Tình hình ong bị do ngộ độc thuốc thuốc bảo vệ thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 79)

STT Chỉ tiêu Số lượng điều

tra

Số lượng bị ngộ

độc Tỷ lệ %

1 Cơ sở nuôi ong (cơ sở) 60 51 85.00 2 Tổng số đàn ong (đàn) 900 212 23.56 3 Mức độ nặng (+++) 212 13 6.13 4 Mức độ trung bình (++) 212 124 58.49 5 Mức độ nhẹ (+) 212 75 35.38 Ghi chú:

Mức độ nặng: đàn ong bị chết hoặc người nuôi ong phải hủy đàn

Mức độ trung bình: đàn ong hồi phục trong thời gian từ 22 ngày -42 ngày.

Các số liệu điều tra ghi trong bảng 4.12 đã cho thấy 85% cơ sở nuôi ong đã có các đàn ong bị ngộ đọc thc bảo vệ thực vật. Trong đó có tới 23,56% tổng số đàn bị thiệt hại ở các mức độ khác nhau. Mức độ thiệt hại nặng chiếm 6,13%, mức độ thiệt hại ở mức trung bình khoảng 58,49% và mức độ nhẹ là 35,38%.

Nguyên nhân chủ yếu là do người dân khi sử dụng thuốc khơng có thơng báo cho các cơ sở nuôi ong và người nuôi ong chưa áp dụng tốt quy trình phong ngừa ong bị ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây trở ngại cho khả năng phát triển quy mô số lượng đàn ong trong những năm vừa qua ở tỉnh Hưng Yên.

4.2.4. Yếu t k tht trong ni ong

Trình độ cán bộ khuyến nơng đặc biệt là cán bộ khuyến ong cịn hạn chế,

trong tỉnh chưa có cán bộ kỹ thuật về ong mật nên việc kiểm sốt, phịng chữa bệnh cho ong mật gặp nhiều khó khăn.

Yếu tố kỹ thuật là yếu tố quan trọng thứ hai trong nghề nuôi ong. Kỹ thuật nuôi ong thể hiện ở các yếu tố về chọn lọc giống ong nuôi, kỹ thuật nhân, chia đàn, thức ăn, vệ sinh phịng bệnh... Việc khơng nắm vững kỹ thuật sẽ làm giảm số lượng đàn ong sút, rủi ro rất cao trong sản xuất.

- Giống ong: Năng suất và sản lượng mật ong trên đàn phụ thuộc rất lớn vào giống ong, nếu giống ong ngoại (ong ý) thì cho năng suất cao gấp 2 đến 3 lần ong nội nhưng việc phát triển đàn lại chậm, vốn đầu tư cao gấp 3 lần ong nội, ni ở quy mơ hộ thì rủi ro cao và hiệu quả

kinh tế thấp. Mặt khác, để lựa chọn giống ong ni khơng chỉ đơn thuần

là giống ong đó có vốn đầu tư cao, sức chống chịu bệnh tật tốt mà quan trọng hơn cả là hiệu quả kinh tế, phù hợp với điều kiện sinh thái, phù hợp với trình độ kỹ thuật của người ni.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, phần lớn hộ nuôi ong đều nuôi ong nội. Đây là giống ong rất phù hợp với các điều kiện của địa phương, với chi phí thấp, dễ ni, cho năng suất mật ong tương đối cao, chất lượng mật cao đậm và sánh, phù hợp với quy mơ hộ gia đình và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Do vậy, phát huy nguồn giống này là phù hợp trong phát triển nghềnuôi ong của địa phương. Tuy nhiên, để phát triển dài hạn và bền vững thì cơng tác kiểm định chất lượng giống là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu.

- Thức ăn: Ong mật là loại côn trùng sống trong tự nhiên, nguồn thức ăn chính là nhờ vào nguồn cây có mật. Năng suất mật ong được sản xuất ra không phụ thuộc trực tiếp vào lượng thức ăn mà người nuôi ong cho ong ăn. Thức ăn cho ong chủ yếu là đường kính (đường loại 2), việc cho ong ăn chỉ có tác động đến việc dưỡng ong, duy trì đàn ong trong thời gian nguồn cây có mật bị hạn chế. Vì thế, thức ăn cho ong ảnh hưởng gián tiếp tới sản xuất mật ong thơng qua việc duy trì đàn ong và tăng số lượng đàn ong đến thời điểm thu hoạch mật. Một đàn ong tiêu tốn từ 5-10kg đường/năm, số lượng đường sử dụng nhiều hay ít tuỳ thuộc vào trình độ tay nghề, kỹ thuật, điều kiện của hộ... Nếu tìm được nguồn

hoa, tạo được “bước đi hoa” để dưỡng ong thì lượng đường sử dụng là khơng đáng kể (1-3kg), cịn nếu chăm sóc tại nhà thì trung bình một đàn của các hộ nuôi

trong tỉnhsử dụng đường từ 6-8kg/đàn/năm.

