Lịch sử ra đời và phát triển của các cơ sở khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động thông tin thư viện phục vụ người khiếm thị trên địa bàn hà nội (Trang 38 - 42)

1.3.5 .Người dùng tin khiếm thị thỏa mãn nhu cầu thông tin/tài liệu

1.4.1. Lịch sử ra đời và phát triển của các cơ sở khảo sát

Đặc điểm lịch sử ra đời và phát triển của Thư viện Hà Nội

Ngày 15/10/1956 tại nhà Thủy Tạ bên hồ Hoàn Kiếm, Thư viện Hà Nội ra đời với tên gọi ban đầu là Phòng đọc sách nhân dân. Từ xuất phát điểm đó, ba năm sau, Thư viện Nhân dân Hà Nội chính thức được thành lập vào tháng 1/1959 và chuyển về trụ sở 47 phố Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm cho đến ngày nay.

Tháng 8/2008, Thư viện Hà Nội khánh thành trụ sở xây mới với kiến trúc bề thế, ấn tượng của hai khối nhà cao 9 tầng có tổng diện tích sàn 6178 m2 mô phỏng hình ảnh trang sách mở như ôm lấy dòng chảy vô tận của tri thức nhân loại. Đây cũng là một trong những công trình văn hóa chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Đến tháng 2/2009, sau khi hợp nhất với Thư viện tỉnh Hà Tây, Thư viện Hà Nội có thêm một trụ sở tại số 2B đường Quang Trung, quận Hà Đông với tòa nhà 3 tầng thiết kế theo hình dải lụa có tổng diện tích sàn 2029 m2.

Hiện nay, với 7 phòng chức năng: Hành chính - Tổng hợp, Bổ sung và Xử lý kỹ thuật, Phục vụ bạn đọc, Địa chí và Thông tin tra cứu, Phòng Nghiệp vụ và Phong trào cơ sở, Tin học, Phục vụ Thiếu nhi, Thư viện Hà Nội cung cấp cho độc giả hơn

Nội với nhiều loại hình (bản đồ, văn bia, thần tích, thần sắc, hương ước…), cùng 5 CSDL thư mục và CSDL dữ kiện với hàng trăm nghìn biểu ghi.

Để đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc Thủ đô, Thư viện đã không ngừng đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng phục vụ: đơn giản thủ tục làm thẻ; mở rộng hệ thống các phòng phục vụ: phòng thiếu nhi, phòng đọc báo tạp chí, phòng mượn, phòng đọc tự chọn, phòng đọc theo yêu cầu, phòng đọc sách ngoại văn, phòng đọc dành cho người khiếm thị, phòng đọc tài liệu về Hà Nội, phòng đọc đa phương tiện… Thời gian mở cửa phục vụ bạn đọc từ 8h - 20h hàng ngày (không nghỉ trưa).

Bên cạnh nâng cao chất lượng phục vụ, Thư viện Hà Nội còn đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền triển lãm, nói chuyện giới thiệu sách cùng nhiều các hoạt động khác nhằm thu hút bạn đọc đến sử dụng thư viện, đồng thời giúp bạn đọc lựa chọn những cuốn sách bổ ích và phù hợp.

Với định hướng phát triển thư viện trở thành thư viện hiện đại, bằng kinh phí nhà nước và nguồn xã hội hóa, Thư viện Hà Nội đã đầu tư trang bị phần mềm quản lý thư viện LIBOL 6.0; phần mềm sản xuất sách nói cho người khiếm thị Daisy; cùng hệ thống máy tính, máy scan, máy in laze, máy photo… Toàn bộ phòng đọc được trang bị máy điều hòa, kho sách có máy hút bụi, chống ẩm. Đặc biệt, Thư viện Hà Nội còn đầu tư xây dựng một Studio chuyên dụng sản xuất sách nói cho người khiếm thị.

Góp phần thực hiện tốt chủ trương xây dựng “xã hội học tập suốt đời”, đưa văn hóa về cơ sở của Đảng, Nhà nước và Thành phố, Thư viện Hà Nội còn thực hiện chức năng hướng dẫn nghiệp vụ và xây dựng mạng lưới thư viện cơ sở cho 29 thư viện quận – huyện; 107 thư viện cấp xã - phường; 1.138 thư viện, tủ sách tại các cụm dân cư, thôn, làng.

Là thành viên của Liên hiệp Thư viện Đồng bằng sông Hồng, Thư viện Hà Nội luôn phát huy tinh thần hợp tác, chia sẻ trao đổi thông tin, kinh nghiệm để cùng nhau phát triển, góp phần vào sự phát triển chung của hệ thống thư viện công cộng.

Trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, sự phát triển của Thư viện Hà Nội luôn gắn liền với sự phát triển của văn hóa, chính trị, kinh tế Thủ đô. Thư viện đã trở thành một địa chỉ văn hóa quen thuộc và để lại dấu ấn tốt đẹp trong ký ức của nhiều thế hệ người Hà Nội.

Ghi nhận kết quả hoạt động đối với sự phát triển chung của Thủ đô, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như UBND Tp. Hà Nội đã trao cờ, bằng khen cho Thư viện Hà Nội trong nhiều năm liền. Năm 2006, Thư viện Hà Nội vinh dự được nhận Huân chương Độc lập Hạng 3 do Chủ tịch nước trao tặng. Cùng với sự yêu mến, tin tưởng của độc giả, những phần thưởng này có ý nghĩa khích lệ hết sức to lớn, giúp tập thể cán bộ, nhân viên Thư viện Hà Nội luôn có động lực vượt qua mọi khó khăn để đưa Thư viện phát triển ngày càng vững mạnh, xứng tầm là Thư viện trung tâm của mảnh đất Rồng thiêng ngàn năm văn hiến [26]

Đặc điểm lịch sử ra đời và phát triển của Trường Phổ thông Cơ sở Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội

Trường phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội là trường nuôi dạy trẻ khiếm thị của thành phố Hà Nội, trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Trường được thành lập năm 1982 theo Quyết định của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội.

Từ năm 1982 – 1988: Trường chú trọng thực hiện chương trình giáo dục cho trẻ khiếm thị. Trong những ngày thành lập, Trường được đặt tại trụ sở của Hội người mù thành phố Hà Nội ở 195 phố Lê Duẩn. Sau đó trường chuyển địa điểm về trường mẫu giáo ở số 12 phố Đào Duy Từ. Cuối cùng trường chuyển về số 7 Hàng Phèn, Hà Nội đến năm 1988.

Từ năm 1988 đến nay, Trường thực hiện chương trình giáo dục hòa nhập cho người khiếm thị.

Năm 1988, được sự giúp đỡ của Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và tổ chức Christoffel – Blindenmiso ( Cộng hòa dân chủ Đức) Trường được xây dựng tại số 21 Lạc Trung – Hai Bà Trưng – Hà Nội. Trường là 01 trường nội trú cho trẻ khiếm thị, trường bắt đầu nhận học sinh sáng mắt vào học, thực hiện chương trình giáo dục hòa nhập cho học sinh khiếm thị.

Đặc điểm lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm Đào tạo cán bộ và Phục hồi chức năng cho người mù

Trung tâm Đào tạo Cán bộ - Phục hồi chức năng cho người mù là đơn vị sự nghiệp của Hội Người mù Việt Nam. Với sự hỗ trợ kinh phí từ Hội Người mù và kém mắt Na Uy, Trung tâm đã hoàn thành việc xây dựng và bắt đầu đi vào hoạt

động từ năm 1997. Hiện tại trụ sở của Trung tâm đặt tại số 287, phố Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

“Cho đến nay, Trung tâm đã hoàn thành 74 khóa đào tạo với khoảng hơn 5000 học viên trong các loại hình lớp khác nhau như: Đào tạo cán bộ các cấp Hội, Giáo viên dạy xóa mù chữ, dạy trẻ em tiền hòa nhập, đào tạo nghề Xoa bóp bấm huyệt, Công nghệ thông tin, Cộng tác viên báo chí, bồi dưỡng hạt nhân văn nghệ...Bên cạnh đó, Trung tâm đã tổ chức nhiều cuộc hội nghị, hội thảo về những vấn đề liên quan đến người khuyết tật như Giáo dục hòa nhập cho trẻ em khiếm thị, Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, Người khuyết tật và việc tiếp cận với công nghệ thông tin... Ngoài ra, Trung tâm còn nghiên cứu chỉnh sửa, sản xuất sách giáo khoa, sách tham khảo bằng chữ Braille và kỹ thuật số đa phương tiện cho người khiếm thị. Những quyển sách này không chỉ phục vụ cho hoạt động đào tạo của Trung tâm mà còn được phân phối đến các cơ sở dành cho người mù ở các địa phương trong cả nước. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính, sự khác nhau về trình độ, lứa tuổi, phong tục tập quán của học viên ở các vùng miền trong cả nước... tập thể cán bộ công nhân viên, giáo viên của Trung tâm luôn nỗ lực phấn đấu hết mình góp phần thúc đẩy sự phát triển về văn hóa, giáo dục, chuyên môn nghề nghiệp, giúp những người khiếm thị Việt Nam có điều kiện tốt hơn để vươn lên hòa nhập với cộng đồng”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động thông tin thư viện phục vụ người khiếm thị trên địa bàn hà nội (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)