Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng pháttriển chănnuôi lợn trên địa bàn huyện hiệp hòa, tỉnh
4.1.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế trong chănnuôi lợn
4.1.3.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại các hộ và trang trại điều tra
Trong 8 trạng trại điều tra có 4 trang trại chăn nuôi theo hướng chuyên nuôi lợn thịt và 4 trạng trại chăn nuôi theo hướng kết hợp lợn nái và lợn thịt; trong 62 hộ điều tra có 35 hộ chăn nuôi chuyên lợn thịt và 27 hộ chăn nuôi theo hướng kết hợp lợn nái và lợn thịt.
* Chăn nuôi lợn thịt
Bảng 4.8. Một số chỉ tiêu chung trong chăn nuôi lợn thịt ở các hộ và trang trại điều tra
Diễn giải ĐVT Trang trại (n=4) Hộ chăn nuôi (n=35) QMV (n=17) QMN (n=18) Tính chung 1. Trọng lượng đầu vào BQ/con Kg 21,25 17,18 18,83 18,03 2. Trọng lượng xuất chuồng BQ/con Kg 92,25 77,47 71,33 74,31
3. Thời gian nuôi/lứa Ngày 113,50 91,47 85,00 88,14
4. Số lứa nuôi/năm Lứa 3,05 2,90 2,72 2,81
5. Mức tăng trọng BQ/tháng Kg/con 18,77 19,77 18,53 19,16 Nguồn: Số liệu điều tra (2016)
Số liệu bảng 4.8 cho thấy một số chỉ tiêu chung trong chăn nuôi lợn thịt ở các hộ và các trang trại nghiên cứu khảo sát: mô hình chăn nuôi quy mô trang trại có sự đầu tư cao về vốn, trang thiết bị, hệ thống chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc, công tác thú y dịch bệnh tốt... điều này giải thích cho sự khác biệt về trọng lượng xuất chuồng bình quân/con, mức tăng trọng bình quân/con/tháng so với loại hình chăn nuôi hộ quy mô vừa (QMV) và quy mô nhỏ (QMN).
Các chỉ tiêu chung trong chăn nuôi lợn thịt giữa loại hình chăn nuôi trang trại và hộ chăn nuôi có sự khác nhau. Các chỉ tiêu chăn nuôi ở các trang trại chăn nuôi cao vượt trội hơn hẳn so với loại hình chăn nuôi hộ, đây chính là điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của người chăn nuôi. * Chăn nuôi lợn nái
các hộ và trang trại nghiên cứu khảo sát: lợn nái nội có số con đẻ ra còn sống/lứa là 8,0 con, trong khi kết quả này ở lợn nái lai là 9,31 con và ở lợn nái ngoại là 10,16 con. Tuy nhiên, chỉ tiêu về số lứa/nái/năm lại cho thấy lợn nái nội có chỉ tiêu cao nhất là 2,4 lứa/nái/năm, trong khi lợn nái ngoại và nái lai chỉ tiêu này chỉ là 2,3 lứa/nái/năm.
Thời gian cai sữa và thời gian xuất chuồng đối với cả 3 loại giống nái này không có sự chênh lệch nhiều. Tuy nhiên, trọng lượng xuất chuồng bình quân/con lại có sự khác biệt lớn: đối với lợn nái nội có trọng lượng lợn con xuất chuồng bình quân/con là thấp nhất 17,22 kg/con trong khi ở lợn nái ngoại là 18,5 kg/con và lợn nái lai là 20,25 kg/con.
