4.3.2.1. Giải pháp về thị trường
các chủ hộ chăn nuôi, nó là động lực để thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn.
Phát triển sản xuất phải xuất phát từ nhu cầu thị trường: sản xuất phải gắn với thị trường, cần phải nghiên cứu thị trường trước khi đưa ra quyết định sản xuất. Người chăn nuôi không nên phát triển chăn nuôi chạy theo tín hiệu giá của thị trường, nên chọn lựa các sản phẩm sản xuất gắn với nhu cầu thị trường trong từng thời điểm để bố trí sản xuất đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Đa dạng hoá các kênh tiêu thụ sản phẩm nhằm góp phần giảm thiểu rủi ro thị trường. Tăng cường sự hợp tác giữa chính phủ, các nhà máy chế biến, công ty chế biến thức ăn lợn trong và ngoài nước, thị trường tiêu thụ và các hộ chăn nuôi, trong đó:
- Phát triển đa dạng các loại hình HTX, các tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Người chăn nuôi lợn trực tiếp cần phải chăn nuôi theo đúng kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh, phòng dịch bệnh, cho ăn đúng đủ nhằm nâng cao chất lượng thịt đồng thời cũng tự tìm thị trường.
- Huyện thành lập một số chợ đầu mối để qui tụ hàng hoá có qui mô lớn hơn. Tại đây, các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ giá cả và thực hiện việc đấu giá nhằm rút ngắn khoảng cách giá cả giữa nhà chăn nuôi với người chế biến thịt và người tiêu dùng.
4.3.2.2. Giải pháp về khoa học-công nghệ
Khoa học - công nghệ phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản xuất và hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất. Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ, nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới, các qui trình kỹ thuật tiến bộ được đưa vào sản xuất đã làm tăng năng suất của các yếu tố sản xuất, làm hạ giá thành sản phẩm nên hiệu quả kinh tế có xu hướng tăng lên. Phát triển chăn nuôi lợn cũng đòi hỏi sự đầu tư đồng bộ về con giống, chuồng trại, thiết bị và thức ăn chăn nuôi có chất lượng cao. Vì vậy, để ngành chăn nuôi lợn phát triển cần cần tập trung giải quyết một số vấn đề về sau:
* Giống
Với cơ chế thị trường hiện nay, vấn đề về giống không phải là khó khăn như trước của người chăn nuôi nữa, nhưng việc chọn giống như thế nào và ở đâu là vô cùng quan trọng với hộ chăn nuôi. Nếu người chăn nuôi biết lựa chọn giống
tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, môi trường địa phương, quy mô chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi của gia đình thì sẽ thu được hiệu quả kinh tế tốt hơn sau mỗi chu kỳ sản xuất.
Nhằm tăng cường cải tạo chất lượng đàn giống và làm tốt công tác quản lý giống, cần làm tốt công tác quy hoạch sản xuất và cung ứng giống tốt, coi trọng xây dựng đàn nái nền, loại bỏ những giống xấu. Con giống phải được thích nghi hoá mới đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất và chất lượng cao. Phát triển chăn nuôi lợn bền vững cần phải chú ý tăng về mặt số lượng đi đôi với chất lượng, cần nâng cao chất lượng giống cho đàn lợn.
Hiện nay, ở huyện chủng loại giống lợn rất phong phú như: Lợn ngoại, lợn lai kinh tế, lợn nội... các giống này có xuất xứ từ các thương gia trong và ngoài huyện mang ở các địa phương khác về giống từ người chăn nuôi, giống từ các trại con giống trong huyện, từ các công ty thức ăn gia súc, trung tâm khuyến nông huyện,... Như vậy việc lựa chọn mua giống ở đâu là vô cùng khó với người chăn nuôi.
Để giải quyết vấn đề này cần phải có sự tham gia của các cơ quan quản lý Nhà nước và cán bộ khuyến nông Huyện, cán bộ thú y cơ sở để cung cấp giống đảm bảo chất lượng, mở các lớp tập huấn kỹ thuật chọn giống cho các hộ hoặc khuyến khích các hộ tự gây giống để chăn nuôi nhất là giống cho các hộ chăn nuôi lợn thịt hướng nạc và lợn thịt xuất khẩu.
