Phương pháp thu thập thôngtin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 56 - 58)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập thôngtin

3.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Nguồn thông tin thứ cấp để phục vụ cho đề tài được lấy từ sách báo, internet, các công trình nghiên cứu khoa học, các văn bản, chỉ thị, thông tư hướng dẫn liên quan chăn nuôi lợn, các báo cáo của UBND huyện, Chi cục Thú y.

Bảng 3.3. Thu thập thông tin thứ cấp

STT Thông tin Nguồn thu thập PP thu thập

1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về chăn nuôi lợn cho nông dân ở Việt Nam và thế giới

- Sách, báo, luận văn, Internet có liên quan - Công trình NC khoa học - Các văn bản, chính sách của nhà nước. Tra cứu, chọn lọc thông tin 2 Thông tin về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội (Tình hình đất đai, lao động. Phát triển kinh tế - xã hội, SXKD) - Phòng Thống kê - Phòng Kinh tế - Phòng Công thương

- Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Hiệp Hòa

- Chi cục Thú y

Thống kê, tổng hợp từ các báo cáo của huyện, tỉnh

3 UBND các xã - Cung cấp thông tin về tình hình phát triển nông nghiệp của xã, thu thập tình hình sản xuất của hộ và trang trại. Thông kê, tổng hợp từ các báo cáo của xã . Nguồn: Tác giả (2016)

3.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Trong quá trình triển khai điều tra thu thập số liệu sơ cấp và nắm bắt các thông tin phục vụ cho mục đích nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp sau:

Một là, phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA) thông qua các bước quan sát thực tế phỏng vấn không chính thức và thu thập tài liệu đã công bố về địa phương, nắm bắt trước thông tin về địa điểm nghiên cứu trước khi thực hiện công tác điều tra nghiên cứu.

Hai là đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) trong phương pháp này chúng tôi chỉ thực hiện hai bước, gồm việc tổ chức thăm địa bàn và điều tra phỏng vấn với các địa điện tại địa bàn điều tra, kết quả thu được là cơ sở giúp cho việc bổ sung và củng cố các thông tin và số liệu đã điều tra.

Lượng mẫu điều tra được xác định như sau:

được chọn nhằm thu thập và đánh giá các chỉ tiêu kết quả, hiệu quả, khả năng phát triển, các yếu tố ảnh hưởng, tình hình tiêu thụ sản phẩm, giá bán, kênh tiêu thụ sản phẩm,... Các hộ chăn nuôi được phỏng vấn theo bản câu hỏi bao gồm các thông tin chính về hộ, điều kiện trong chăn nuôi lợn, chi phí chăn nuôi, giá cả các yếu tố đầu vào, đầu ra, thị trường tiêu thụ sản phẩm và các ý kiến để phát triển chăn nuôi.

- Tiến hành điều tra 5 cơ sở thu mua lợn nhằm thu thập các thông tin để phân tích, đánh giá kênh tiêu thụ sản phẩm tại địa bàn nghiên cứu.

- Ngoài ra tôi cũng tiến hành điều tra 8 cán bộ (khuyến nông, thú ý) quản lý địa phương nhằm thu thập các thông tin về chủ trương chính sách, các chương trình hỗ trợ cho người dân.

Bảng 3.4. Số lượng mẫu điều tra Xã Xã

Trang trại chăn nuôi lợn Hộ chăn nuôi lợn Số trang trại CNL cả xã (TT) Điều tra (TT) Điều tra (hộ) Hợp Thịnh 4 2 15 Lương Phong 6 2 15 Mai Trung 5 2 15 Châu Minh Tổng 6 21 2 8 17 62 Nguồn: Tác giả (2016)

- Phương pháp chuyên gia: Dựa vào kinh nghiệm thực tiễn của các chuyên gia như lãnh đạo các cấp chính quyền, cán bộ, người lao động bằng cách phỏng vấn trực tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)