Bảng 4.9. Một số chỉ tiêu chung trong chăn nuôi lợn nái ở các hộ và trang trại điều tra
Diễn giải ĐVT Nái nội Nái lai Nái ngoại
1. Số con đẻ ra còn sống/lứa Con 8,00 9,31 10,16
2. Số lứa/nái/năm Lứa 2,4 2,3 2,3
3. Thời gian cai sữa Ngày 39,22 37,20 38,00
4. Thời gian xuất chuồng Ngày 71,00 70,17 70,66
5. Trọng lượng xuất chuồng BQ/con Kg 17,22 20,25 18,50 Nguồn: Số liệu điều tra (2016)
4.1.3.2. Kết quả và hiệu quả kinh tế của nhóm hộ/trang trại chăn nuôi theo hướng chuyên lợn thịt
a. Chi phí chăn nuôi lợn thịt
Tổng hợp chi phí trong chăn nuôi lợn thịt ở các trang trại và hộ điều tra: tính bình quân mỗi trang trại có chi phí trung gian cho 100 kg thịt lợn hơi là 3092 nghìn đồng, trong đó: chi phí trung gian chiếm 96,1% tổng chi phí và trong đó chi cho thức ăn chăn nuôi chiếm tỷ lệ 77%. Tổng chi phí và tỷ lệ các mức chi cho 100 kg thịt lợn hơi giữa trang trại và hộ chăn nuôi ở quy mô vừa và quy mô nhỏ có sự khác nhau đáng kể. Kết quả được trình bày tại bảng 4.10.
Trong chăn nuôi lợn thịt tại nhóm hộ quy mô nhỏ có chi phí trung gian tính cho 100kg lợn hơi tăng thêm thấp hơn ở quy mô vừa 118,5 nghìn đồng chủ yếu là do chăn nuôi lợn quy mô nhỏ đã tận dụng được nguồn thức ăn dư thừa từ sinh hoạt hàng ngày của hộ.
Bảng 4.10. Chi phí trong chăn nuôi lợn thịt ở các trang trại và hộ điều tra (tính bình quân cho 100 kg thịt lợn hơi tăng thêm) (tính bình quân cho 100 kg thịt lợn hơi tăng thêm)
Diễn giải ĐVT Trang trại (n=4) Hộ chăn nuôi QMV (n=17) QMN (n=18) Tính chung (n=35) I. Chi phí trung gian (IC) 1000đ 3.092,0 3.073,6 2.955,1 3.012,7 1. Con giống 1000đ 654,2 665,3 667,0 666,2 2. Thức ăn 1000đ 2.382,0 2.357,0 2.238,0 2.297,5 3. Thú y 1000đ 39,2 33,5 31,8 32,7 4. Chi phí khác 1000đ 16,6 17,8 18,3 18,1 II. Khấu hao tài sản cố định 1000đ 126,6 96,7 78,2 87,5
III. Chi phí tài chính 1000đ 43,88 42,35 43,14 42,15
IV. Chi phí lao động gia đình Công 5,9 8,4 8,8 8,6 Nguồn: Số liệu điều tra (2016)
b. Kết quả và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt
Bảng 4.11. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt theo quy mô chăn nuôi (tính bình quân cho 100 kg thịt lợn hơi) (tính bình quân cho 100 kg thịt lợn hơi)
Chỉ tiêu ĐVT Trang trại (n=4)
Hộ Vừa (n=17) Nhỏ (n=18) Tính chung (n=35) 1. Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 3727,20 3815,60 3802,40 3808,81 2. Chi phí trung gian (IC) 1000đ 3092,00 3073,60 2955,10 3012,66 3. Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 635,20 742,00 847,30 796,15
4. Khấu hao TSCĐ 1000đ 126,60 96,70 78,20 87,19
5. Thuê LĐ hàng tháng 1000đ 62,86 0,00 0,00 0,00
6. Chi phí tài chính 1000đ 42,15 42,35 43,88 43,14
7. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 403,59 602,95 725,22 665,83
8. Lao động gia đình công 5,90 8,80 8,40 8,59
9. Hiệu quả kinh tế
GO/IC Lần 1,21 1,24 1,29 1,26 VA/IC Lần 0,21 0,24 0,29 0,26 MI/IC Lần 0,13 0,20 0,25 0,22 GO/L 1000đ 631,73 433,59 452,67 443,18 VA/L 1000đ 107,66 84,32 100,87 92,64 MI/L 1000đ 68,41 68,52 86,34 77,47
Số liệu bảng 4.11 cho thấy kết quả và hiệu quả trong chăn nuôi lợn thịt của các trang trại và hộ điều tra, cụ thể:
Giá trị sản xuất: đối với trang trại chăn nuôi lợn thịt, giá trị sản xuất tính cho 100 kg thịt lợn hơi là 3727 nghìn đồng, trong khi đó giá trị sản xuất tính chung cho các hộ chăn nuôi lợn thịt có giá trị cao hơn là 3809 nghìn đồng.
