Hoàn thiện cơ cấu tổ chức & cơ sở vật chất phục vụ ngƣời khiếm thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động thông tin thư viện phục vụ người khiếm thị trên địa bàn hà nội (Trang 106 - 107)

2.3.3 .Mức độ đánh giá về công tác Tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu

3.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức & cơ sở vật chất phục vụ ngƣời khiếm thị

3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức

Ban lãnh đạo đã chú trọng tới yếu tố cơ cấu tổ chức phục vụ người khiếm thị. Tùy vào đặc thù của mỗi đơn vị và cơ cấu tổ chức cũng khác nhau.

Nhìn chung vị trí của thư viện/Phòng Khiếm thị trong cơ cấu tổ chức là hợp lý nhưng CBTTTV tại đây nên có sự điều chỉnh cho phù hợp với hiện trạng công việc.

Tại thư viện Hà Nội, bên cạnh những cán bộ hỗ trợ cần có CBTTTV chuyên trách trong công tác điều tra NCT của người khiếm thị, lập danh sách (nội dung, loại hình…) cần chuyển dạng, các buổi nói chuyện, vận động người khiếm thị tiếp cận thông tin…

Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội và Trung tâm ĐTCB và PHCN cho người mù cần bổ sung thêm CBTTTV. Có như vây, chất lượng công tác tổ chức và hoạt động thông tin phục vụ người khiếm thị mới đem lại hiệu quả cao.

3.2.2. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ người khiếm thị

Từ hiện trạng phân tích ở chương 2, có thể thấy rằng gần như các cơ sở vẫn còn hạn chế rất lớn về trang thiết bị - cơ sở vật chất. Các cơ sở cần trang bị thêm các phương tiện hỗ trợ người dùng tin trong việc sử dụng tài liệu. Cần chú trọng nâng cao chất lượng trang thiết bị - cơ sở vật chất

 Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội: cần đầu tư thêm trang thiết bị cần thiết để hỗ trợ cho việc học tập của người dùng tin tại đây.

 Thư viện Hà Nội cần trang bị thêm máy tính, máy catssete…đây là những thiết bị hỗ trợ rất cần thiết đối với người dùng tin. Đặc biệt, thư viện cần trang bị máy tính được cài phần mềm hỗ trợ dành cho người khiếm thị: Jaws, NDC, Ánh Dương…tất cả các phần mềm này đều miễn phí tại Việt Nam. Các phần mềm có tính năng đọc tài liệu ở dạng Word, Excel… trong khi đó tài liệu sáng tại thư viện đều được số hóa. Điều này cho thấy, thư viện Hà Nội có tiềm năng rất lớn cho việc

phục vụ người dùng tin khiếm thị. Thư viện cần có chính sách đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng để khai thác tiềm năng này.

 Trung tâm Đào tạo Cán bộ và Phục hồi chức năng cho người mù cần mở rộng diện tích thư viện hơn nữa để thư viện có thêm không gian để phục vụ người dùng tin có hiệu quả hơn nữa.

Ngoài ra, các đơn vị cần chú trọng tới hạ tầng công nghệ thông tin. Áp dụng phần mềm thư viện cho người dùng tin khiếm thị. Điều này giúp người dùng tin dễ dàng, chủ động trong việc tìm kiếm tài liệu ngay tại nhà nếu có máy tính nối mạng; Đối với CBTTTV kiểm soát được tài liệu dễ dàng hơn. Việc chia sẻ tài liệu không chỉ với các đơn vị còn lại mà còn có thể chia sẻ, trao đổi với các đơn vị khác, tạo ra nhiều lựa chon hơn đối với người dùng tin. Hiện nay, ngoài sử dụng sách chữ nổi, người khiếm thị chủ yếu sử dụng sách nói…

Điều này đòi hỏi hạ tầng công nghệ thông tin luôn luôn đảm bảo để phục vụ việc khai thác tài liệu của người dùng tin. Để thực hiện điều này, thư viện cần xây dựng hệ thống mạng dành riêng cho người dùng tin cũng như phân quyền truy cập cho từng đối tượng sử dụng: học viên/học sinh; giảng viên; nhân viên…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động thông tin thư viện phục vụ người khiếm thị trên địa bàn hà nội (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)