiên của địa phương.
Bảng 4.10. Tỉ lệ ong giống của các hộ nuôi ong
Quy mô nhỏ Quy mơ trung bình Quy mơ lớn Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%)
Ong nội 45 100 27 100 18 66,34
Ong ngoại 0 0 0 0 6 33,33
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
Theo kết quả nghiên cứu, các hộ quy mô nhỏ và quy mô trung bình sử dụng giống ong nội, các hộ quy mơ lớn cũng chỉ nuôi ong ngoại với số lượng nhỏ nhằm tận dụng những ưu điểm của giống ong ngoại. Theo đánh giá của những người ni ong, ong ngoại có thể mang số lượng mật nhiều hơn cùng sức chịu đựng tốt hơn sovới ong nội. Tuy nhiên, chất lượng mật ong do ong ngoại mang lại thường lỗng và khơng được đánh giá cao so với chất lượng mật từ ong nội. Cụ thể, đối với những đàn ong phải di chuyển xa, sức chịu đựng của ong ngoại tương đối cao hơn ong nội, dẫn tới chi phí chăm sóc và rủi ro trong việc chăm sóc được giảm đi tương đối lớn. Khối lượng mật ong mang theo lớn trong mỗi lần di chuyển, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm được số lần và quãng đường di chuyển, mang lại số lượng mật nhiều hơn trong mỗi mùa hoa.
Nguồn cung cấp giống ong là từ các hộ nuôi trong tỉnh hoặc các tỉnh lân
cận, những người ni ong có kinh nghiệm bán ong giống đồng thời hướng dẫn người mới nuôi về kỹ thuật nuôi và nhân đàn, những người nuôi ong quy mô thường tự nhân đàn ong từ 1 đàn thành 2 đàn, từ 2 đàn thành 4 đàn.