Hiệu quả sử dụng chi phí: kết quả hoạch toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí của các trang trại không cao bằng các hộ chăn nuôi. Chỉ tiêu GO/IC, VA/IC và MI/IC cho các trang trại lần lượt là 1,21, 0,21 và 0,13 tức là một đồng chi phí bỏ ra bình quân các trang trại thu được 1,21 đồng giá trị sản xuất, 0,21 đồng giá trị gia tăng và 0,13 đồng thu nhập hỗn hợp. Các chỉ tiêu này đối với hộ chăn nuôi đạt kết quả cao hơn: tính chung một đồng chi phí các hộ chăn nuôi bỏ ra thu được 1,26 đồng giá trị sản xuất, 0,26 đồng giá trị gia tăng và 0,22 đồng thu nhập hỗn hợp.
Hiệu quả sử dụng lao động: đối với quy mô chăn nuôi trang trại cho thấy bình quân một ngày công lao động tạo ra 107,66 nghìn đồng giá trị gia tăng và 68,41 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp; trong khi với hộ chăn nuôi, tính trung bình một ngày công lao động của hộ tạo ra 92,64 nghìn đồng giá trị gia tăng và 77,47 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp. So sánh chăn nuôi lợn ở quy mô hộ cho thấy hiệu quả chăn nuôi lợn thịt quy mô nhỏ cao hơn ở quy mô vừa.
Như vậy, trong điều kiện có sự biến động lớn về giá thịt lợn hơi trên thị trường thì chăn nuôi quy mô càng lớn hiệu quả kinh tế đạt càng thấp.
4.1.3.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế của nhóm hộ/trang trại chăn nuôi theo hướng kết hợp lợn nái và lợn thịt
a. Chi phí chăn nuôi kết hợp lợn nái và lợn thịt
Số liệu bảng 4.12 tổng hợp chi phí chăn nuôi kết hợp lợn thịt và lợn nái ở các trang trại và hộ chăn nuôi, cụ thể:
Trong chăn nuôi lợn nái: ở quy mô chăn nuôi trang trại, tổng chi phí trung gian cho một lợn nái/lứa là 3183,6 nghìn đồng, trong khí đó chi phí này của hộ chăn nuôi lợn nái là 3075,6 nghìn đồng. Trong tổng chi phí trung gian thì chi phí về thức ăn cho đàn lợn nái chiếm 93%.
Trong chăn nuôi lợn thịt: ở quy mô chăn nuôi trang trại, chi phí trung gian trong chăn nuôi lợn thịt là 3034,4 nghìn đồng, chi phí này ở hộ chăn nuôi là 2964,2 nghìn đồng; trong đó chi phí về thức ăn chăn nuôi chiếm khoảng 77% tổng chi phí trung gian.
