Giải pháp phát triển nuôi ongmật ở tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 87 - 91)

4.3.2.1. Quy hoạch vùng nuôi ong

Để phát triển mạnh mẽ nghề nuôi ong trước hết phải quy hoạch, bố trí nuôi

ong sao cho vừa phát huy được tiềm năng sinh thái của từng địa phương vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, việc phát triển nuôi ong tại các hộ nuôi mang

tính manh mún tự phát, chưa thực sự hợp lý. Vì vậy, từ nay đến năm 2020 phải có sự điều chỉnh lại để nghềnuôi ong đi vào ổn định nhằm đạt được hiệu quả cao hơn. Trên địa bàn tỉnh, qua số liệu thống kê phân bố đất đai, tiềm năng sinh thái thì nên tập trung bố trí phát triển sản xuất tại vùng có nhiều nguồn cây nguyên liệu, cây ăn quả,

cây lâu năm như Khoái Châu, Ân Thi, PhùCừ...Vì đây là các xã có diện tích rừng và diện tích cây ăn quả chiếm tỷ trọng lớn trong diện tích đất tự nhiên.

Song song với việc quy hoạch trên cần có kế hoạch trong công tác duy trì và phát triển diện tích rừng trồng mới, khuyến khích áp dụng các loại giống cây lâu năm (đặc biệt là cây ăn quả) để nhằm tạo nguồn thức ăn cho ong mật phát triển và tăng năng suất.

4.3.2.2. Nâng cao vai trò hệ thống Khuyến nông cho phát triển nuôi ong mật

Hệ thống khuyến nông ở Tỉnh Hưng Yênđã được thành lập, nhưng do hạn chế về nhân lực, cơ sở vật chất và kỹ thuật, chưa có cán bộ thật sự chuyên về con ong nên hoạt động của hệ thống này còn hạn chế đã ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Do vậy, đào tạo cán bộ và xây dựng hệ thống khuyến nông nhằm chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất một cách hiệu quả là một vấn đề cần thiết, với hoạt động chủ yếu là:

- Tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về khuyến nông, khuyến ong và phát triển nông thôn cho cán bộ của hệ thống khuyến nông.

- Đầu tư cơ sở vật chất, các thiết bị kỹ thuật cho cơ quan khuyến nông để tổ chức tốt các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

- Hình thành hệ thống khuyến ong tại các xã để người nuôi ong có thể tiếp cận với các dịch vụ và kỹ thuật.

- Tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi ong một cách hệ thống cho người nuôi ong, áp dụng phương pháp tập huấn theo nhu cầu của người nuôi ong, đảmbảo đủ thời lượng và coi trọng phương pháp có sự tham gia, chú trọng tư vấn kỹ thuật. Trước hết mở các lớp tập huận tại các xã có tiềm năng lớn như huyện có phong trào nuôi ong phát triển như Ân Thi, Phù Cừ, Khoái Châu mỗi lớp 30 người (là những người đã

tham gia nuôi ong).

- Thành lập các hình thức tổ nuôi ong chuyên nghiệp, CLB, HTX nuôi ong tại các xã có các hộ nuôi quy mô lớn nhằm tạo mô hình trình diễn thu hút sự tham gia phát triển nghề nuôi ong mật.

4.3.2.3. Thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển nuôi ong mật

Mục đích của giải pháp này là nhằm chuyển giao kỹ thuật cho người nuôi ong trong đó tập trung vào các hộ theo phương thức nuôi nhỏ, trung bình. Các kỹ thuật giới thiệu sẽ được lựa chọn dựa trên nhu cầu của hộ nuôi và phù hợp với đặc điểm sản xuất, sinh thái, dân trí của mỗi vùng. Các hoạt động cụ thể là:

- Hướng dẫn và khuyến khích người nuôi ong thành lập câu lạc bộ nuôi ong. Sau tập huấn sẽ hỗ trợ cho câu lạc bộ một số lượng giống nhất định (khoảng 50 tổ/một CLB) giúp cho họ có đàn ong để nuôi thực hiện kỹ thuật mới. Sau khi cấp ong sẽ tiến hành tư vấn kỹ thuật trong vòng một năm (chia làm 6 đợt tư vấn kỹ thuật tại hộ nuôi ong) đến khi người nuôi ong áp dụng vững kỹ thuật. Thành phần tham gia là giáo viên, cán bộ khuyến nông tỉnh và những người nuôi ong chuyên nghiệp (2 - 3 người) cùng tham gia.

- Hỗ trợ đưa thiết bị hạ thuỷ phần (hạ thấp lượng nước) trong mật ong (loại có công suất nhỏ) vào áp dụng tại một số vùng trọng tâm để đảm bảo mật ong có độ thuỷ phần thấp phục vụ cho xuất khẩu và tiêu thụ ở thị trường khó tính trong nước nhưng lại có giá cao hấp dẫn.

- Đẩy mạnh vai trò của các hiệp hội (hội Phụ nữ, đoàn Thanh niên...) nhằm tuyên truyền cho các lớp trẻ nhận thức được vai trò ý nghĩa, hiệu quả của nghề nuôi ong, giúp cho có nhiều thanh niên tham gia vào phát triển nghề nuôi ong.

