1.3.5 .Người dùng tin khiếm thị thỏa mãn nhu cầu thông tin/tài liệu
2.2.2. Năng lực của nguồn nhân lực thông tin-thư viện
Nhân lực thông tin-thư viện là cầu nối giữa vốn tài liệu với người dùng tin khiếm thị. Đặc biệt với người dùng tin khiếm thị, đòi hỏi năng lực của nguồn nhân lực này cao hơn, không chỉ có kiến thức chuyên môn vững vàng MÀ CÒN cần có trình độ/ khả năng nắm bắt tâm lý người khiếm thị, cần có nhiệt huyết cao với nghề nghiệp thì mới đáp ứng được nhu cầu tin cho NKT.
Về số lượng nhân lực TT-TV: Tùy vào đặc thù của từng cơ quan TT-TV mà số lượng nhân lực thông tin-thư viện cũng khác nhau. Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội và Trung tâm ĐTCB & PHCN cho người mù, mỗi đơn vị có 01 CBTV, chỉ riêng Thư viện Hà Nội có 72 CBTV trong đó bao gồm: 60 CB biên chế và 12 CB kí hợp đồng ngắn hạn.
Ban lãnh đạo: 02 người
Phòng Hành chính - Tổng hợp: 13 người và 11 người hợp đồng ngắn hạn Phòng Bổ sung và xử lý kỹ thuật: 07 người
Phòng Phục vụ bạn đọc: 18 người Phòng Thiếu nhi: 04 người
Phòng Địa chí và thông tin tra cứu: 03 người
Phòng Nghiệp vụ và Phong trào cơ sở: 06 người và 01 người hợp đồng ngắn hạn
Phòng Tin học: có 07 người
Về Trình độ Tin học, Ngoại ngữ: Phần lớn nhân lực TT-TV tại 03 đơn vị khảo sát sử dụng thành thạo tin học cơ sở. Về ngoại ngữ, nhân lực TT-TV hầu hết có trình độ Tiếng Anh B1. Các cán bộ chủ yếu chỉ sử dụng được 01 ngoại ngữ.
Về Trình độ học vấn, chuyên môn: nguồn nhân lực tại 03 đơn vị khảo sát
phần lớn là tốt nghiệp đại học.
Nhân lực tại trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu: trình độ đại học chuyên ngành thư viện. Nhân lực tại đây có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất sách chữ nổi và phục vụ người dùng tin
Nhân lực tại Trung tâm ĐTCB & PHCN cho người mù: có trình độ đại học ngành khác nhưng lại chưa được học lớp nghiệp vụ thông tin-thư viện nào. Ngoài công việc chuyên môn, nhân lực tại đây còn khiêm nhiệm công việc dạy tin học cho các học viện tại Trung tâm
Nhân lực tại Thư viện Hà Nội: Theo khảo sát có tới 82% người tốt nghiệp từ trung cấp đến đại học. Trong đó, trình độ của nguồn nhân lực chủ yếu là đại học chuyên ngành thông tin- thư viện, trình độ thạc sĩ là hơn 8%
Nhân lực tại 03 đơn vị khảo sát luôn được Ban lãnh đạo quan tâm. Hầu hết nhân lực được tham gia các buổi tập huấn, các khóa học về thông tin- thư viện…Ngoài ra, các cán bộ luôn không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực bản thân thông qua các buổi giao lưu với các CBTTTV ở các đơn vị khác để nâng cao trình độ chuyên môn, phù hợp với xu thế phát triển chung của các thư viện hiện nay.
Hiện nay, nhân lực tại 03 cơ quan khảo sát đều có kinh nghiệm trong công tác phục vụ nhu cầu tin của người dùng tin khiếm thị. CBTTTV được đánh giá là nhiệt tình, tâm huyết. 100% cán bộ có trình độ đại học trở lên, có sức khỏe tốt, trình độ tin học và ngoại ngữ khá. Điều này đã giúp ban lãnh đạo có thể phân bổ cán bộ một cách hợp lý tại các phòng làm việc. Tuy nhiên, hiện nay, CBTTTV tại Trung tâm ĐTCB và PHCN cho người mù chưa có trình độ nghiệp vụ thư viện nên điều này ảnh hưởng tới công tác xử lý tài liệu. Trong thời gian tới, ban lãnh đạo cần có những biện pháp thiết thực để chuyên môn hóa dần dần đội ngũ CBTTTV.