Bảng 4.12. Chi phí trong chăn nuôi kết hợp lợn thịt và lợn nái ở các trang trại và hộ điều tra
(Lợn nái: tính BQ cho 1 nái/lứa, lợn thịt: tính BQ cho 100 kg thịt lợn hơi) Chỉ tiêu ĐVT Trang trại (n=4) Hộ (n=27)
Nái Thịt Nái Thịt
I. Chi phí trung gian (IC) 1000đ 3183,6 3034,4 3075,6 2964,2
1. Giống 1000đ 643,5 658,2
2. Thức ăn 1000đ 2945,7 2335,6 2850,9 2254,8
3. Thú y 1000đ 172,5 38,1 162,4 33,0
4. Chi khác 1000đ 65,4 17,2 62,3 18,2
II. Khấu hao TSCĐ 1000đ 409,5 119,7 404,3 92,4
III. Chi phí tài chính 1000đ 42,2 42,2 43,1 43,1
IV. Lao động gia đình Công 10,6 6,4 14,4 8,2
Nguồn: Số liệu điều tra (2016)
b. Kết quả và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi kết hợp lợn nái và lợn thịt
Bảng 4.13. Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn kết hợp lợn thịt và lợn nái và lợn nái
(Lợn nái: tính BQ cho 1 nái/lứa, lợn thịt: tính BQ cho 100 kg thịt lợn hơi) Chỉ tiêu ĐVT Trang trại (n=4) Hộ (n=27)
Lợn nái Lợn thịt Lợn nái Lợn thịt 1. Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 4725,8 3735,4 4832,6 3801,2 2. Chi phí trung gian (IC) 1000đ 3183,60 3034,40 3075,60 2964,20 3. Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 1542,20 701,00 1757,00 837,00
4. Khấu hao TSCĐ 1000đ 409,5 119,7 404,3 92,4
5. Thuê LĐ hàng tháng 1000đ 62,86 62,86 0,00 0,00
6. Chi phí tài chính 1000đ 42,15 42,15 43,14 43,14
7. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 1027,69 476,29 1309,56 701,46
8. Lao động gia đình Công 10,60 6,40 14,40 8,20
9. Hiệu quả kinh tế
GO/IC Lần 1,48 1,23 1,57 1,28 VA/IC Lần 0,48 0,23 0,57 0,28 MI/IC Lần 0,32 0,16 0,43 0,24 GO/L 1000đ 445,83 583,66 335,60 463,56 VA/L 1000đ 145,49 109,53 122,01 102,07 MI/L 1000đ 96,95 74,42 90,94 85,54
Số liệu bảng 4.13 cho thấy kết quả và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi kết hợp lợn nái và lợn thịt ở các trang trại và hộ chăn nuôi, cụ thể:
* Đối với chăn nuôi lợn nái
Hiệu quả sử dụng chi phí: trong chăn nuôi lợn nái, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí của hộ chăn nuôi đạt kết quả cao hơn so với trang trại, các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC và MI/IC ở hộ lần lượt là 1,57; 0,57 và 0,43 tức là một đồng chi phí hộ chăn nuôi kết hợp bỏ ra bình quân sẽ thu về được 1,57 đồng giá trị sản xuất, 0,57 đồng giá trị gia tăng và 0,43 đồng thu nhập hỗn hợp. Các chỉ tiêu này đối với trang trại chăn nuôi lợn nái thấp hơn, lần lượt là 1,48; 0,48 và 0,32, tức là với một đồng chi phí bỏ ra bình quân các trang trại thu về được 1,48 đồng giá trị sản xuất, 0,48 đồng giá trị gia tăng và 0,32 đồng thu nhập hỗn hợp.
Hiệu quả sử dụng lao động: hiệu quả sử dụng lao động đối với trang trại chăn nuôi kết hợp cho hiệu quả cao hơn so với hộ chăn nuôi, cụ thể: bình quân 1 ngày công lao động của trang trại tạo ra 145,49 nghìn đồng giá trị gia tăng và 96,95 nghìn đồng giá trị thu nhập hỗn hợp; trong khi đó đối với hộ chăn nuôi, bình quân một ngày công lao động tạo ra 122,01 nghìn đồng giá trị gia tăng và 90,94 nghìn đồng giá trị thu nhập hỗn hợp.
* Đối với chăn nuôi lợn thịt
Hiệu quả sử dụng chi phí: trong chăn nuôi lợn thịt, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí của hộ chăn nuôi đạt kết quả cao hơn so với trang trại, các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC và MI/IC ở hộ lần lượt là 1,28; 0,28 và 0,24 tức là một đồng chi phí hộ chăn nuôi kết hợp bỏ ra bình quân sẽ thu về được 1,28 đồng giá trị sản xuất, 0,28 đồng giá trị gia tăng và 0,24 đồng thu nhập hỗn hợp. Các chỉ tiêu này đối với trang trại thấp hơn, lần lượt là 1,23; 0,23 và 0,16, tức là với một đồng chi phí bỏ ra bình quân các trang trại thu về được 1,23 đồng giá trị sản xuất, 0,23 đồng giá trị gia tăng và 0,16 đồng thu nhập hỗn hợp.