- Thành lập cửa hàng dịch vụ chuyên cung cấp các thiết bị trong nuôi ong (cung cấp tầng ) tại trung tâm tỉnh nhằm tạo điều

kiện thuận lợi cho các hộ nuôi có các yếu tố đầu vào kịp thời trong sản xuất.

4.3.2.4. Có chính sách vay vốn ưu đãi cho người nuôi ong mật

Vốn tín dụng không chỉ cần thiết cho khâu sản xuất, mà còn rất quan trọng đối với việc đầu tư các trang thiết bị tinh lọc, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch như máy quay li tâm, bồn chứa, thiết bị kiểm định chất lượng... Do đó, việc thực hiện một chính sách vay vốn ưu đãi nhất là cho người nghèo là việc làm cần thiết là những điều kiện cần và đủ để phát triển sản xuất. Cụ thể là:

- Giúp cho người nuôi ong tiếp cận được với tất cả các nguồn tín dụng (chính thống và không chính thống) với thời hạn vay trung và dài hạn, mức vay hợp lý đủ để đầu tư cho phát triển sản xuất, các thủ tục vay đơn giản và nhanh chóng.

- Công nhận hình thức CLB nuôi ong, HTX nuôi ong để có cơ sở pháp lý nhằm bảo lãnh việc vay vốn giúp các thành viên trong CLB có vốn để phát triển sản xuất.

4.3.2.5. Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm từ ong mật

Hiện nay, việc tiêu thụ mật ong trên địa bàn tỉnh Hưng Yên mặc dù chưa đến mức căng thẳng như thị trường tiêu thụ của một số sản phẩm khác, nhưng tương lai với việc phát triển sản xuất mật ong quy mô lớn thì vấn đề tiêu thụ sản phẩm là vấn đề sẽ khó khăn nếu không có giải pháp chiến lược. Như đã phân tích ở trên, kênh tiêu thụ mật ong chủ yếu của các hộ nuôi ong là kênh trực tiếp (bán

tại nhà). Do vậy, thường không chủ động trong tiêu thụ có lúc dư thừa, có lúc lại thiếu hụt. Do vậy, không kích thích được sản xuất phát triển. Thị trường là yếu tố quan trọng, có tác dụng như một đòn bẩy cho các hoạt động sản xuất kinh doanh,

tuy nhiên đây cũng là vấn đề khó khăn nhất hiện nay. Mục đích của giải pháp này là giúp cho người nuôi ong trước hết là bán được sản phẩm một cách kịp thời, có hoạch định chiến lược tiêu thụ trong tương lai.

Trước hết cần thực hiện các biện pháp nhằm tăng cườngsức mua và tiêu thụ sản phẩm tại chỗ là quan trọng nhất vì hình thức tiêu thụ tại hộ hiện tại là rất thuận lợi.

Tổ chức cho người nuôi ong thăm quan các cửa hàng bán mật ong, giúp họ thấy được tiềm năng tiêu thụ tại các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh. Giúp

cho người nuôi ong định hướng, hợp tác tiêu thụ trong tương lai.

Giới thiệu cho người nuôi ong tham khảo các loại chai thuỷ tinh có kiểu dáng đa dạng hơn, mang tính đặc trưng nét văn hoá của tỉnh nhằm gây sự chú ý, tạo sự tiện lợi cho người mua. Kết hợp với các loại nhãn mác đơn giản nhất mang đặc thù mật ong của tỉnh...

Trong tương lai với lượng cung lớn, cần tiến hành một số giải pháp riêng về nhu cầu sử dụng mật ong của những người trực tiếp tiêu dùng (tập trung các yếu tố như thị hiếu tiêu thụ, tần suất tiêu thụ, ảnh hưởng về thời vụ, tâm lý và

việc ra quyết định tiêu dùng...) giới thiệu trưng bày sản phẩm ở các quầy hàng lưu niệm các điểm du lịch... phục vụ cho các đối tượng khách du lịch.

Để thực hiện tốt các hoạt động trên, các cơ quan chức năng địa phương cần năng động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho địa phương mình. Có thể hình thành các tổ hoặc HTX dịch vụ nhằm giúp cho người nuôi ong trong việc cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi nhất. Tăng cường cung cấp thông tin về thị trường, giá cả cho người nuôi ong trên các phương tiện thông tin đại chúng, ngoài ra các cơ quan kinh tế và thống kê thường xuyên giúp người nuôi ong các thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm.

4.3.2.6. Các giải pháp khác

- Các hộ nuôi ong tích cực tham gia các lớp tập huấn về nuôi ong và

chuyển giao khoa học kỹthuật của trung tâm Khuyến nông huyện tổ chức, tham

gia câu lạc bộ nuôi ong để được tìm hiểu kỹ về cách thức nuôi, nhất là khâu chăm sóc đòi hỏi phải rất cẩn thận, đúng quy trình kỹ thuật và thời điểm thì mới có nguồn mật tốt.

- Tăng diện tích trồng cây ăn quả lâu năm (nhãn, vải...) trồng rừng tạo nguồn thức ăn cho ong mật.

- Hạn chế phương thức nuôi nhỏ lẻ, manh mún từng bước cải thiện nuôi theo hình thức chuyên nghiệp.

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 87 - 91)