2.3.3 .Mức độ đánh giá về công tác Tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu
2.4. Nhận xét công tác tổ chức hoạt động thông tin-thƣ viện phục vụ ngƣờ
ngƣời khiếm thị
Từ việc khảo sát, phân tích, đánh giá nội dung các vấn đề ở trên tác giả đưa ra các nhận xét về ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân của công tác tổ chức hoạt động thông tin – thư viện tại 03 đơn vị khảo sát
2.4.1. Ưu điểm
Công tác phát triển vốn tài liệu được Ban lãnh đạo chú trọng quan tâm. Vốn tài liệu được bổ sung dựa trên cơ sở điều tra nhu cầu tin của NKT
Công tác tổ chức, sắp xếp bảo quản vốn tài liệu được Ban lãnh đạo cũng như CBTV hết sức quan tâm. Các đơn vị đã xây dựng các kế hoạch tổ chức, sắp xếp bảo quản tài liệu trong kho cũng như thường xuyên giáo dục ý thức của người dùng tin trong công tác này.
Thái độ phục vụ của CBTTTV được người dùng tin đánh giá là tận tình, tâm huyết với nghề.
2.4.2 Nhược điểm
Tuy công tác phát triển vốn tài liệu được Ban lãnh đạo chú trọng quan tâm nhưng do nguồn kinh phí vẫn còn hạn hẹp nên công tác phát triển vốn tài liệu vẫn còn nhiều hạn chế
Công tác xử lý tài liệu vẫn còn nhiều hạn chế. Phần lớn công tác này vẫn mang tính thủ công, chưa ứng dụng các phần mềm quản lý thư viện. Việc mô tả hình thức tài liệu không theo chuẩn quốc tế. Hiện nay, 03 đơn vị khảo sát chưa thống nhất trong việc sử dụng bảng phân loại. Điều này gây khó khăn trong việc tiếp cận, sử dụng vốn tài liệu của người dùng tin cũng như gây khó khăn trong việc trao đổi, học hỏi giữa CBTTTV của các cơ quan với nhau.
Hệ thống dịch vụ còn nghèo nàn và hạn chế. Chỉ riêng có thư viện Hà Nội hệ thống dịch vụ đa dạng nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.
2.4.3. Nguyên nhân
Các đơn vị khảo sát chưa đẩy mạnh những hoạt động, kế hoạch Marketing để thu hút, hỗ trợ nguồn kinh phí, nguồn tài trợ từ các cơ quan, tổ chức, các đơn vị từ thiện….
Năng lực thông tin của người dùng tin giữ vai trò hết sức trong việc tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin. Tuy nhiên, công tác đào tạo người dùng tin tại 03 đơn vị khảo sát chưa được chú trọng quan tâm.
Các đơn vị chưa chú trọng tới công tác xử lý vốn tài liệu
Ban lãnh đạo chưa đẩy mạnh việc phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ phụ trách phục vụ người dùng tin khiếm thị.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THƢ VIỆN PHỤC VỤ NGƢỜI
KHIẾM THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 3.1. Chú trọng đến yếu tố con ngƣời
3.1.1. Nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước nói chung và lãnh đạo Hà Nội nói riêng đã có chủ trương rất tích cực đưa ra nhiều chính sách chỉ đạo đảm bảo các quyền tiếp cận thông tin cho người khiếm thị thông qua các hoạt động như công tác xã hội, hoạt động thông tin-thư viện. Pháp lệnh Thư viện số 31/2000/PL- UBTVQH10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 28/12/2000 đã có những quy định chi tiết. Việc đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin khiếm thị luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Điều này được quy định rõ tại điều 6 khoản 4 Pháp lệnh Thư viện: “ Người khiếm thị được tạo điều kiện sử dụng tài liệu thư viện
bằng chữ nổi hoặc các vật mang tin đặc biệt”. Đồng thời tại điều 2 khoản 4 Nghị
định của Chính phủ Quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh thư viện cũng xác định rõ trách nhiệm của thư viện đối với người sử dụng vốn tài liệu thư viện:“Thư
viện công cộng có trách nhiệm phối hợp với Hội người mù xây dựng bộ phận sách, báo bằng chữ nổi và các dạng tài liệu đặc biệt khác phục vụ cho người khiếm
thị.”[1]. Khoản 6 của Nghị định số 72/ 2002/ NĐ-CP ngày 06/08/2002 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thư viện. Về người khiếm thị như sau:
