Vấn đề về quy hoạch và quản lý quy hoạch trong pháttriển chănnuô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 86 - 87)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng pháttriển chănnuôi lợn trên địa bàn huyện hiệp hòa, tỉnh

4.2.2. Vấn đề về quy hoạch và quản lý quy hoạch trong pháttriển chănnuô

Ngày nay vấn đề quy mô nhỏ là một trong những vấn đề khiến dịch bệnh lây lan. Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 với mục tiêu xây dựng nền chăn nuôi an toàn sinh học, bền vững được đề ra trong bối cảnh ngành còn đối mặt với bộn bề gian khó. Nhiều ý kiến cho rằng, quy mô nhỏ lẻ, bất cập trong khâu giống, phát triển vùng nguyên liệu cho chế biến thức ăn,... là “rào cản” khiến mục tiêu trên khó thành hiện thực.

Bên cạnh đó kỹ thuật chăn nuôi chưa bảo đảm, nhất là vấn đề thức ăn cho lợn. Chăn nuôi lợn đòi hỏi phải tuân thủ quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt.

Chính vì điều này quy mô là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn vì thế cần phải quy hoạch và quản lý chặt chẽ lại quy mô chăn nuôi của địa phương để từ đó có những giải pháp hoàn thiện hơn trong phát triển chăn nuôi để tránh tình trạng các hộ chăn nuôi không có đầu ra và thu nhập thấp ảnh hưởng kinh tế gia đình.

Huyện Hiệp Hòa với nhiều lợi thế về điều kiện đất đai, địa hình là tiềm năng lớn để phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, trang trại. Trong những năm qua, trên địa bàn huyện đã có nhiều trang trại chăn nuôi lợn được hình thành và chứng minh được tính hiệu quả của nó, nhưng con số này hiện đang còn khá khiêm tốn; loại hình chăn nuôi chủ yếu trên địa bàn huyện vẫn là chăn nuôi quy mô hộ gia đình (chiếm hơn 80%) nhỏ lẻ, manh mún, không tập trung thành khu vực, vùng chăn nuôi, việc mở rộng chăn nuôi của hộ còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch nên chưa tạo ra được khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn. Từ đó chưa phát huy được việc vận dụng các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước cho phát triển chăn nuôi, khó áp dụng đồng bộ các giải pháp để tạo chuỗi liên kết sản xuất – chế biến – tiêu thụ cũng như việc xử lý môi trường trong chăn nuôi và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Do đó, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Hiệp Hòa nói riêng cần phải có sự tổ chức, sắp xếp lại theo hướng sản xuất hàn hóa, tập trung, quy mô lớn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với sự phát triển của kinh tế thị trường.

Quy hoạch và quản lý quy hoạch trong phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Hiệp Hòa cần xác định vùng và xã trọng điểm trong phát triển chăn nuôi lợn, xác định loại hình chăn nuôi lợn nào là chính để tạo ra sản phẩm hàng hóa chủ lực của ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn.

Bên cạnh đó, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch trong phát triển chăn nuôi lợn cần được xây dựng dựa trên căn cứ thị trường, dự báo được những biến động về thị trường trong chăn nuôi, bao gồm thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi và thị trường đầu vào (lợn giống, cám thức ăn chăn nuôi).

Việc lập quy hoạch trong phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Hiệp Hòa là cần thiết và có ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng phát triển (cả về chiều rộng và chiều sâu) chăn nuôi lợn trên địa bàn, vì những tác động mà công tác quy hoạch mang lại cho người chăn nuôi (quy mô chăn nuôi trang trại và quy mô hộ) là rất lớn. Tuy nhiên, công tác quản lý quy hoạch cũng cần được quan tâm để tránh tình trạng tăng đàn lợn không kiểm soát, ảnh hưởng đến người chăn nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)