Cơ chế chính sách phục vụ tài liệu cho người khiếm thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động thông tin thư viện phục vụ người khiếm thị trên địa bàn hà nội (Trang 67 - 68)

1.3.5 .Người dùng tin khiếm thị thỏa mãn nhu cầu thông tin/tài liệu

2.2.1.2. Cơ chế chính sách phục vụ tài liệu cho người khiếm thị

Hành làng pháp lý để Ban lãnh đạo của 03 đơn vị khảo sát đều được quan vẫn dựa chủ yếu vào các văn bản pháp quy mà các cơ quan quản lý Nhà nước của Trung ương đã ban hành. Tại Hà Nội chưa có văn bản nào mang tính đặc thù về chỉ đạo về công tác TT-TV phục vụ cho người dùng tin khiếm thị của riêng Hà Nội. Việc đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin khiếm thị luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Các văn bản pháp quy của Đảng, Chính phủ và các cơ quan Nhà nước có tác dụng chỉ đạo, định hướng cho tổ chức hoạt động của các cơ quan TT-TV ở Hà Nội, tiêu biểu có các văn bản sau:

Pháp lệnh Thư viện số 31/2000/PL-UBTVQH10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 28/12/2000. “Pháp lệnh Người Khuyết tật” năm 1998; Luật “Người Khuyết tật” năm 2010. Trong Pháp lệnh Thư viện năm 2000 đã quy định “người khiếm thị được tạo điều kiện sử dụng tài liệu thư viện bằng chữ nổi

hoặc các vật mang tin đặc biệt”. Cụ thể hơn, tại điều 2 khoản 3, 4, 6 của Nghị

định số 72/NĐ-CP ngày 6/8/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp

lệnh Thư viện như sau: “..4) Thư viện công cộng có trách nhiệm phối hợp với Hội người mù xây dựng bộ phận sách, báo bằng chữ nổi và các dạng tài liệu đặc biệt

khác phục vụ cho người khiếm thị....6) Trong thư viện hoạt động bằng ngân sách

nhà nước, Người cao tuổi quy định tại Pháp lệnh Người cao tuổi ngày 28 tháng 4 năm 2000, Người tàn tật quy định tại Pháp lệnh Người tàn tật ngày 30 tháng 7

năm 1998. Chính phủ đã thành lập “Ban Điều phối Quốc gia về Vấn đề Người

khuyết tật” năm 2001. Xây dựng “Bộ Quy chuẩn và Tiêu chuẩn về tiếp cận đối với người khuyết tật” năm 2002; Chính phủ thông qua Đề án “Trợ giúp Người Khuyết tật của Chính phủ giai đoạn 2006 - 2010”; Đề án “Giáo dục hòa nhập tầm nhìn tới năm 2015” trong đó Chính phủ đặt mục tiêu thực hiện giáo dục hòa nhập cho tất cả trẻ em khuyết tật vào năm 2015. Gần đây nhất, ngày 14/10/2010, Bộ Nội vụ đã ký Quyết định số 1179/QĐ-BNV về việc Thành lập Liên hiệp hội Về người khuyết tật Việt Nam nhằm mục đích liên kết, tập hợp sức mạnh, điều hòa, phối hợp các nguồn lực tạo điều kiện để cộng đồng hỗ trợ người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng trong học tập, làm việc và sinh hoạt nhằm xây dựng, hướng tới

một xã hội hòa nhập, không rào cản vì khiếm thị. Như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến những người tàn tật nói chung và người khiếm thị nói riêng về mọi mặt không chỉ trong việc đảm bảo sức khoẻ, cuộc sống vật chất mà cả những vấn đề về văn hoá, tinh thần, quyền lợi tiếp cận thông tin/tri thức của nhân loại cho họ. Gần đây, hàng loạt các văn bản mang tính pháp quy đã được ra đời như: “Luật người khuyết tật” (2010), “Pháp lệnh Thư viện (năm 2000)… và thông tư

Như vậy, có thể thấy các văn bản pháp quy của Đảng, Chính phủ và các cơ quan Nhà nước đã có những tác động tích cực tới công tác tổ chức và hoạt động của các cơ quan thông tin - thư viện nước ta từ trước đến nay. Nhờ có các văn bản chỉ đạo của cấp trên, các cơ quan thông tin - thư viện ở Hà Nội đã có những định hướng tốt cho công tác tổ chức và hoạt động thư viện, đưa công tác thư viện phát triển có phương hướng và có tổ chức đồng thời có tác dụng thúc đẩy sự nghiệp thư viện ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động thông tin thư viện phục vụ người khiếm thị trên địa bàn hà nội (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)