“Trong thư viện hoạt động bằng ngân sách nhà nước, Người cao tuổi quy định tại Pháp lệnh Người cao tuổi ngày 28/04/2000,Người tàn tật quy định tại Pháp lệnh Người tàn tật ngày 30/07/1998, do điều kiện sức khỏe không có khả năng đến thư viện được thì được phục vụ miễn cước phí tài liệu như việc tại nhà bằng hình thức gửi qua bưu điện hoặc thư viện lưu động khi có đơn đề nghị được Ủy ban Nhân Dân xã, phường, thị trấn xác nhận…Tổng cục bưu điện chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa – Thông tin và Bộ Tài chính quy định chế độ miễn cước phí đối với việc
gửi sách, báo của thư viện qua bưu điện tới các đối tượng bạn đọc trên”. Chủ
trường, chính sách là vậy, tuy nhiên khi đi vào thực tiễn có nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau, việc quan tâm của lãnh đạo cơ sở cũng còn hạn chế. Chưa
có những giải pháp cụ thể hơn để nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin-thư viện phục vụ người khiếm thị. Nhất là trong việc phát triển vốn tài liệu dành riêng cho người khiểm thị; Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm & dịch vụ thông tin thư viện phù hợp với điều kiện người khiếm thị sinh sống. Giúp đỡ người dùng tin khiếm thị tiếp cận với thông tin/tri thức nhân loại nhanh hơn, đầy đủ hơn…Xây dựng các văn bản cụ thể hóa hướng dẫn thực hiện công tác thư viện theo Pháp Lệnh Thư Viện và Nghị định 72. Cập nhật và mở rộng phạm vi các quy định pháp lý phù hợp tình hình thực tiễn.
Xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể đối với vấn đề xuất bản sách nói, sách chữ Braille, bản quyền xuất bản nhằm thúc đẩy việc phát triển hệ thống sản phẩm thông tin đặc thù phục vụ NKT. Hội người mù Hà Nội và Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội cần có văn bản liên ngành gửi Trung ương Hội người mù, Bộ Giáo Dục và Đào tạo ra văn bản cần có sự thống nhất về ký tự chữ Braille toàn quốc để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức hoạt động thông tin-thư viện trong việc xây dựng vốn tài liệu, chia sẻ thông tin và nâng cao hiệu quả truy cập, sử dụng thông tin cho người dùng tin khiếm thị. Đưa ra hệ thống tiêu chuẩn cho việc tổ chức hoạt động TTTV phục vụ người dùng tin khiếm thị.
3.1.2. Nâng cao năng lực cho cán bộ thông tin-thư viện
Cán bộ thư viện là người giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phục vụ người khiếm thị. CBTTTV là cầu nối giữa người dùng tin khiếm thị với tài liệu. Chính vì vậy, cán bộ thư viện cần có nhận thức rõ ràng về nhiệm vụ và thái độ của mình.
Xây dựng và nâng cao nhận thức cho CBTTTV phục vụ bình đẳng cho người dùng tin khiếm thị. Ngoài việc trang bị kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về TT-TV, cần phải trang bị bồi dưỡng cho họ kỹ năng tốt trong giao tiếp, đăc biệt là giao tiếp với NDT khiếm thị. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách có những hiểu biết cơ bản về đặc điểm tâm lý, nhu cầu tin của NKT. Bằng cách có thể Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch phối kết hợp với Sở Giáo dục & Đào tạo, Hội người mù Việt Nam, Hội người mù Thành phố Hà Nội mở thêm các chương trình tập huấn, đào tạo ngắn hạn, dài hạn kĩ năng chuyên môn trong các lĩnh vực phát triển ứng dụng các trang
thiết bị kỹ thuật hỗ trợ bạn đọc khiếm thị; công nghệ chuyển dạng tài liệu thay thế… Cử cán bộ dự các hội thảo, hội nghị trao đổi nghiệp vụ phục vụ thông tin/tài liệu cho NKT. Tăng cường liên kết, giao lưu, trao đổi gửi cán bộ đi thực tập, học tập tại các nước phát triển
Hiện tại số lượng cán bộ phục vụ người dùng tin khiếm thị tại mỗi đơn vị còn hạn chế, mỗi đơn vị chỉ có 1 – 2 cán bộ phụ trách công việc này. Hơn thế nữa họ còn phải khiêm nhiệm thêm nhiều nhiệm vụ ở các phòng ban khác. Vì vậy, khi người dùng tin đến sư dụng thư viện, CBTTTV phục vụ chưa đem lại hiệu quả tốt nhất. Chính vì vậy, cần bổ sung thêm cán bộ thư viện để công tác phục vụ NKT đạt hiệu quả cao.
