Quan điểm, mục tiêu phát triển nuôi ongmật ở tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 84 - 87)

4.3.1.1. Những quan điểm chủ yếu

* Quan điểm hệ thống

Theo quan điểm này thì phát triển nghề nuôi ong được coi là một hệ thống chặt chẽ gồm 3 khâu chính: Sản xuất, chế biến, tiêu thụ. Ta có thể hình dung điều đó qua trình tự sau:

+ Sản xuất: Tập trung phân bố vùng chăn nuôi hợp lý nhằm phát huy được tiềm năng của địa phương đặc biệt phải mang tính bền vững, việc phát triển phải gắn liền với việc đầu tư con giống phải đảm bảo chất lượng công nghệ, chuyển giao khoa học, công nghệ mới vào sản xuất. Các chính sách vĩ mô (thuế, giá cả, đầu tư tín dụng nông nghiệp…) phải mang tính chất đồng bộ và tổng thể .

+ Chế biến: Lựa chọn sản phẩm chế biến sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, xây dựng các điểm chế biến cho phù hợp, đầu tư trong việc chuyển giao công nghệ chế biến, xây dựng các tiêu chí chặt chẽ trong hợp đồng thu gom sản phẩm chế biến nhằm đảm bảo lợi ích chung và thúc đẩy sản xuất phát triển.

+ Tiêu thụ: Tăng cường khai thác thị trường hiện có, chủ động tìm kiếm thị trường mới, xúc tiến đồng bộ các biện pháp marketing, hợp tác liên doanh liên kết sản xuất và tiêu thụ, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm trên cơ sở đó thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy phát triển sản xuất.

Như vậy, theo quan điểm này phát triển nghề nuôi ong (khâu sản xuất), tiếp theo là khâu sơ chế, chế biến. Khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm, nó quyết định sự thành bại của sản xuất, vấn đề cốt lõi của khâu này là tìm thị trường và bạn hàng ổn định lâu dài, phân phối sản phẩm tại các thị trường mang tính chiến lược nhằm khai thác được lợi thế và xây dựng thương hiệu sản phẩm. Mặt khác, trong khâu tiêu thụ cần lưu ý tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng để có nhằm nâng cao tính cạnh tranh, kích thích nhu cầu của người tiêu dùng.

* Quan điểm sản xuất hàng hóa

Khi nền kinh tế thị trường phát triển và phân công lao động xã hội ngày càng tỷ mỉ, năng suất lao động trong nông nghiệp được nâng lên thì việc nuôi ong mật từng bước chuyển sang nuôi theo hướng hàng hóa. Đây là xu hướng có tính quy luật của sự phát triển. Vì thế việc nuôi ong mật của hộ nông dân trong tỉnh muốn đạt hiệu quả cao phải chú ý đến vấn đề này. Như vậy trong quá trình

phát triển phải có các chính sách và giải pháp đúng đắn, hợp lý trong phát triển nghề nuôi ong mật, từng bước xây dựng và phát triển các trang trại, các hợp tác xã, các mô hình nuôi điển hình để nhân rộng. Chỉ có điều kiện như vậy thì mới có thể đưa những tiến bộ kỹ thuật vào, làm tăng một cách đáng kể năng suất và sản lượng ngành ong của tỉnh.

* Quan điểm hiệu quả

Ngày nay, chúng ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong điều kiện đó thì việc giao lưu kinh tế giữa các địa phương ngày càng phát triển và được Nhà nước khuyến khích . Trong điều kiện mua bán trao đổi mọi loại sản phẩm đã trở nên bình thường thì một điều tất yếu là sản xuất phải tính đến hiệu quả kinh tế xã hội.

- Việc sản xuất các sản phẩm ong mật phải đem lại hiệu quả kinh tế cao, tức là sản xuất phải đạt được lợi nhuận cao trên một ngày công lao động, trên một đồng vốn bỏ ra.

- Việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm phải góp phần tích cực vào việc giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống cho người dân nông thôn.

