Nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động thông tin thư viện phục vụ người khiếm thị trên địa bàn hà nội (Trang 102 - 103)

2.3.3 .Mức độ đánh giá về công tác Tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu

3.1. Chú trọng đến yếu tố con ngƣời

3.1.1. Nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước nói chung và lãnh đạo Hà Nội nói riêng đã có chủ trương rất tích cực đưa ra nhiều chính sách chỉ đạo đảm bảo các quyền tiếp cận thông tin cho người khiếm thị thông qua các hoạt động như công tác xã hội, hoạt động thông tin-thư viện. Pháp lệnh Thư viện số 31/2000/PL- UBTVQH10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 28/12/2000 đã có những quy định chi tiết. Việc đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin khiếm thị luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Điều này được quy định rõ tại điều 6 khoản 4 Pháp lệnh Thư viện: “ Người khiếm thị được tạo điều kiện sử dụng tài liệu thư viện

bằng chữ nổi hoặc các vật mang tin đặc biệt”. Đồng thời tại điều 2 khoản 4 Nghị

định của Chính phủ Quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh thư viện cũng xác định rõ trách nhiệm của thư viện đối với người sử dụng vốn tài liệu thư viện:“Thư

viện công cộng có trách nhiệm phối hợp với Hội người mù xây dựng bộ phận sách, báo bằng chữ nổi và các dạng tài liệu đặc biệt khác phục vụ cho người khiếm

thị.”[1]. Khoản 6 của Nghị định số 72/ 2002/ NĐ-CP ngày 06/08/2002 của Chính

phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thư viện. Về người khiếm thị như sau:

“Trong thư viện hoạt động bằng ngân sách nhà nước, Người cao tuổi quy định tại Pháp lệnh Người cao tuổi ngày 28/04/2000,Người tàn tật quy định tại Pháp lệnh Người tàn tật ngày 30/07/1998, do điều kiện sức khỏe không có khả năng đến thư viện được thì được phục vụ miễn cước phí tài liệu như việc tại nhà bằng hình thức gửi qua bưu điện hoặc thư viện lưu động khi có đơn đề nghị được Ủy ban Nhân Dân xã, phường, thị trấn xác nhận…Tổng cục bưu điện chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa – Thông tin và Bộ Tài chính quy định chế độ miễn cước phí đối với việc

gửi sách, báo của thư viện qua bưu điện tới các đối tượng bạn đọc trên”. Chủ

trường, chính sách là vậy, tuy nhiên khi đi vào thực tiễn có nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau, việc quan tâm của lãnh đạo cơ sở cũng còn hạn chế. Chưa

có những giải pháp cụ thể hơn để nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin-thư viện phục vụ người khiếm thị. Nhất là trong việc phát triển vốn tài liệu dành riêng cho người khiểm thị; Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm & dịch vụ thông tin thư viện phù hợp với điều kiện người khiếm thị sinh sống. Giúp đỡ người dùng tin khiếm thị tiếp cận với thông tin/tri thức nhân loại nhanh hơn, đầy đủ hơn…Xây dựng các văn bản cụ thể hóa hướng dẫn thực hiện công tác thư viện theo Pháp Lệnh Thư Viện và Nghị định 72. Cập nhật và mở rộng phạm vi các quy định pháp lý phù hợp tình hình thực tiễn.

Xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể đối với vấn đề xuất bản sách nói, sách chữ Braille, bản quyền xuất bản nhằm thúc đẩy việc phát triển hệ thống sản phẩm thông tin đặc thù phục vụ NKT. Hội người mù Hà Nội và Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội cần có văn bản liên ngành gửi Trung ương Hội người mù, Bộ Giáo Dục và Đào tạo ra văn bản cần có sự thống nhất về ký tự chữ Braille toàn quốc để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức hoạt động thông tin-thư viện trong việc xây dựng vốn tài liệu, chia sẻ thông tin và nâng cao hiệu quả truy cập, sử dụng thông tin cho người dùng tin khiếm thị. Đưa ra hệ thống tiêu chuẩn cho việc tổ chức hoạt động TTTV phục vụ người dùng tin khiếm thị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động thông tin thư viện phục vụ người khiếm thị trên địa bàn hà nội (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)