Tình hình vay vốn của các hộ nuôi ong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 81 - 83)

Quy mô nhỏ Quy mô trung bình Quy mô lớn Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%)

Hộ vay vốn 18 40,0 14 51,8 15 83,0

Hộ không vay vốn 27 60,0 13 48,2 3 17,0

Tổng 45 100,0 27 100,0 18 100,0

Theo điều tra, nhóm hộ quy mô nhỏ chỉ có tỉ lệ vay vốn để đầu tư nuôi ong là 40%. Những hộ nhóm quy mô nhỏ, chủ yếu nuôi với mục đích tăng thêm thu nhập, trong lúc nông nhàn, số lượng nuôi ít, tận dụng vật liệu sẵn có, vốn đầu tư ít nên thường không có nhu cầu vay vốn. Nhóm hộ quy mô lớn có tỉ lệ vay vốn lớn nhất trong 3 nhóm hộ, 83% hộ có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh. Nhóm hộ này nuôi ong với quy mô lớn, là nguồn thu nhập chính của hộ, thường xuyên di chuyển để tìm nguồn hoa mới, tăng số vụ thu hoạch mật trong năm lên mức tối đa. Chính vì thế, những chi phí dành cho việc chăm sóc, di chuyển, mua sắm công cụ dụng cụ nên nhu cầu vay vốn là rất lớn. Tổng hợp số liệu điều tra, nguồn vay vốn của nhóm hộ quy mô lớn phần lớn là nguồn vốn ngân hàng, nhóm hộ quy mô nhỏ vốn vay chủ yếu là từ bạn bè, người thân.

4.2.6. Phân tích SWOT trong phát triển nghề nuôi ong của hộ

Dựa vào bảng phân tích SWOT ta có thể kết hợp giữu 4 thành phần trên để thấy được phương hướng phát triển nghề ong trong thời gian tới:

* Sự kết hợp giữa điểm mạnh và cơ hội (S/O): Cần tăng cường mở rộng quy mô đàn ong mật ở nông hộ hiện tại (tăng quy mô sản xuất), phát triển hộ nuôi ong mới ở các vùng có tiềm năng lợi thế về sinh thái nhằm tăng sản lượng. Thành lập các tổ nuôi ong chuyên nghiệp, các CLB nuôi ong kết hợp với cán bộ khuyến nông tổ chức các cuộc chuyển giao kỹ thuật, các lớp đào tạo nghề nuôi ong, tăng cường tiêu thụ sản phẩm vào các khu du lịch

sinh thái...

* Sự kết hợp điểm mạnh và điểm yếu (S-W): Tăng cường công tác dự tính, dự báo về điều kiện thời tiết, khí hậu, phát huy vai trò chủ đạo của cán bộ khuyến nông trong việc hướng dẫn kỹ thuật, định hướng phát triển nuôi ong. Chính quyền địa phương cần có các giải pháp định hướng trong quy hoạch về vùng phát triển, quy hoạch để ong đến hút mật, trồng theo cách xen kẽ nhằm giảm tới mức tối đa diện tích rừng khai thác hết cùng một lúc, làm ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của ong mật. Người nuôi ong cần lên kế hoạch cho ong mật di chuyển đến vùng có nguồn hoa mới “tạo bước đi hoa” trong và ngoài tỉnh nhằm duy trì và khai thác mật hợp lý trong năm. Tổ chức công tác thu gom sản phẩm với số lượng lớn để tiêu thụ một cách thuận lợi và hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 81 - 83)