4.2.5.Vốn đầu tư nuôi ong

Nhu cầu vốn để phục vụ cho nuôi ong ở các hộ là rất lớn, việc đầu tư vốn cho nghề ni ong có sự tách rời so với các ngành khác. Qua điều tra cho thấy hầu hết các hộ nuôiong đều mong muốn được vay vốn để tăng quy mô sản xuất nhưng số lượng vay vốn không nhiều, việc vay vốn cịn gặp nhiều khó khăn trong thủ tục vay và thanh tốn. Lãi suất vẫn ở mức cao so với thu nhập của hộ, phương thức thanh tốn cịn phức tạp. Do vậy, trong thời gian tới việc có chính sách trong hỗ trợ cho các hộ nuôi ong vay vốn là rất cần thiết, việc thành lập các tổ chức như CLB, HTX, tổ ni ong chun nghiệp có chính quyền tỉnhhỗ trợ và thừa nhận là một điều kiện thuận lợi để các hộ có thể vay vốn với lượng lớn nhằm tăng quy mơ sản xuất.

Bảng 4.13. Tình hình vay vốn của các hộ ni ong

Quy mơ nh Quy mơ trung bình Quy mô ln S h T l (%) S h T l (%) S h T l (%)

Hộ vay vốn 18 40,0 14 51,8 15 83,0

Hộ không vay vốn 27 60,0 13 48,2 3 17,0

Tng 45 100,0 27 100,0 18 100,0

Theo điều tra, nhóm hộ quy mơ nhỏ chỉ có tỉ lệ vay vốn để đầu tư nuôi ong là 40%. Những hộ nhóm quy mơ nhỏ, chủ yếu ni với mục đích tăng thêm thu nhập, trong lúc nơng nhàn, số lượng ni ít, tận dụng vật liệu sẵn có, vốn đầu tư ít nên thường khơng có nhu cầu vay vốn. Nhóm hộ quy mơ lớn có tỉ lệ vay vốn lớn nhất trong 3 nhóm hộ, 83% hộ có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh. Nhóm hộ này ni ong với quy mơ lớn, là nguồn thu nhập chính của hộ, thường xun di chuyển để tìm nguồn hoa mới, tăng số vụ thu hoạch mật trong năm lên mức tối đa. Chính vì thế, những chi phí dành cho việc chăm sóc, di chuyển, mua sắm công cụ dụng cụ nên nhu cầu vay vốn là rất lớn. Tổng hợp số liệu điều tra, nguồn vay vốn của nhóm hộ quy mơ lớn phần lớn là nguồn vốn ngân hàng, nhóm hộ quy mô nhỏ vốn vay chủ yếu là từ bạn bè, người thân.

4.2.6. Phân tích SWOT trong phát trin ngh ni ong ca h

Dựa vào bảng phân tích SWOT ta có thể kết hợp giữu 4 thành phần trên để thấy được phương hướng phát triển nghề ong trong thời gian tới:

* Sự kết hợp giữa điểm mạnh và cơ hội (S/O): Cần tăng cường mở rộng quy mô đàn ong mật ở nông hộ hiện tại (tăng quy mô sản xuất), phát triển hộ ni ong mới ở các vùng có tiềm năng lợi thế về sinh thái nhằm tăng sản lượng. Thành lập các tổ nuôi ong chuyên nghiệp, các CLB nuôi ong kết hợp với cán bộ khuyến nông tổ chức các cuộc chuyển giao kỹ thuật, các lớp đào tạo nghề nuôi ong, tăng cường tiêu thụ sản phẩm vào các khu du lịch

sinh thái...

* Sự kết hợp điểm mạnh và điểm yếu (S-W): Tăng cường cơng tác dự tính, dự báo về điều kiện thời tiết, khí hậu, phát huy vai trị chủ đạo của cán bộ khuyến nông trong việc hướng dẫn kỹ thuật, định hướng phát triển nuôi ong. Chính quyền địa phương cần có các giải pháp định hướng trong quy hoạch về vùng phát triển, quy hoạch để ong đến hút mật, trồng theo cách xen kẽ nhằm giảm tới mức tối đa diện tích rừng khai thác hết cùng một lúc, làm ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của ong mật. Người nuôi ong cần lên kế hoạch cho ong mật di chuyển đến vùng có nguồn hoa mới “tạo bước đi hoa” trong và ngồi tỉnh nhằm duy trì và khai thác mật hợp lý trong năm. Tổ chức công tác thu gom sản phẩm với số lượng lớn để tiêu thụ một cách thuận lợi và hiệu quả nhất.