CBTTTV cần có nhận thức rõ ràng về nhiệm vụ của mình. CBTTTV cần nắm vững về chuyên môn, có kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực để tư vấn cho người dùng tin khiếm thị đạt hiệu quả cao. Phần lớn NKT sử dụng tài liệu dựa theo sự tư vấn của CBTTTV
Trước mắt, các đơn vị cần tổ chức các lớp tập huấn cho CBTTTV đặc biệt là cán bộ phụ trách công tác phục vụ NKT để bồi dưỡng nghiệp vụ và chia sẻ kinh nghiệm cho nhau. Đặc biệt cần có những khóa học về tâm lý NKT để giúp cán bộ nắm bắt được tâm lý của người khiếm thị. Từ đó, nâng cao hiệu qủa công tác phục vụ người khiếm thị.
Giải pháp về phát triển nhân lực luôn là vấn đề trọng tâm của mọi tổ chức. Thực hiện giải pháp này, thư viện cần thực hiện được những phương pháp sau:
Đề ra chiến lược phát triển chuyên môn liên tục phù hợp và bảo đảm luôn được thực hiện cho đội ngũ nhân viên thư viện. Hàng năm, cơ quan thư viện cần tiến hành đánh giá năng lực của CBTTTV để từ đó có những giải pháp khắc phục những điểm yếu và phát triển điểm mạnh của CBTTTV cũng như chỉ ra cho CBTTTV thấy tầm quan trọng của CBTTTV đối với việc khai thác, sử dụng tài liệu của thư viện.
Tìm kiếm các cơ hội đào tạo như học bổng và cử nhân viên đi đào tạo hoặc cử cán bộ tham dự các lớp tập huấn, các hội nghị hội thảo chuyên ngành. Tạo điều kiện cho những nhân viên muốn học thêm để nâng cao trình độ bằng các kế hoạch
đi du học hoặc đào tạo tại nước ngoài.
Khuyến khích tinh thần tự học, tự trao đổi trình độ và kiến thức của ngành giữa các nhân viên với nhau hoặc với các nhân viên của cơ quan khác, khuyến khích nhân viên phấn đấu nâng cao năng suất lao động và trình độ làm việc bằng những hoạt động tích cực được tổ chức hàng tuần, hàng tháng như tổ chức các buổi họp nhóm, trao đổi giữa Giám đốc với nhân viên…
Để khắc phục tình trạng cán bộ trái ngành, chưa đúng chuyên ngành, lãnh đạo Nhà trường và lãnh đạo thư viện cần có chủ trương tuyển dụng nhân lực đúng chuyên ngành TT-TV, từ chối tiếp nhận việc chuyển cán bộ từ ngành khác sang làm việc tại thư viện. Việc này cần có sự quyết tâm từ phía lãnh đạo để kiện toàn lại đội ngũ cán bộ.
3.1.3. Trang bị năng lực thông tin cho người dùng tin khiếm thị
Chú trọng đào tạo năng lực thông tin cho NKT. Người dùng tin nói chung và NKT nói riêng là chủ thể của hoạt động thông tin thư viện. Chính vì vậy, việc đào tạo người dùng tin giúp ích rất lớn cho việc giúp họ tiếp cận và khai thác hiệu quả nguồn lực thông tin của thư viện. Mở các buổi tư vấn, đào tạo kĩ năng tra cứu, tìm kiếm thông tin. Tập huấn, trợ giúp NKT làm quen với các dạng tài liệu thay thế, các trang thiết bị hỗ trợ việc tiếp cận thông tin.
Các đơn vị cần mở các lớp đào tạo người dùng tin như: tổ chức các khóa đào tạo theo tuần, tháng tại thư viện; hay cán bộ trực tiếp xuống các lớp, các hội người mù để hướng dẫn họ. Hay đối với Thư viện Hà Nội người dùng tin khiếm thị thường đến thư viện với người thân. Chính vì vậy, thông qua việc mở lớp đào tạo người dùng tin người thân của người dùng tin có thể giúp cho họ dễ dàng hơn trong việc tiếp thu bài. Hơn nữa, Thư viện Hà Nội có dịch vụ kho sách lưu động tới các tỉnh hội có thể đào tạo cán bộ ở đấy và các cán bộ của hội sẽ đào tạo và hướng dẫn người dùng tin của hội. Điều này giúp ích rất lớn trong việc đào tạo người dùng tin bởi vì cán bộ của các tỉnh hội là những người gần gũi và thường xuyên gặp gỡ người dùng tin.