Khi chọn giống cần có sự tham gia của các trung tâm giống tránh hiện tượng các hộ nông dân sử dụng giống mua từ các hộ gia đình không đạt tiêu chuẩn. Các hộ nông dân phải nhạy bén, năng động, học hỏi, thông tin cho nhau, không tham rẻ mua giống trôi nổi không rõ nguồn gốc trên thị trường để lựa chọn được giống tốt, kích thích chăn nuôi phát triển. Tuy nhiên theo thực trạng điều tra nhận thấy đa số các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ đa số tự nhân giống nái, rất ít mua và nhập giống lợn nái từ bên ngoài. Nếu không có phương pháp kĩ thuật hiện đại thì ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn giống. Vì vậy trong thời gian tới hộ nông dân cần phải liên kết lại với nhau và thường xuyên tham gia các buổi chia sẻ kinh nghiệm giữa các hộ, trang trại với nhau trong và ngoài vùng.
* Về thức ăn
Trên thị trường hiện nay thức ăn cho chăn nuôi lợn là rất phong phú và đa dạng. Rất nhiều công ty, trung tâm, cơ sở cung cấp các loại thức ăn sẵn cho mỗi
loại lợn ở từng giai đoạn sinh trưởng. Nhưng vấn đề đặt ra là giá của các loại thức ăn này ở mức cao. Đây chính là một trong những yếu tố làm tăng chi phí trung gian, giảm hiệu quả chăn nuôi. Trong khi đó, Hiệp Hoà là vùng có nhiều sản phẩm phụ từ trồng trọt, do vậy hộ hoàn toàn có khả năng tự chế biến thức ăn, cho đàn lợn của mình; từ đó giảm được chi phí mua thức ăn, tận dụng được sản phẩm từ nông nghiệp của hộ, tăng giá trị sản xuất nhất là đối với các loại lợn thịt chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp. Vì vậy, các hộ nên kết hợp pha trộn giữa thức ăn công nghiệp với thức ăn từ các sản phẩm phụ trong trồng trọt nhằm tăng giá trị sản xuất. Phát triển phương thức chăn nuôi theo hướng sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp và qua chế biến. Nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi phải được kiểm soát, đảm bảo chất lượng trước khi sử dụng cho vật nuôi. Đối với thức ăn chăn nuôi công nghiệp phải có nguồn gốc nơi sản xuất, nhà cung cấp, có nhãn mác chất lượng, bao bì quy cách theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn được cơ quan quản lý nhà nước công nhận.
Các hộ chăn nuôi lợn cần chú ý là phải sử dụng thức ăn, các chất dinh dưỡng, phụ gia và kháng sinh trong khẩu phần cho ăn phải đảm bảo nhu cầu sinh trưởng, phát triển, sản xuất của lợn và an toàn thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Huyện cần tăng cường việc kiểm tra, thanh tra chất lượng thức ăn chăn nuôi; xây dựng qui hoạch các vùng sản xuất nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhất là cho lợn như vùng sản xuất ngô, đậu tương... Tập huấn, hướng dẫn nông dân chế biến các phụ phế phẩm của nông nghiệp để tăng nhanh nguồn thức ăn cho chăn nuôi lợn.
* Về thú y, phòng trừ dịch bệnh
Hiện nay vấn đề dịch bệnh đang là thách thức lớn cho ngành chăn nuôi của tỉnh nói chung và chăn nuôi lợn của huyện Hiệp Hoà nói riêng. Việc phòng trừ dịch bệnh trên đàn lợn tốt sẽ tạo điều kiện để chăn nuôi bền vững phát huy hiệu quả hơn. Nhu cầu về sản phẩm của chăn nuôi lợn là rất lớn, nhưng trước thực tế người tiêu dùng ñến các sản phẩm sạch nên các hộ chăn nuôi cần có biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho đàn lợn của mình. Vừa để đảm bảo đồng vốn của mình bỏ ra cho chăn nuôi được thu về vừa đảm bảo chất lượng đàn lợn đáp ứng nhu cầu thị trường.
