Tăng cường chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động thông tin thư viện phục vụ người khiếm thị trên địa bàn hà nội (Trang 114 - 115)

3.2.2 .Chú trọng các loại tài liệu phù hợp với người khiếm thị

3.5. Nhóm các giải pháp khác

3.5.1. Tăng cường chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức khác

Cần phối kết hợp giữa các cơ sở phục vụ thông tin-thư viện và liên quan đến NDT khiếm thị.Bởi lẽ,Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng là một trong các tổ chức triển khai hoạt động TT-TV phục vụ người dùng tin khiếm thị còn “ non trẻ”, việc hợp tác “ cùng phát triển” giữa các tổ chức trong và ngoài nước là điều cần thiết. Việc hợp tác, trao đổi nhằm tạo ra các tiêu chuẩn chung, trao đổi chuyên môn, luân chuyển nguồn tài liệu… giúp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức hoạt động thông tin-thư viện phục vụ NDT khiếm thị. Từ việc phát triển vốn tài liệu; tổ chức xử lý tài liệu; tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu và tổ chức các dịch vụ, cũng như ứng dụng CNTT trong việc phục vụ NKT... Đối với trong nước, các thư viện ở Hà Nội nên hợp tác chia sẻ với Thư viện các tỉnh có phục vụ người dùng tin khiếm thị phát triển như Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh; Thư viện tỉnh Trà Vinh…Hợp tác với tăng cường sự phối hợp giữa các bộ: Bộ Văn Hóa Thể Thao

& Du Lịch, Bộ Y Tế, Bộ Giáo Dục Đào Tạo, Bộ Lao động Thương binh Xã hội…với Thành hội người mù, Trung ương hội người mù Việt Nam và các trung tâm, tổ chức NKT để đánh giá được thực trạng cuộc sống, đặc điểm nhu cầu tin. Đồng thời tìm hiểu chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người khuyết tật, trên cơ sở đó xây dựng các văn bản liên ngành tạo điều kiện, hỗ trợ hoạt động TTTV phục vụ NKT tốt hơn. Việc trao đổi kinh nghiệm phục vụ người khiếm thị thường được tổ chức dưới các hình thức: cuộc hội thảo, hội nghị khoa học, tọa đàm về những chủ đề được NDT quan tâm. Để xây dựng và phát triển dịch vụ này, TV cần có chính sách quan hệ với các thư viện phục vụ người khiếm thị trong nước và quốc tế. Các thư viện cần chủ động tổ chức các hội nghị, hội thảo có sự tham dự của lãnh đạo nhà trường, CBTV và NDT về các vấn đề: Cơ sở vật chất, nguồn lực thông tin, dịch vụ thông tin-thư viện hiện có, chất lượng, thái độ phục vụ của CBTTTV, nhu cầu bạn đọc, ý thức bạn đọc trong quá trình sử dụng các sản phẩm và dịch vụ TT-TV phục vụ người dùng khiếm thị. Từ đó có kế hoạch phát triển các sản phẩm và dịch vụ TT-TV đúng hướng, đúng với nhu cầu NDT khiếm thị của Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động thông tin thư viện phục vụ người khiếm thị trên địa bàn hà nội (Trang 114 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)