* Quan điểm bảo vệ môi trường sinh thái

Bảo vệ môi trường sinh thái là vấn đề đựơc Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm vì hiện nay việc khai thác tài nguyên vào việc phát triển kinh tế đang làm cho môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng. Mặt khác việc sử dụng một cách bừa bãi thuốc bảo vệ thực vật làm cho nguồn nước và không khí bị ô nhiễm nặng nề.

Phát triển nghề nuôi ong là việc khai thác triệt để nguồn lợi sinh thái, không sử dụng chất hoá học, không sử dụng trực tiếp đất nông nghiệp nên sản phẩm rất tự nhiên và đặc biệt an toàn. Mặt khác, phát triển nghề nuôi ong tác động rất tích cực đến tăng năng suất cho cây trồng thông qua ong mật thụ phấn cho cây trồng. Do vậy, phát triển nghề nuôi ong mật góp phần vào việc bảo vệ

môi trường sinh thái, phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

4.3.1.2 Căn cứ xác định mục tiêu phát triển nuôi ong mật

a) Căn cứ vào tiềm năng phát triển nghề nuôi ong của tỉnh

Như đã phân tích, tỉnh Hưng Yên có rất nhiều tiềm năng để phát triển nghề nuôi ong do điều kiện về địa hình, sinh thái, đất đai với diện tích rừng và cây lâu năm, có hệ thống cây trồng phong phú tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho ong mật. Trong điều kiện hiện nay, nuôi ong mật ở hộ nông dânđược khẳng định là có hiệu quả cao, nó vừa cung cấp được một khối lượng không nhỏ sản phẩm cần thiết cho xã hội vừa góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống và góp phần xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân. Đây là một cơ sở quan trọng để bảo đảm cho sự phát triển nghề nuôi ong mật của huyện.

b) Căn cứ vào quan điểm phát triển nuôi ong trong hệ thống nông nghiệp bền vững bảo đảm hài hoà, toàn diện các mục tiêu: hiệu quả kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và sinh thái

c) Căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng

Sản phẩn từong có rất nhiều công dụng từ việc dùng vào bồi bổ sức khoẻ đến việc điều chế thành các phương thuốc chữa bệnh, làm nguyên liệu cho các

ngành dược phẩm, mỹ phẩm... nhu cầu xuất khẩu mật ong của Việt Nam ngày càng cao. Thực tế cho thấy nuôi ong hiện nay đang diễn ra tại quy mô hộ, manh mún, sản lượng chưa cao, không qua chế biến... Vì vậy, phát triển nghề nuôi ong mật theo hướng hàng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế cũng là một trong những cơ sở để xác định phương hướng phát triển nghề nuôi ong của huyện.

4.3.1.3. Mục tiêu chủ yếu

Mục tiêu tổng quát là phấn đấu tăng nhanh tốc độ phát triển đàn ong cả về số lượng và chất lượng nhằm tăng sản lượng cung ứng ra thị trường đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và các thị trường khác. Các mục tiêu cụ thể để phát triển

nghề nuôi ong ở hộ nông dân:

- Tăng số lượng đàn ong mật, tập trung phát triển sản xuất tại các huyện trọng điểm như Ân Thi, Khoái Châu, Phù Cừ, những huyện có số lượng cây trồng lớn là nguồn cung cấp mật cho ong; thành lập CLB nuôi ong tại các xã trọng điểm có tiềm năng.

hiện khuyến khích các hộ nuôi ong chuyên nghiệp. Đến năm 2020 sẽ có khoảng 40% số hộ nuôi theo hình thức chuyên nghiệp.

- Kiểm soát được công tác phòng trừ dịch bệnh và kiểm định đàn ong mật của các hộ nuôi trong tỉnh.

- Tất cả các hộ có nhu cầu vay vốn để phát triển nuôi ong theo quy mô lớn đều cần được giúp đỡ.

- Tăng cường hoạt động của hệ thống khuyến nông, khuyến ong bảo đảm 70% số hộ tham gia nuôi ong đều qua các lớp tập huấn kỹ thuật nhằm phát triển đàn ong trên cơ sở đó tăng sản lượng mật ong trên thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 84 - 87)