Số lượng mẫu điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 58 - 60)

Trang trại chăn nuôi lợn Hộ chăn nuôi lợn Số trang trại CNL cả xã (TT) Điều tra (TT) Điều tra (hộ) Hợp Thịnh 4 2 15 Lương Phong 6 2 15 Mai Trung 5 2 15 Châu Minh Tổng 6 21 2 8 17 62 Nguồn: Tác giả (2016)

- Phương pháp chuyên gia: Dựa vào kinh nghiệm thực tiễn của các chuyên gia như lãnh đạo các cấp chính quyền, cán bộ, người lao động bằng cách phỏng vấn trực tiếp.

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Cách thức xử lý số liệu: Sau khi thu thập được đủ số liệu điều tra các hộ, tiến hành kiểm tra, chuẩn hóa các thông tin. Thiết lập các biểu thống kê, biểu tổng hợp theo yêu cầu nội dung của các phần mục trong kết quả nghiên cứu. 3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

* Phương pháp thống kê mô tả

Được sử dụng để mô tả thực trạng về quy mô, số lượng hộ và trang trại chăn nuôi lợn cũng như về số đầu con lợn nái và lợn thịt tại Huyện. Phương pháp này dùng để đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn

huyện Hiệp Hòa qua đó thấy được xu hướng phát triển trong chăn nuôi lợn tại địa bàn nghiên cứu.

* Phương pháp so sánh

Căn cứ các số liệu đã được tổng hợp và dựa trên các chỉ tiêu để phân tích so sánh các số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để thấy được sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn qua các mốc thời gian, không gian để rút ra mức độ phát triển của ngành chăn nuôi lợn của huyện Hiệp Hòa; phát hiện những đặc trưng về thế mạnh cũng như những nguyên nhân tác động đến chăn nuôi lợn của huyện Hiệp Hòa làm cơ sở đề xuất các giải pháp chủ yếu để thúc đẩy chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Hiệp Hòa phát triển mạnh.

* Phương pháp hạch toán chi phí, kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn Phương pháp này được sử dụng để phân tích các kết quả và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn. Để tính được kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi lợn, tác giả sử dụng hệ thống các chi tiêu tính toán giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC), giá trị gia tăng (VA), thu nhập hỗn hợp (MI), lao động gia đình (L) và các chỉ tiêu phân tích như GO/IC; VA/IC; MI/IC; GO/L; VA/L; MI/L. Nghiên cứu tập trung vào chăn nuôi lợn thịt và chăn nuôi lợn nái, trong chăn nuôi lợn thịt các chỉ tiêu kết quả, chi phí và hiệu quả được tính toán cho 100kg trọng lượng tăng thêm; trong chăn nuôi lợn nái các chỉ tiêu này được tính cho số lợn con trên 1 đầu lợn nái trong năm.

* Phương pháp SWOT

Vận dụng phân tích ma trận SWOT đối với chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm từ ngành chăn nuôilợn. Ma trận SWOT là ma trận kết hợp giữa phân tích và dự báo bên trong với bên ngoài về tình hình chăn nuôi lợn và tình hình tiêu thụ các sản phẩm trong chăn nuôi lợn trên địa bàn nghiên cứu. Đây là phân tích định tính nhằm có cách nhìn tổng quát về các điểm mạnh, cơ hội, thách thức trong phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện.

Xây dựng ma trận thuận chiều với tiếp cận từ bên trong (nội tại của các hộ chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm từ ngành chăn nuôi lợn tại huyện), có nghĩa điểm khởi đầu của ma trận sẽ được bắt đầu bằng S (điểm mạnh) và W (điểm yếu), rồi mới đến các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, cụ thể là O (cơ hội) và T (nguy cơ). Kết quả của quá trình phân tích tổng hợp là cơ sở để xây dựng phương

hướng phát triển chăn nuôi lợn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)