.Khái niệm khiếm thị và người khiếm thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động thông tin thư viện phục vụ người khiếm thị trên địa bàn hà nội (Trang 27 - 29)

Theo Từ điển Tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ học biên soạn “Khiếm thị là “mất khả năng nhìn”[18, tr.500]. Theo tiến sĩ Gillian Burrington – chuyên gia thông tin phục vụ người khuyết tật và nguyên giảng viên chính Khoa Thông tin - Thư viện của Trường Đại học Bách khoa Manchester lại cho rằng: thuật ngữ “khiếm thị”

dùng để mô tả tình trạng thị lực không thể điều chỉnh bằng kính thuốc hay phẫu thuật. Nó bao gồm những người mắc bệnh thị lực chỉ còn một phần và những người bị mù hoàn toàn. Một số người khiếm thị khó nhìn thấy những vật ngay trước mặt nhưng có thể nhìn thấy những vật trên sàn nhà hoặc ở hai bên, một số người khác lại có thể thấy rõ ràng những vật ngay trước mắt nhưng không thấy gì ở hai bên.

Một số trường hợp bệnh lý có thể gây thị lực chỉ nhìn lốm đốm từng vùng, một số bệnh lý khác ảnh hưởng đến sự nhận biết màu sắc hoặc khả năng nhận biết khoảng cách. Cũng có một số người thì rất khó khăn khi gặp ánh nắng chói chang và một số người khác có thể không nhìn thấy gì cả khi gặp ánh sáng yếu”[12, tr.5]

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) năm 1992: “một người được gọi là khiếm thị khi chức năng thị giác của người đó bị giảm nặng, thậm chí ngay cả khi đã được điều trị và điều chỉnh tật khúc xạ tốt nhất nhưng thị lực ở mắt tốt chỉ ở

dưới 6/18 (0,33) cho đến còn phân biệt sáng tối hoặc thị trường bị thu hẹp dưới 100

kể từ điểm định thị”[12,tr.6]

Như vậy, có thể hiểu người khiếm thị là người có khiếm khuyết về thị giác, mất khả năng nhìn hoặc chỉ nhìn được rất kém, không rõ ràng.

1.1.3. Khái niệm tổ chức hoạt động thông tin-thư viện phục vụ người khiếm thị khiếm thị

Định nghĩa khái niệm “tổ chức hoạt động thông tin-thư viện phục vụ người khiếm thị”, hiện rất ít các tài liệu, các công trình đưa ra định nghĩa này. Cho đến nay mới chỉ có Ths. Trần Thị Thanh Vân trong bài giảng “Công tác phục vụ người

dùng tin đặc biệt” đã đề cập đến khái niệm này. Ths. Trần Thị Thanh Vân cho rằng “tổ chức hoạt động thông tin-thư viện phục vụ người khiếm thị” chính là quy đinh về mô hình cơ cấu tổ chức trên cơ sở nhân lực, tài lực, vật lực của một cơ quan TT- TV nhằm thực hiện phương thức/quy trình nhất định cho các hoạt động thu thập, xử lý, tổ chức lưu trữ, bảo quản và phổ biến thông tin/tài liệu cho người khiếm thị/người mất khả năng nhìn hoặc nhìn rất kém giúp họ có khả năng tiếp

cận thông tin/tài liệu để hòa nhập với cộng đồng” [29, tr.25]. Đây cũng là

khái niệm, luận văn sẽ tiếp cận để triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu.

Tổ chức hoạt động của một tổ chức/một cơ quan/đơn vị TT-TV có tầm quan trọng đặc biệt. Nếu công tác tổ chức tốt/tổ chức khoa học, có cơ cấu tổ chức hợp lý/khoa học với đầy đủ nhân lực (con người có trình độ), vật lực (cơ sở vật chất), tài lực (tài chính) tốt sẽ là tiền đề, phương thức hoạt động đúng quy trình, giảm thiểu tối đa sức người sức của… là cơ sở để mọi hoạt động của một đơn vị/tổ chức đạt hiệu quả lao động cao.

Tổ chức hoạt động thông tin- thư viện phục vụ người khiếm thị cũng không nằm ngoại lệ, có mối quan hệ qua lại với nhau. Nếu một cơ quan thông tin-thư viện có một cơ cấu tổ chức khoa học trên cơ sở các chức năng và nhiệm vụ điều đó sẽ là cơ sở để các hoạt động nghiệp vụ được triển khai đạt hiệu quả cao trong việc thu thập, xử lý tạo dựng các sản phẩm, dịch vụ thông tin, tổ chức lưu trữ, bảo quản và phục vụ tài liệu cho người khiếm thị nhằm giúp họ thỏa mãn tối đa nhu cầu thông tin.

Ngược lại, nếu mọi hoạt động nghiệp vụ đạt hiệu quả, người khiếm thị thỏa mãn nhu cầu tài liệu sẽ giúp cho công tác tổ chức được hoàn thiện hơn. Cụ thể, nhân lực sẽ có trình độ chuyên môn tốt hơn; Cơ sở vật chất, kinh phí đầu tư chắc chắn sẽ được tiếp tục đầu tư tốt hơn vì hoạt động có hiệu quả. Cuối cùng là cơ quan thông tin-thư viện đó hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình đối với xã hội và cộng đồng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống không chỉ về mặt tinh thần mà cả vật chất vì người khiếm thị một khi có trình độ khi được tiếp cận với tri thức, họ sẽ hòa nhập cộng đồng, tự lo cuộc sống cho bản thân tốt hơn… Như vậy, vấn đề tổ chức hoạt động của các cơ quan thông tin - thư viện có vai trò hết sức to lớn đối với việc thỏa mãn nhu cầu của người dùng tin khiếm thị - nhóm người dùng tin đặc biệt.

1.2. Các yếu tố tác động tới tổ chức hoạt động thông tin thƣ viện phục vụ ngƣời khiếm thị ngƣời khiếm thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động thông tin thư viện phục vụ người khiếm thị trên địa bàn hà nội (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)