Hiện nay, huyện Hiệp Hoà có một trạm thú y, với tổng số 07 cán bộ thú y, có trình độ từ Đại Học trở lên; 26 cán bộ thu ý cơ sở có trình độ từ Trung cấp trở
lên (mỗi xã, thị trấn được bố trí 01 cán bộ thú ý cơ sở). Tuy nhiên với địa bàn rộng lớn cùng với dịch bệnh phức tạp như hiện nay, mạng lưới cán bộ thú y như vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của chăn nuôi trong toàn huyện; khi có dịch lớn xảy ra khả năng khoanh vùng và loại trừ nhanh chóng dịch bệnh hầu như vẫn chưa làm được. Vì vậy, các hộ chăn nuôi vẫn gặp nhiều khó khăn trong công tác phòng và chữa bệnh cho đàn gia súc. Để đàn lợn phát triển khoẻ mạnh, tăng trưởng tốt và hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh thì cần phải thực hiện:
- Biện pháp phòng chống dịch bệnh:
+ Xây dựng quy trình vệ sinh thú y cho các hộ chăn nuôi, xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh, xử lý tốt chất thải chăn nuôi.
+ Các hộ chăn nuôi lợn phải tiêm phòng định kỳ, tiêm phòng bổ sung cho đàn lợn nhất là đối với các loại bệnh nguy hiểm như: Lở mồm long móng, tụ huyết trùng, dịch lợn tả, đóng dấu lợn, liên cầu khuẩn, bệnh tai xanh... Nếu xảy ra ổ dịch cần báo ngay cho cán bộ thú y cơ sở để kịp thời xử lý tránh lây lan ra diện rộng.
+ Tăng cường vắc-xin phòng bệnh cho đàn lợn. Nâng cao tỷ lệ tiêm phòng, đặc biệt ở những xã vùng xa. Ngoài ra cần hướng dẫn người chăn nuôi biết các phương pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp cho gia súc, gia cầm.
+ Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra thú y nghiêm ngặt tại các cơ sở giết mổ và chế biến thịt lợn. Coi trọng vệ sinh dịch tể và an toàn thực phẩm coi đây là công tác hàng đầu. Tăng cường và đầu tư thích đáng cho các hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm trong chế biến sản phẩm chăn nuôi lợn. Kiểm soát giết mổ và có qui trình chuẩn cho giết mổ lợn.
+ Mặt khác cần tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát việc buôn bán, vận chuyển thuốc thú y ở các cơ sở, dịch vụ thú ý, giúp cho các hộ chăn nuôi có lượng thuốc bảo đảm chống được các mầm bệnh.
+ Hỗ trợ chi phí phòng dịch bệnh trên đàn lợn cho hộ nông dân: Thực hiện chính sách tiêm phòng vacxin bắt buộc đối với đàn gia súc; có chế độ đãi ngộ đối phù hợp cho cán bộ thú y tham gia các hoạt động phòng, chống những dịch bệnh có tính chất nguy hiểm: liên cầu khuẩn, tai xanh, lở mồm long móng...
* Về kỹ thuật
- Cần tổ chức lớp tập huấn cho hộ chăn nuôi, nội dung tập trung vào kỹ thuật chọn giống, chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh, phòng và chữa trị các loại bệnh chủ yếu ở lợn, bồi dưỡng kiến thức về hạch toán kinh tế cho hộ.
- Khuyến khích nông dân tham gia vào các tổ chức sản xuất chăn nuôi giỏi, đưa nông dân đi tham quan các mô hình chăn nuôi có hiệu quả, giúp nông dân có điều kiện học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
- Chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ đến hộ chăn nuôi.
- Chọn lọc các giống nội và giống ngoại cho năng suất cao, thích nghi với điều kiện sống của huyện và hướng dẫn hộ chăn nuôi trong việc lựa chọn con giống có chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện quy mô của hộ.
- Cần tăng cường công tác khuyến nông chăn nuôi gia súc nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng, kết hợp chặt chẽ với các tổ chức khuyến nông, với các cơ quan nghiên cứu khoa học Nhà nước, các cơ sở sản xuất giống lợn.
- Kết hợp với các chuyên gia lựa chọn tỉ lệ phối trộn thức ăn công nghiệp với sản phẩm phụ từ trồng trọt, các loại thức ăn qua chế biến cho từng giống lợn ở từng đoạn phát triển... ứng dụng công nghệ xử lý chất thải trong chăn nuôi.
- Tập trung vào công tác tập huấn khoa học kỹ thuật cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ thu ý cơ sở và các hộ chăn nuôi.