Bảng 4.14. Phân tích SWOT trong phát triển nghề nuôi ong

Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses)

- Diện cây trồng và cây tự nhiên, cây ăn quả với mật độ cao. Tạo điều kiện có nguồn thức ăn phong phú dồi dào

- Các đầu vào cơ bản có sẵn hoặc tự sản xuất tại địa phương.

- Nguồn nhân lực dồi dào

- Người ni có kinh nghiệm sẵn sàng chuyển giao kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi

ong.

- Sản phẩm từ ong mật cơ bản bảo đảm chất lượng

- Thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm

- Quy mô nhỏ lẻ, tự phát chưa đi vào tổ chức, thiếu sự phối hợp.

-Kỹ thuật nuôi chưa đồng đều đặc biệt

trong cơng tác phịng trị bệnh ong.

- Phần lớn sản phẩm chưa được kiểm định chất lượng.

- Nông hộ thiếu vốn đầu tư để mở rộng quy mô đàn ong và đa dạng hố các loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

- Tiêu thụ tự phát, quy mơ gia đình

- Các kênh tiêu thụ sản phẩm còn yếu và thiếu

Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats)

- Nhu cầu của thị trường còn rất lớn.

- Tăng quy mô đàn ong để khai thác hết tiềm năng của vùng

- Xu hướng hội nhập tạo thêm nhiều thị trường tiềm năng.

- Sản lượng mật ong xuất khẩu tăng dẫn đến giá mật ong thị trường nội địa tăng

lên.

- Thị hiếu của người tiêu dùng có thiên hướng về sản phẩm tự nhiên.

- Xu hướng tăng mức tiêu thụ mật ong

- Hạ tầng các khu sinh thái phát triển.

- Tiếp cận và ứng dụng tiến bộ KHKT mới vào nuôi ong.

- Sự quan tâm của Nhà nước, chính quyền địa phương, của các tổ chức quốc tế...

- Dư luận cho rằng mật ong nuôi không tốt bằng mật ong rừng.

- Tình trạng lạm dụng thuốc BVTV có khả năng gia tăng trong thức ăn của ong.

- Thiên tai bất thường có thể ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của nguồn dinh dưỡng tạo mật.

- Nhân lực kế cận nghề nuôi ong (thanh niên trẻ) nhằm duy trì và phát triển nghề

ong.

- Giá tiêu thụ các sản phẩm từ ong chưa thực sự ổn định.

- Nếu nuôi với quy mô lớn việc tiêu thụ tự phát sẽ khơng hiệu quả.

- Khó phát hiện ra bệnh của ong, chưa có thuốc đặc trị hiệu quả.

Nguồn: tổng hợp điều tra (2017) * Sự kết hợp giữa điểm mạnh và nguy cơ (S-T): Chính quyền địa phương cần có các biện pháp trong cơng tác kiểm dịch, hạn chế những người nuôi ong từ nơi khác đến gửi ong nhằm bảo đảm cho đàn ong trong tỉnh không bị lây bệnh. Tăng cường công tác tuyên truyền cho thế hệ trẻ về vai trò và tầm quan trọng của nghề nuôi ong mật (dựa vào các hiệp hội như hội phụ nữ, đoàn thanh niên...) để duy trì và phát triển nghề ong. Từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của tỉnhđể giảm thiểu cạnh tranh.

* Sự kết hợp giữa điểm yếu và nguy cơ (W-T): Tăng cường công tác khuyến nông để hạn chế việc lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất nơng nghiệp, có các biện pháp kỹ thuật trong nuôi ong mật khi bị ảnh hưởng của thuốc BVTV. Công tác thu hoạch phải theo đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo cho chất lượng khi tiêu thụ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng thương hiệu các sản phẩm từ ong mật của tỉnhtrong tương lai...