Về sức khỏe của nguồn nhân lực: Hầu hết nhân lực tại 03 đơn vi khảo sát
thông qua các hoạt động thăm khám sức khỏe định kỳ của đơn vị. Các CBTTTV được lãnh đạo quan tâm đúng mức thông qua các hoạt động: tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chế độ thai sản, … Tiêu chí sức khỏe tốt cũng là một trong những yếu tố để Ban lãnh đạo tuyển dụng nhân lực làm việc tại các cơ quan thông tin – thư viện.
2.2.3.Tiềm lực cơ sở vật chất & ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại
Cơ sở vật chất-kỹ thuật của một cơ quan thông tin-thư viện được hiểu là tổng diện tích toàn bộ thư viện với các trang thiết bị, hạ tầng cơ sở của thư viện trên mặt bằng đó. Thông thường cơ sở vật chất-kỹ thuật gồm có: văn phòng làm việc, thiết bị, máy móc, bàn ghế, và các thiết bị vật chất khác có liên quan. Đó là các điều kiện thiết yếu về mặt cơ sở vật chất của bất kỳ một thư viện. Một cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại sẽ là động lực giúp thư viện phát triển và thu hút đông đảo người dùng tin.
Cơ sở vật chất-kỹ thuật có vai trò hết sức to lớn: Đối với vốn tài liệu, chúng là nơi chứa đựng và bảo quản tài liệu. Đối với bạn đọc, đó là nơi họ tiếp xúc và khai thác thông tin, là nơi họ học tập, sáng tạo, nghiên cứu tài liệu để phát triển tri thức. Đối với CBTTTV, đây là nơi họ lao động, sáng tạo và được xem như ngôi nhà thứ hai.
Cơ quan thông tin-thư viện muốn hoạt động tốt trước hết cần phải đảm bảo ổn định về mặt bằng không gian như: các kho tài liệu, các phòng phục vụ bạn đọc, phòng làm việc cho CBTTTV, các phòng xử lý tài liệu…. Cơ sở vật chất đầy đủ, thiết bị máy móc, kỹ thuật hiện đại là điều kiện cần thiết để cơ quan TT-TV ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để công tác tổ chức và hoạt động đạt kết quả cao. Cơ sở vật chất giống như “bộ mặt đầu tiên” của cơ quan TT-TV. Một bộ mặt thư viện khang trang, hiện đại sẽ là điều kiện đánh giá, dự báo một phần nào đó kết quả việc ứng dụng KHCN đạt kết quả tốt hay không. Từ đó đánh giá được hiệu quả hoạt động của thư viện. [16,tr.9]
Các phòng phục vụ và các kho sách của 03 đơn vị khảo sát được bố trí khoa học, đầy đủ ánh sáng với hệ thống đèn điện chiếu sáng, nhiệt độ, quạt điện, cửa sổ, bàn-ghế, ... tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc sử dụng thư viện trong suốt quá trình làm việc và học tập tại đây. Tuy nhiên, Trang thiết bị - cơ sở vật chất của 03 đơn vị khảo sát vẫn còn hạn chế.
Thƣ viện trƣờng PTCS Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội:
Tại Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội, Thư viện nằm trên tầng 3 của khu nhà A-tòa nhà hiệu bộ của trường. Thư viện phục vụ khoảng 60 luợt học sinh cùng lúc. Ngoài phòng phục vụ bạn đọc, thư viện còn có 01 phòng riêng làm kho sách, 01 phòng sản xuất sách chữ nổi và gần kí túc xá của học sinh khiếm thị có 1 phòng đọc do học sinh tự quản lý. Hiện tại thư viện có 02 máy tính đặt tại thư viện, 02 máy catsette, 05 giá sách, 4 tủ đựng băng đĩa…Tuy nhiên nhiều máy bị hỏng và không phù hợp. Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin đã được đầu tư nhưng vẫn còn hạn chế. Đặc biệt về hạ tầng công nghệ thông tin chưa phát triển mạnh trong khi người dùng tin tại đây sử dụng nguồn sách nói là chủ yếu. Điều này đã làm gián đoạn việc sử dụng thông tin của người dùng tin
Thƣ viện Hà Nội
Thư viện Hà Nội có một hệ thống trang thiết bị tương đối hiện đại và đồng bộ nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu xã hội như: Các phòng phục vụ bạn đọc, phòng làm việc cán bộ, cảnh quan, kho tàng khang trang sạch, đẹp… hiện nay hạ tầng cơ sở của thư viện đang được khai thác khá hiệu quả.
- Hệ thống kho tàng.
- Hệ thống các phòng đọc, mượn cho người lớn, thiếu nhi, người khiếm thị. - Hệ thống phòng làm việc cán bộ.
