Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng pháttriển chănnuôi lợn trên địa bàn huyện hiệp hòa, tỉnh
4.2.5. Công tác khuyến nông, tập huấn và bồi dưỡng kiến thức trong chănnuô
Với mục tiêu nâng cao kết quả và hiệu quả trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện, thời gian qua, khuyến nông huyện đã phối kết hợp cùng với các phòng ban liên quan trên địa bàn: phòng Nông nghiệp huyện, Trạm thú y, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, phòng Chăn nuôi của Sở Nông nghiệp... tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng, bổ sung kiến thức cho hộ chăn nuôi và các chủ trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn. Tại các lớp tập huấn, ngoài việc chuyền đạt kiến thức cho người chăn nuôi, việc chia sẻ kinh nghiệm quý báu giữa các hộ chăn nuôi với nhau đã giúp cán bộ khuyến nông và các cộng tác viên khuyến nông trên địa bàn có thêm kiến thức, kỹ năng trong công tác tập huấn để từ đó chia sẻ, nhân rộng đến các hộ và địa phương khác trên địa bàn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn của địa phương.
Số liệu bảng 4.14 cho thấy tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật và thăm quan mô hình của hộ điều tra trong năm 2016, kết quả cho thấy:
- Đối với hộ chăn nuôi, việc tham gia tập huấn ở nội dung kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng chiếm tỷ lệ cao nhất, 91,94%, tiếp đến là tập huấn về kỹ thuật vệ sinh chuồng trại, tỷ lệ tập huấn chiếm 82,26%... và thấp nhất là tỷ lệ tham gia tập huấn bồi dưỡng kiến thức về hạch toán kinh tế trong chăn nuôi, chiếm tỷ lệ 24,19%.
Với các hộ được tham gia tập huấn khuyến nông thì tỷ lệ được hộ áp dụng khá cao: kỹ thuật vệ sinh chuồng trại trong chăn nuôi được 100% các hộ tham gia tập huấn áp dụng, trong đó hộ áp dụng toàn bộ là 23,53% và hộ áp dụng một phần nội dung tập huấn là 76,47%; các biện pháp phòng và chữa trị các loại bệnh chủ yếu ở lợn cũng được các hộ tham gia tập huấn áp dụng 100%, trong đó hộ áp dụng toàn bộ chiếm tỷ lệ 54,17% và hộ tập huấn áp dụng một phần chiếm tỷ lệ 45,83%.
Trong 62 hộ chăn nuôi nghiên cứu khảo sát thì mới chỉ có 5 hộ được tham gia thăm quan mô hình chăn nuôi lợn ở các địa phương khác và tất cả các hộ này đều đã áp dụng một phần kiến thức thu nhận được từ quá trình tham quan vận dụng vào công tác chăn nuôi lợn của hộ gia đình.
Bảng 4.14. Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật và thăm quan mô hình của hộ điều tra năm 2016
ĐVT: tỷ lệ %
Diễn giải
Hộ chăn nuôi (n=62) Trang trại (n=8) Có tham gia Áp dụng toàn bộ Áp dụng ít Chưa áp dụng Có tham gia Áp dụng toàn bộ Áp dụng ít Chưa áp dụng 1. Tập huấn khuyến nông - Kỹ thuật chọn con giống 72,58 35,56 53,33 11,11 100 87,50 12,50 0 - Kỹ thuật chế biến các phụ phế phẩm trong nông nghiệp làm thức ăn bổ sung
59,68 29,73 51,35 18,92 100 62,50 37,50 0
- Kỹ thuật chăm sóc
nuôi dưỡng 91,94 29,82 61,40 8,77 100 75,00 25,00 0
- Kỹ thuật vệ sinh chuồng trại trong chăn nuôi 82,26 23,53 76,47 0 100 100 0 0 - Biện pháp phòng và chữa trị các loại bệnh chủ yếu 77,42 54,17 45,83 0 100 87,50 12,50 0 - Bồi dưỡng kiến thức
về hạch toán kinh tế cho hộ chăn nuôi
24,19 0 20,00 80,00 100 0 100 0
2. Tham quan mô hình ở
các địa phương khác 8,06 0 100 0 62,50 0 100 0
Nguồn: Số liệu điều tra (2016)
- Với các trang trại chăn nuôi lợn: việc tham gia các lớp tập huấn chiếm tỷ lệ cao: 100% các chủ trang trại đều tham gia các lớp tập huấn do khuyến nông tổ chức trong năm 2016. Trong đó việc áp dụng kỹ thuật sau tập huấn và thực tế
chăn nuôi ở các trang trại cũng được chủ trang trại thực hiện với tỷ lệ áp dụng toàn bộ cao: 100% các trang trại áp dụng toàn bộ kỹ thuật vệ sinh chuồng trại, 87,5% các trang trại áp dụng toàn bộ kỹ thuật chọn con giống và kỹ thuật phòng và chữa trị các loại bệnh chủ yếu ở lợn.
Với những nội dung đã được tham gia tập huấn và từ thăm quan thực tế các mô hình ở địa phương khác, hầu hết đều được các chủ trang trại áp dụng vào hoạt động chăn nuôi ở cơ sở mình (mức độ áp dụng nhiều hay ít có khác nhau ở từng trang trại cụ thể), không có trường hợp chủ trang trại sau khi đã được tập huấn lại không áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.