Các đơn vị có thể đăng các bài viết về việc hướng dẫn sử dụng thư viện trên tạp chí “ Đời mới” – cơ quan ngôn luận của Hội người mù Việt Nam.
Các đơn vị cần chú trọng tới việc đào tạo người dùng tin sử dụng máy tính. Hiện tại các nguồn tin điện tử có nội dung rất phong phú, đa dạng và đặc biệt phần lớn các tài liệu điện tử được miễn phí.
3.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức & cơ sở vật chất phục vụ ngƣời khiếm thị
3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức
Ban lãnh đạo đã chú trọng tới yếu tố cơ cấu tổ chức phục vụ người khiếm thị. Tùy vào đặc thù của mỗi đơn vị và cơ cấu tổ chức cũng khác nhau.
Nhìn chung vị trí của thư viện/Phòng Khiếm thị trong cơ cấu tổ chức là hợp lý nhưng CBTTTV tại đây nên có sự điều chỉnh cho phù hợp với hiện trạng công việc.
Tại thư viện Hà Nội, bên cạnh những cán bộ hỗ trợ cần có CBTTTV chuyên trách trong công tác điều tra NCT của người khiếm thị, lập danh sách (nội dung, loại hình…) cần chuyển dạng, các buổi nói chuyện, vận động người khiếm thị tiếp cận thông tin…
Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội và Trung tâm ĐTCB và PHCN cho người mù cần bổ sung thêm CBTTTV. Có như vây, chất lượng công tác tổ chức và hoạt động thông tin phục vụ người khiếm thị mới đem lại hiệu quả cao.
3.2.2. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ người khiếm thị
Từ hiện trạng phân tích ở chương 2, có thể thấy rằng gần như các cơ sở vẫn còn hạn chế rất lớn về trang thiết bị - cơ sở vật chất. Các cơ sở cần trang bị thêm các phương tiện hỗ trợ người dùng tin trong việc sử dụng tài liệu. Cần chú trọng nâng cao chất lượng trang thiết bị - cơ sở vật chất
Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội: cần đầu tư thêm trang thiết bị cần thiết để hỗ trợ cho việc học tập của người dùng tin tại đây.
Thư viện Hà Nội cần trang bị thêm máy tính, máy catssete…đây là những thiết bị hỗ trợ rất cần thiết đối với người dùng tin. Đặc biệt, thư viện cần trang bị máy tính được cài phần mềm hỗ trợ dành cho người khiếm thị: Jaws, NDC, Ánh Dương…tất cả các phần mềm này đều miễn phí tại Việt Nam. Các phần mềm có tính năng đọc tài liệu ở dạng Word, Excel… trong khi đó tài liệu sáng tại thư viện đều được số hóa. Điều này cho thấy, thư viện Hà Nội có tiềm năng rất lớn cho việc
phục vụ người dùng tin khiếm thị. Thư viện cần có chính sách đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng để khai thác tiềm năng này.
Trung tâm Đào tạo Cán bộ và Phục hồi chức năng cho người mù cần mở rộng diện tích thư viện hơn nữa để thư viện có thêm không gian để phục vụ người dùng tin có hiệu quả hơn nữa.
Ngoài ra, các đơn vị cần chú trọng tới hạ tầng công nghệ thông tin. Áp dụng phần mềm thư viện cho người dùng tin khiếm thị. Điều này giúp người dùng tin dễ dàng, chủ động trong việc tìm kiếm tài liệu ngay tại nhà nếu có máy tính nối mạng; Đối với CBTTTV kiểm soát được tài liệu dễ dàng hơn. Việc chia sẻ tài liệu không chỉ với các đơn vị còn lại mà còn có thể chia sẻ, trao đổi với các đơn vị khác, tạo ra nhiều lựa chon hơn đối với người dùng tin. Hiện nay, ngoài sử dụng sách chữ nổi, người khiếm thị chủ yếu sử dụng sách nói…
Điều này đòi hỏi hạ tầng công nghệ thông tin luôn luôn đảm bảo để phục vụ việc khai thác tài liệu của người dùng tin. Để thực hiện điều này, thư viện cần xây dựng hệ thống mạng dành riêng cho người dùng tin cũng như phân quyền truy cập