- Hệ thống thiết bị bảo vệ, kiểm soát: Camera. - Hệ thống máy móc phục vụ số hóa tài liệu.
Hạ tầng công nghệ thông tin
Hệ thống trang thiết bị của Thư viện Hà Nội không ngừng được đầu tư, bao gồm:
- 03 máy chủ cấu hình cao, được cài đặt các phần mềm thực hiện các chức năng: Quản trị thư viện điện tử LIBOL6.0, lưu trữ thông tin, quản trị website, quản lý thư điện tử, quản lý truy cập Internet/Intranet…
- 93 chiếc máy trạm hiện đại, được cài đặt các phần mềm ứng dụng thư viện và văn phòng, được nối mạng Internet băng thông rộng, phục vụ cho công tác xử lý tài liệu của đơn vị. Trong đó có: 32 máy phục vụ cho phòng Đa phương tiện tại 02 cơ sở (47 Bà Triệu, Hoàn Kiếm và 2B Quang Trung, Hà Đông), 06 máy cho bạn
đọc tra cứu tài liệu thư viện, số lượng máy còn lại đều được phục vụ cho các phòng ban trong thư viện xử lý tài liệu và các mục đích quản lý khác.
Phòng Phục vụ người khiếm thị: Trước đây, Thư viện có 01 phòng phục vụ
người khiếm thị và 1 kho sách dành cho NKT với 08 giá sách. Thư viện có 02 máy đọc sách phóng to và một số máy catsette (nhiều máy bị hỏng) nhưng hiện tại ít sử dụng vì hiện tại chuyển sang sử dụng đĩa CD. Tuy nhiên, thư viện không có máy tính phục vụ người khiếm thị. Thư viện đã trang bị phần mềm sản suất sách nói cho người khiếm thị Daisy và đặc biệt thư viện còn đầu tư xây dựng một Studio chuyên dụng sản xuất sách nói.
Từ năm 2008 trở lại, Thư viện phục vụ lưu động đối với NKT là chủ yếu. Thư viện phục vụ lưu động NKT tại 13 quận/huyện nội ngoại thành Hà Nội. Bên cạnh đấy, hiện nay thư viện vẫn phục vụ người khiếm thị tại thư viện. Tuy nhiên, diện tích phòng phục vụ chỉ khoảng 20m2 chỉ có thể phục vụ 10 bạn đọc cùng lúc. Thư viện không có máy tính phục vụ NKT, một số máy catsette (nhiều máy bị hỏng) nhưng hiện tại ít sử dụng vì hiện tại chuyển sang sử dụng đĩa CD…Thư viện xây dựng 01 Studio để sản xuất sách nói. Sách nói do CBTV phụ trách ngoài ra còn được hỗ trợ từ các tình nguyện viên…Thư viện Hà Nội
Tại Thư viện Hà Nội: Ban lãnh đạo đã chú trọng đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị cơ sở vật chất nhưng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin của người dùng tin. Dù đã được đầu tư về hạ tầng công nghệ thông tin nhưng trang thiết bị tại đây vẫn còn thiếu thốn. Thư viện không có máy tính dành cho NKT, trang thiết bị đã cũ và hỏng hóc nhiều. Điều này dẫn tới chất lượng tổ chức và phục vụ người dùng tin chưa cao.
Trung tâm ĐTCB & PHCN cho ngƣời mù: trang thiết bị của thư viện
được chú trọng đầu tư. Thư viện có khoảng 40 máy tính, 10 máy cassette và được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hỗ trợ cho việc học và sinh hoạt của người khiếm thị, ngoài ra thư viện còn có một phòng in sách chữ nổi. Tuy nhiên, diện tích thư viện còn hạn chế khoảng 30m2 điều này gây khó khăn cho bạn đọc trong hoạt động mượn đọc tại
Tiềm lực hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở vật chất của 03 đơn vị có sự chênh lệch nhau. Yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của tổ chức và hoạt động thông tin thư viện.
Như vậy, tại Trung tâm ĐTCB và PHCN cho người mù các trang thiết bị cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin được đầu tư. Trang thiết bị phục vụ cho việc học tập, khai khác thông tin đầy đủ và luôn được cập nhât. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng tin khiếm thị tiếp cận thông tin và kích thích nhu cầu của họ. Tuy nhiên, diện tích của thư viện còn hạn chế, điều này ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ mượn-đọc tại chỗ của người dùng tin. Điều này ảnh hưởng tới chất lượng tổ chức và phục vụ người dùng tin.