4.3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI ONG MT Ở TỈNH HƯNG YÊN

4.3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển nuôi ong mật ở tỉnh Hưng Yên

4.3.1.1. Những quan điểm chủ yếu

* Quan điểm hệ thống

Theo quan điểm này thì phát triển nghề ni ong được coi là một hệ thống chặt chẽ gồm 3 khâu chính: Sản xuất, chế biến, tiêu thụ. Ta có thể hình dung điều đó qua trình tự sau:

+ Sản xuất: Tập trung phân bố vùng chăn nuôi hợp lý nhằm phát huy được tiềm năng của địa phương đặc biệt phải mang tính bền vững, việc phát triển phải gắn liền với việc đầu tư con giống phải đảm bảo chất lượng công nghệ, chuyển giao khoa học, công nghệ mới vào sản xuất. Các chính sách vĩ mơ (thuế, giá cả, đầu tư tín dụng nơng nghiệp…) phải mang tính chất đồng bộ và tổng thể .

+ Chế biến: Lựa chọn sản phẩm chế biến sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, xây dựng các điểm chế biến cho phù hợp, đầu tư trong việc chuyển giao công nghệ chế biến, xây dựng các tiêu chí chặt chẽ trong hợp đồng thu gom sản phẩm chế biến nhằm đảm bảo lợi ích chung và thúc đẩy sản xuất phát triển.

+ Tiêu thụ: Tăng cường khai thác thị trường hiện có, chủ động tìm kiếm thị trường mới, xúc tiến đồng bộ các biện pháp marketing, hợp tác liên doanh liên kết sản xuất và tiêu thụ, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm trên cơ sở đó thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy phát triển sản xuất.

Như vậy, theo quan điểm này phát triển nghề nuôi ong (khâu sản xuất), tiếp theo là khâu sơ chế, chế biến. Khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm, nó quyết định sự thành bại của sản xuất, vấn đề cốt lõi của khâu này là tìm thị trường và bạn hàng ổn định lâu dài, phân phối sản phẩm tại các thị trường mang tính chiến lược nhằm khai thác được lợi thế và xây dựng thương hiệu sản phẩm. Mặt khác, trong khâu tiêu thụ cần lưu ý tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng để có nhằm nâng cao tính cạnh tranh, kích thích nhu cầu của người tiêu dùng.

* Quan điểm sản xuất hàng hóa

Khi nền kinh tế thị trường phát triển và phân công lao động xã hội ngày càng tỷ mỉ, năng suất lao động trong nơng nghiệp được nâng lên thì việc ni ong mật từng bước chuyển sang ni theo hướng hàng hóa. Đây là xu hướng có tính quy luật của sự phát triển. Vì thế việc ni ong mật của hộ nông dân trong tỉnh muốn đạt hiệu quả cao phải chú ý đến vấn đề này. Như vậy trong q trình

phát triển phải có các chính sách và giải pháp đúng đắn, hợp lý trong phát triển nghề nuôi ong mật, từng bước xây dựng và phát triển các trang trại, các hợp tác xã, các mơ hình ni điển hình để nhân rộng. Chỉ có điều kiện như vậy thì mới có thể đưa những tiến bộ kỹ thuật vào, làm tăng một cách đáng kể năng suất và sản lượng ngành ong của tỉnh.

* Quan điểm hiệu quả

Ngày nay, chúng ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong điều kiện đó thì việc giao lưu kinh tế giữa các địa phương ngày càng phát triển và được Nhà nước khuyến khích . Trong điều kiện mua bán trao đổi mọi loại sản phẩm đã trở nên bình thường thì một điều tất yếu là sản xuất phải tính đến hiệu quả kinh tế xã hội.

- Việc sản xuất các sản phẩm ong mật phải đem lại hiệu quả kinh tế cao, tức là sản xuất phải đạt được lợi nhuận cao trên một ngày công lao động, trên một đồng vốn bỏ ra.

- Việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm phải góp phần tích cực vào việc giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống cho người dân nông thôn.

* Quan điểm bảo vệ môi trường sinh thái

Bảo vệ môi trường sinh thái là vấn đề đựơc Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm vì hiện nay việc khai thác tài nguyên vào việc phát triển kinh tế đang làm cho môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng. Mặt khác việc sử dụng một cách bừa bãi thuốc bảo vệ thực vật làm cho nguồn nước và khơng khí bị ơ nhiễm nặng nề.

Phát triển nghề nuôi ong là việc khai thác triệt để nguồn lợi sinh thái, không sử dụng chất hố học, khơng sử dụng trực tiếp đất nơng nghiệp nên sản phẩm rất tự nhiên và đặc biệt an toàn. Mặt khác, phát triển nghề ni ong tác động rất tích cực đến tăng năng suất cho cây trồng thông qua ong mật thụ phấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 79)