- Tình hình nuôi ong ở một số nước trên thế giới
Nghề nuôi ong mật trên thế giới đã có từ hơn 4000 năm (Mazar and Panitz- Cohen, 2007). Theo Crane (1990), nghề nuôi ong mật đã trải qua 4 giai đoạn: giai đoạn nguyên thủy là phương thức săn ong lấy mật, tiếp đến là nuôi ong trong hốc cây ở trên rừng, sau đó hình thì hình thành nên phương thức nuôi ong trong đõ (bánh tổ cố định) và cho đến nay là phương thức nuôi ong cải tiến - nuôi ong trong
Nghề nuôi ong ở Châu Âu phát triển rất sớm và mạnh, mật độ phân bố ong đạt 3 đàn /1 km2, nhiều hơn hẳn so với các châu lục khác. Tổng số đàn ong đã tăng từ 13 lên 15 triệu đàn, sản lượng mật đạt khoảng 122 - 165 ngàn tấn, năng suất mật bình quân đạt 11kg/đàn, trong đó Liên Bang Nga là nước có số lượng đàn ong lên tới 3.3 triệu đàn ong và sản xuất được 65 - 68 nghìn tấn mật
ong (Prokofyeva, 2015).
Ở châu Mỹ, nơi không có giống ong bản địa, phải nhập giống từ châu Âu qua, nhưng nghề nuôi ong ở Bắc Mỹ lại rất phát triển, năng suất mật bình quân đạt 17 kg/đàn. Các nước ở châu Mỹ có sản lượng mật ong lớn là Argentina
97.000 - 110.000 tấn, Mexico đạt 87.000 tấn, Canada đạt 43.000 tấn, riêng Mỹ, theo báo các của Cục Nông nghiệp Mỹ (USDA, 2016) từ 4.3 triệu đàn (sau thế chiến thứ II) đến nay đã bị giảm xuống còn 2.740.000 đàn ong, sản lượng mật ong từ 85.000 - 97.000 tấn đã giảm xuống chỉ còn 65.100 tấn (USDA, 2016).
Do đặc điểm địa hình và khí hậu mà đã ảnh hưởng đến khả năng nuôi ong ở tại Châu Đại Dương. Australia là nước có diện lớn, mật độ phân bố ong trung
bình rất thấp 0.07 đàn/km2. Bắc Australia thuộc vùng nhiệt đới, nhưng phần lớn những nơi nuôi ong thuộc vùng cận nhiệt đới. Một số người nuôi ong di chuyển nên năng suất khá cao. Đầu những năm 70, tổng số đàn ong của châu đại dương tăng lên 14% nhưng sản lượng mật ong tăng lên 24% (Gupta et al., 2014).
Châu Á có thảm thực vật phong phú, khí hậu khá thuận lợi và có nhiều giống ong bản địa. Hai loài ong được nuôi phổ biến đó là loài Apis cerana và
giống ong châu Âu (Apis mellifera). Số đàn ong của Châu Á chiếm 1/4 số đàn ong trên thế giới và sản xuất được 1/4 sản lượng mật ong thế giới, trong đó Trung Quốc là nước đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu mật ong chiếm 1/2 số đàn ong ở
Châu Á. Vùng Đông Á cũng là trung tâm sản xuất và tiêu thụ nhiều sữa chúa nhất. Trung Quốc 1 năm sản xuất tới 400 tấn sữa chúa (Crane, 1990; Gupta et al.,
2014). Theo báo cáo của hội ong Trung quốc, nước nay có 9,2 triệu đàn ong (300.000 người nuôi ong) sản xuất được 400.000 tấn mật ong, 4000 tấn sữa ong chúa, 4000 tấn phấn hoa, 6000 tấn sáp ong, 400 tấn keo ong (Chen et al.,2014).
Nghề nuôi ong ở Châu Phi nhìn trung phát triển chậm và hiện nay đang có chiều hướng giảm sút, do giống ong Châu Phi nhiệt đới rất hung dữ nên nuôi với quy mô lớn đã gặp phải nhiều khó khăn và năng suất mật rất thấp. Etopia có
khoảng 2.52 triệu đàn, năng suất mật chỉ đạt 8.3 kg/đàn. Kenia cũng có tới 2.1 triệu đàn, nhưng năng suất mật cũng chỉ đạt 5.7 kg/đàn (Gupta et al., 2014).