… Nên thường xuyên kiểm tra ong chúa của mối đàn để đạt tình trạng tốt nhất. Cần kiểm tra thường xuyên để tạo ong chúa mới hoặc đưa mũ ong chúa tốt từ đàn ong khác sang khi ong chúa của đàn đã già. Ong chúa tốt thường có những chỉ tiêu: có thân hình lớn, đẻ đều, đẻ nhiều trứng hàng ngày, tỷ lệ trứng thụ tinh cao. Khi đàn ong đã phát triển đông đúc, tôi chủ động tạo thêm mũ chúa để đàn ong sớm sẻ thành 2 đàn một cách tự nhiên.
Ơng Đồn Hồng Quân, xã Phan Sào Nam, huyện Phù Cừ -
Nhóm hộ ni theo qui mơ lớn Nguồn: Phỏng vấn hộ nuôi ong (2017)
Theo kết quả phỏng vấn các hộ mua giống từ các hộ nuôi ở qui mô vừa và hộ nuôi ở qui mô lớn. Hầu hết các hộni mua giống ong khơng có thỏa thuận gì với người bán về việc đảm bảo chất lượng cho người ni.
- Cơng tác chăm sóc
Cơng tác chăm sóc ong là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của nghề nuôi ong, số lượng đàn và sản lượng mật ong sản xuất ra nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào khâu kỹ thuật chăm sóc ong. Chăm sóc ong khơng cần nhiều đến nhân lực, một người có thể chăm sóc đến 300 đàn ong. Việc chăm sóc ong cần chăm chỉ, tỉ mỉ, nhẹ nhàng, phải theo dõi thường xuyên. Một đàn ong yêu cầu chăm sóc hàng ngày nhằm theo dõi, phát hiện các triệu trứng biến động của đàn ong.
Đối với người ni ong tại tỉnh Hưng n, bình quân một người chăm sóc từ 30 - 40 đàn ong, một tháng cần xem xét đàn ong 15 ngày, mỗi đàn bình quân 5 -
10 phút. Người chăm sóc ong chủ yếu là chủ hộ ni ong có độ tuổi bình qn từ 45 đến 60 tuổi. Việc chăm sóc ong mỗi đợt được tiến hành như sau:
Thời kỳ theo dõi ong để tạo chúa, nhân đàn: Người nuôi ong thường mở thùng ong xem xét từng cầu ong về số trứng được đẻ, số ong trong đàn, dịch bệnh,
tình trạng ong chúa... Thời kỳ này cần chăm sóc tỷ mỉ và theo dõi hàng ngày.
Thời kỳ thu hoạch: Khơng cần thời gian chăm sóc nhiều, nếu nguồn hoa dồi dào người nuôi cứ 3 ngày xem xét đàn ong một lần thấy được độ chín của mật để thu hoạch...