Hiệu quả sử dụng lao động: hiệu quả sử dụng lao động đối với trang trại chăn nuôi kết hợp cho hiệu quả thấp hơn so với hộ chăn nuôi, cụ thể: bình quân 1 ngày công lao động của trang trại tạo ra 74,42 nghìn đồng giá trị thu nhập hỗn hợp; trong khi đó đối với hộ chăn nuôi, běnh quân một ngŕy công lao động tạo ra 85,54 nghìn đồng giá trị thu nhập hỗn hợp.
* Nhìn chung
Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt thấp hơn hiệu quả trong chăn nuôi lợn nái.
Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt thấp hơn hiệu quả chăn nuôi lợn kết hợp lợn nái và lợn thịt.
4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN 4.2.1. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước 4.2.1. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước
Đối với chính sách khuyến khích chăn nuôi lợn: những tác động của các yếu tố khách quan về sự thay đổi thị trường thịt lợn của các nước,vấn đề dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm trong nước và trên thế giới diễn biến phức tạp,… dẫn đến những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu không thể đi vào thực tiễn. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất vẫn là xuất phát điểm của ngành chăn nuôi nước ta nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng còn thấp, chúng ta chưa thực sự có được một ngành chăn nuôi lợn mang tính chuyên nghiệp cao, chăn nuôi nhỏ phân tán chiếm tỷ trọng lớn, chăn nuôi trang trại mới được hình thành phần nhiều mang tính tự phát, thiếu quy hoạch; các chính sách chưa đủ mạnh và đồng bộ, nhất là đất đai, tín dụng và thị trường; năng suất chăn nuôi thấp, giá thành cao, quản lý chất lượng và ATVSTP kém.
Nhà nước ta có một số chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng, trong đó có quyết định số 50/2014/QĐ-ttg về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020 và quyết định số 8/2015/QĐ-UBND ban hành quy định chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh bắc giang. Các chính sách này hỗ trợ và giúp ích khá nhiều cho người nông dân về vốn và tạo hành lang pháp lý dễ dàng về đất đai và thủ tục hành chính cơ chế đầu tư tuy nhiêu bên cạnh những mặt tịch cực còn tồn tại một vài hạn chế như các chính sách về vốn tiến độ giải ngân còn khá chậm và một số thủ tục rườm rà, đặc biệt các chính sách chỉ hỗ trợ đầu vào cho các hộ tuy nhiêu đầu ra tiêu thụ là một khâu vô cùng quan trọng thì các chính sách chưa có sự hỗ trợ thực sự.
Các chính sách của nhà nước và tỉnh Bắc Giang hiện nay đang chưa có nhiều để khuyến khích phát triển chăn nuôi lợn. Đặc biệt chính sách điều tiết thuế nhập khẩu thịt, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, chính sách về chuyển đổi mục đích sử dụng đất có tác động tích cực, thúc đẩy chăn nuôilợn thịt phát triển.
thương lái ép giá, dẫn đến nhiều xã người dân không biết được nên bán hay không bán.
4.2.2. Vấn đề về quy hoạch và quản lý quy hoạch trong phát triển chăn nuôi lợn nuôi lợn
Ngày nay vấn đề quy mô nhỏ là một trong những vấn đề khiến dịch bệnh lây lan. Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 với mục tiêu xây dựng nền chăn nuôi an toàn sinh học, bền vững được đề ra trong bối cảnh ngành còn đối mặt với bộn bề gian khó. Nhiều ý kiến cho rằng, quy mô nhỏ lẻ, bất cập trong khâu giống, phát triển vùng nguyên liệu cho chế biến thức ăn,... là “rào cản” khiến mục tiêu trên khó thành hiện thực.
Bên cạnh đó kỹ thuật chăn nuôi chưa bảo đảm, nhất là vấn đề thức ăn cho lợn. Chăn nuôi lợn đòi hỏi phải tuân thủ quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt.
Chính vì điều này quy mô là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn vì thế cần phải quy hoạch và quản lý chặt chẽ lại quy mô chăn