Nhận thức về chănnuôi lợn của người chănnuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 96 - 97)

Để tiến hành tìm hiểu nhận thức của hộ nông dân về chăn nuôi lợn của huyện, chúng tôi tiến hành xây dựng các nhóm câu hỏi chính về: thuận lợi, khó khăn trong chăn nuôi lợn, so sánh hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn với các hoạt động nông nghiệp khác và dự kiến của người chăn nuôi trong phát triển quy mô chăn nuôi. Qua hỏi ý kiến của người chăn nuôi lợn cho thấy mục đích chăn nuôi hầu hết nhằm tăng thu nhập, tận dụng sản phẩm phụ trong trồng trọt và từ ngành nghề phụ, tận dụng thức ăn dư thừa, lấy phân bón ruộng, giải quyết việc làm,...

Bảng 4.15. Thuận lợi, khó khăn và dự kiến của người chăn nuôi lợn

Chỉ tiêu Hộ (n=62) Trang trại (n=8)

SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) 1. Thuận lợi trong chăn nuôi lợn

- Thu hồi vốn nhanh 39 62,90 6 75,00

- Được tập huấn về kỹ thuật 60 96,77 7 87,50

- Tiết kiệm thời gian chăn nuôi 46 74,19 6 75,00

- Nguồn cung cấp thức ăn có sẵn 56 90,32 8 100,00

2. Khó khăn trong chăn nuôi lợn

- Nguồn giống 43 69,35 7 87,50

- Ðầu tư vốn lớn 54 87,10 7 87,50

- Thị trường tiêu thụ không ổn định 56 90,32 7 87,50

- Giá thức ăn chăn nuôi cao 50 80,65 8 100,00

- Thiếu kỹ thuật 46 74,19 5 62,50

3. So sánh HQKT chăn nuôi lợn tốt hơn

so với các hoạt động sản xuất khác

- Trồng lúa 62 100,00 8 100,00

- Làm vườn 58 93,55 6 75,00

- Nuôi cá 10 16,13 1 12,50

- Làm nghề phụ 4 6,45 3 37,50

4. Có nên mở rộng quy mô không

- Có 29 46,77 3 37,50

- Không 33 53,23 5 62,50

Kết quả điều tra cho thấy sự tương đồng ý kiến của hộ và trang trại khi được hỏi về những thuận lợi trong chăn nuôi lợn như nhiều nhất là nguồn thức ăn sẵn có, tiếp đến là người chăn nuôi được tập huấn về kĩ thuật, sau đó là do thu hồi vốn nhanh và tiết kiệm được thời gian trong chăn nuôi.

Tuy nhiên khi được hỏi về những khó khăn hộ đang gặp phải thì hầu hết người chăn nuôi (87,5% trang trại và 90,32% hộ) đều cho rằng thị trường lợn thịt không ổn định và có sự biến động mạnh trong khi giá thức ăn lại cao (100% số trang trại và 80,65% số hộ).

Mặc dù chăn nuôi lợn không đem lại hiệu quả kinh tế cao song 100% số hộ và trang trại điều tra đều cho rằng chăn nuôi lợn đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa. Cũng theo kết quả tổng hợp về hiệu quả kinh tế cho thấy quy mô chăn nuôi càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng thấp song có tới 37,5% số trang trại và 46,77% số hộ có dự định tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi. Điều này đặt ra cho các ban, ngành chức năng trong Huyện cần tuyên truyền và có phương án phát triển chăn nuôi phù hợp tránh tình trạng mở rộng quy mô quá mức dẫn đến dư thừa lợn thịt như thời gian vừa qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)