.Nhận thức của lãnh đạo & cơ chế chính sách về người khiếm thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động thông tin thư viện phục vụ người khiếm thị trên địa bàn hà nội (Trang 29 - 32)

Cơ chế chính sách về tổ chức hoạt động TT-TV nói chung và tổ chức hoạt động phục vụ vụ người dùng tin khiếm thị nói riêng có tác động mạnh tới hiệu quả của công tác này.

Nhận thức của lãnh đạo các cấp & cơ chế chính sách có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Một khi lãnh đạo các cấp có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả phục vụ thông tin/tài liệu cho người khiếm thị thì chắc chắn sẽ có các chính sách phù hợp. Bởi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác thông tin – thư viện giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp phát triển của ngành nói chung và công tác tổ chức hoạt động phục vụ thông tin/tài liệu

cho người khiếm thị nói riêng. Các văn bản pháp quy của Đảng, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước, của lãnh đạo các cơ quan TT-TV có tác dụng chỉ đạo, định hướng cho tổ chức hoạt động của các cơ quan thông tin-thư viện đó.

Các chính sách về tổ chức hoạt động TT-TV phục vụ người khiếm thị được ban hành đúng lúc, đúng điều kiện thực tiễn có nhu cầu chắc chắn sẽ là cơ sở quan trọng/hành lang pháp lý quan trọng tạo điều kiện cho việc tổ chức phục vụ thông tin/tàu liệu cho người khiếm thị đạt hiệu quả cao.Bên cạnh yếu tố về văn bản quy phạm pháp luật, nhận thức và sự quan tâm của lãnh đạo giữ vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng mạnh mẽ đối với công tác tổ chức hoạt động thông tin – thư viện phục vụ người khiếm thị.

Nếu hoạt động thông tin – thư viện nhận được sự quan tâm thường xuyên của lãnh đạo thì hiệu quả họat động sẽ hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu các cơ quan thông tin - thư viện thiếu sự quan tâm của lãnh đạo, hoạt động TT-TV bị xem nhẹ, không đầu tư thích đáng thì hiệu quả hoạt động sẽ không cao, không đáp ứng được nhu cầu của người dùng tin khiếm thị.

1.2.2. Năng lực của nhân lực thông tin-thư viện

Nguồn nhân lực chính là sức lao động của xã hội cùng với tư liệu sản xuất. Nguồn nhân lực chính là lực lượng sản xuất ra của cải vật chất phục vụ nâng cao chất lượng cuộc sống cho chính con người. Nguồn nhân lực thông tin-thư viện chỉ tất cả những người làm việc trong một cơ quan/đơn vị/tổ chức liên quan đến người dùng tin và vốn tài liệu. Nguồn nhân lực TT-TV nói chung và phục vụ người khiếm thị nói riêng nằm trong nguồn nhân lực của xã hội. Được hiểu là tổng số những người trong độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có khả năng tham gia lao động, có đầy đủ sức khỏe, trình độ chuyên môn để hoàn thành và phát triển các công việc của nghề TT-TV. Nguồn nhân lực TT-TV chính là những con người cụ thể tham gia vào quá trình tổ chức hoạt động nghiệp vụ nói chung và nghiệp vụ phục vụ NKT nói riêng. Họ là tổng thể các yếu tố về thể chất lẫn tinh thần được huy động vào quá trình hoạt động TT-TV phục vụ NKT trong xã hội. Trong hoạt động TT-TV, nguồn nhân lực là một trong bốn yếu tố cấu thành các cơ quan TT-TV, quyết định trực tiếp đến hiệu quả hoạt động hơn cả cơ sở vật chất, vốn tài liệu. Hoạt

động TT-TV ngày nay đã và đang chịu tác động mạnh mẽ của CNTT và truyền thông. Hoạt động nghiệp vụ TT-TV truyền thống hầu hết đã được ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin và các công nghệ hiện đại khác. Các thư viện số, thư viện điện tử đã ra đời và thay thế cho các cơ quan thông tin, thư viện truyền thống. Chính vì vậy, hoạt động nghiệp vụ của hoạt động TT – TV nói chung và hoạt động TT-TV phục vụ NKT nói riêng đòi hỏi nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng mới và thái độ, nhận thức đúng đắn hơn về trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong quá trình lao động. Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc áp dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực TT-TV ngày càng được chú trọng. Tuy nhiên, công nghệ có hiện đại bao nhiêu cũng không thể thiếu những cán bộ có trình độ chuyên môn và lòng yêu nghề. Vì vậy nhân lực TT-TV giữ vai trò vô cùng đặc biệt quan trọng. Họ là cầu nối giữa người dùng tin và tài liệu. Đặc biệt, đối với người khiếm thị, họ là nhóm người dùng tin đặc biệt, họ bị hạn chế cả về thể chất và tinh thần. Trong quá trình tìm kiếm thông tin, việc hỗ trợ của nhân lực thông tin-thư viện là rất cần thiết.

Họ phải luôn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học. Phải luôn có ý thức trách nhiệm động viên, nuôi dưỡng thói quen, kích thích nhu cầu và sự hứng thú đọc sách cho người khiếm thị…Họ phải đảm bảo cho các cơ quan TT-TV có khả năng phục vụ cung cấp thông tin cho người khiếm thị một cách đầy đủ, nhanh chóng, không giới hạn về mặt không gian và thời gian hay khả năng nhìn. Người khiếm thị thường tự ti về bản thân, họ ngại chia sẻ, trao đổi thông tin với người lạ. Cán bộ thông tin thư viện là người tiếp xúc thường xuyên, người nắm bắt được tâm lý của người dùng tin. Chính vì vây, nhân lực thông tin-thư viện đóng vai trò quan trọng trong việc thỏa mãn nhu cầu tin của người khiếm thị. Việc thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin nói chung và người khiếm thị nói riêng được coi là đích đến của mọi cơ quan thông tin – thư viện. Hay nói cách khác các cơ quan thông tin – thư viện phục vụ người khiếm thị cũng không ngoại lệ. Muốn đạt được điều này thì yếu tố năng lực của cán bộ thông tin-thư viện cần luôn được đánh giá cao. Họ luôn cần và được lãnh đạo chú trọng tới việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động thông tin thư viện phục vụ người khiếm thị trên địa bàn hà nội (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)