* Về chuồng trại và môi trường chăn nuôi
Chăn nuôi với quy mô lớn tạo ra một khối lượng chất thải lớn, nếu không xử lý hợp lý sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng.Do vậy cần khuyến khích các hộ chăn nuôi theo kiểu VAC và dùng hố phân biogas để đảm bảo vệ sinh môi trường. Hiện nay số hộ tận dụng chuồng trại cũ trước đây và kiểu chuồng đơn giản vẫn còn. Các hộ cần phải xây dựng chuồng trại riêng, độc lập, số lượng phân lợn thải ra dùng để dành cho thời vụ gieo trồng cần phải lấy tạm thời ngay để khi nào cần thì mới bới ra để dùng, tránh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh đồng thời phòng được các loại dịch bệnh lây lan do ô nhiễm.
Huyện cần khuyến khích các hộ chăn nuôi xây dựng chuồng trại theo hướng công nghiệp. Đối với hộ nuôi lợn thịt yêu cầu chuồng phải cao ráo thoáng mát, xây nền chuồng dốc hướng vào giữa chuồng hoặc xây dốc về cuối chuồng đảm bảo khi
vệ sinh tắm cho lợn hoặc vệ sinh chuồng trại nhanh khô, không ẩm thấp, thoáng về mùa hè và ấm về mùa đông, đặc biệt là hướng gió. Thực hiện vệ sinh chuồng thường xuyên, vệ sinh máng đựng thức ăn, nước uống và vòi uống nước.
Trong giai đoạn tiếp theo các hộ chăn nuôi cần tiếp tục xây dựng hầm biogas để xử lý ô nhiễm môi trường. Với quy mô chăn nuôi với đầu lợn lớn, lượng chất thải ra là khá lớn. Những hộ nuôi từ 50 con lợn trở lên cần có ít nhất 2 hầm biogas. Với quy mô chăn nuôi chuyên nái trên 20 con và chuyên thịt 40 con thì cần có hầm lớn.
Ngoài việc xử lý chất thải qua hầm Biogas các hộ chăn nuôi cần sử dụng các loại thuốc tẩy trùng chống ô nhiễm có như vậy vừa đảm bảo được đàn lợn phát triển tốt mà không gây ô nhiễm môi trường.
Có chính sách xử phạt hành chính nghiêm khắc với những hộ để chất thải của chăn nuôi làm ảnh hưởng đến môi trường.
Tóm lại, môi trường có tầm quan trọng trong sản xuất và đời sống vì vậy chúng ta phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế phải gắn liền với phát triển bền vững theo hướng bảo vệ môi trường sinh thái.
4.3.2.3. Giải pháp về vốn
Vốn là yếu tố quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất của bất cứ một loại chăn nuôi theo mô hình nào. Có thể thấy rằng hầu hết các hộ chăn nuôi ở huyện dù chăn nuôi theo hướng, quy mô, loại lợn nào cũng đều khó khăn về vốn, nhất là việc mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp nên khi điều tra hầu hết các hộ đều có nhu cầu vay vốn sản xuất. Thực tế hiện nay, việc cho vay vốn của ngân hàng không còn khó khăn, các thủ tục vay vốn cũng đơn giản hơn rất nhiều; nhưng người nông dân vẫn khó khăn khi tiếp cận các nguồn vốn từ ngân hàng, do khan hiếm tiền mặt, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, lãi suất cao và số tiền được vay ít với thời gian ngắn, do tài sản thế chấp của hộ quá thấp so với nhu cầu vay của ngân hàng. Vì vậy, để tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi mở rộng quy mô sản xuất chúng tôi đề nghị một số giải pháp cụ thể như sau:
- Cần tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi vay vốn với lượng vốn phù hợp với phương án kinh doanh, quy mô chăn nuôi của hộ và thời gian vay dài hơn. Tài sản thế chấp của các hộ vay chăn nuôi bằng 1/3 lượng vốn xin vay để đầu tư vào sản xuất.
- Cải tiến cơ chế cho vay, đảm bảo người chăn nuôi có thể được vay tối thiểu 80% vốn đầu tư theo dự án phát triển chăn nuôi.
- Tiếp tục phát huy vai trò của các đoàn thể: quỹ hội phụ nữ, quỹ hội nông dân, quỹ tiết kiệm... tại các địa phương để góp vốn cho sản xuất.
- Tổ chức thành lập các hiệp hội chăn nuôi nhằm hợp tác, hỗ trợ vốn cho nhau cùng phát triển sản xuất.
- Tăng cường mối liên kết giữa người chăn nuôi với các thành phần có liên quan đến sản phẩm của ngành như xin ký hợp đồng bao tiêu nguyên liệu