3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý của Huyện Hiệp Hòa
Hiệp Hoà là huyện trung du nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang trên trục Quốc lộ 37 (từ Quốc lộ 1A đi tỉnh Thái Nguyên), cách Thành phố Bắc Giang (Trung tâm Tỉnh Bắc Giang) 30 km, cách Thủ đô Hà Nội 60km.
Ranh giới hành chính:
Phía Bắc giáp huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên;
Phía Đông giáp huyện Tân Yên và huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang; Phía Nam giáp huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh;
Phía Tây giáp huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội và huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Vị trí địa lý huyện Hiệp Hoà khá thuận lợi so với các huyện khác trong tỉnh Bắc Giang, có mạng lưới giao thông hợp lý (1 tuyến đường quốc lộ, có cầu Vát và cầu Mai Đình bắc qua sông Cầu về Hà Nội và Bắc Ninh, lên tỉnh Thái Nguyên, 3 tuyến đường tỉnh lộ và có sông Cầu bao quanh phía Tây - Nam) tạo cho huyện có nhiều lợi thế để giao lưu hàng hóa, kinh tế, văn hoá - xã hội với các tỉnh ở đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt với Thủ đô Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Thái Nguyên (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hiệp Hòa, 2016).
Trung tâm huyện Hiệp Hoà là thị trấn Thắng, đây là thị trấn có từ lâu đời và nó được quy hoạch lên đô thị loại IV vào năm 2015.
Với vị trí địa lý, mạng lưới giao thông khá thuận lợi, đặc biệt từ khi khai thông cầu Vát sang khu công nghiệp Thăng Long - Nội Bài, cầu Mai Đình sang khu công nghiệp Yên Phong, nâng cấp Quốc lộ 37 đi tỉnh Thái Nguyên, huyện Hiệp Hoà lại càng có thêm vị thế để nhanh chóng tiếp cận với các công nghệ mới, sản phẩm nông nghiệp có thị trường tiêu thụ rộng rãi, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, đồng thời tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh và bền vững (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hiệp Hòa, 2016).
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Hiệp Hòa - Bắc Giang
Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Hiệp Hòa (2016)
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình tài nguyên đất và nước * Địa hình
Địa hình của Huyện Hiệp Hòa thuộc vùng đồi núi thấp xen kẽ các cánh đồng,bị chia cắt ở mức trung bình và thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam hoặc từ Bắc xuống Nam.
Phân theo tiểu khí hậu và địa hình thì huyện Hiệp Hòa được phân thành 3 vùng.
* Tài nguyên đất
Điều kiện đất đai của huyện Hiệp Hòa chủ yếu là đất bạc màu pha cát hàm lượng mùn, đạm, lân, kali thấp, do ảnh hưởng của quá trình rửa trôi, điều kiện canh tác còn gặp nhiều khó khăn, năng suất cây trồng thấp.
Hiệp Hòa là vùng chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng, độ nghiêng theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, đồi núi và gò thấp ở một số xã phía Bắc, vùng đồng bằng tập trung ở phía Đông Nam và giữa huyện. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 20.110 ha (tức 201 km2), trong đó đất nông nghiệp là 13.479 ha chiếm 67%, đất lâm nghiệp 190,3 ha chiếm 0,9%, đất chưa sử dụng 1.653,2 ha chiếm 8,2%. Đất đai đa dạng, thích nghi với nhiều loại cây trồng về lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hiệp Hòa, 2016).
* Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt của huyện Hiệp Hòa phong phú. Nguồn cung cấp chính là sông Cầu và các chi lưu chính của sông Công, sông Cà Lồ. Ngoài ra huyện c ̣n có khoảng 350 ha mặt nước ao cùng với nhiều đầm, hồ lớn nhỏ với tổng dung tích khoảng 10.500.000 m3. Hệ thống thủy nông sông Cầu của huyện gồm 40km kênh cấp I, 200 km kênh cấp II và 400km kênh cấp III.
Hiện tại huyện có nhà máy nước sạch nhưng công suất nhỏ chỉ đủ phục vụ cho nhân dân thị Trấn Thắng nên nguồn nước sinh hoạt của nhân dân nói chung, chủ yếu ấy từ nước giếng đào, không đảm bảo vệ sinh. Nước sông Cầu đang có xu hướng bị ô nhiễm nặng, đặc biệt là khu vực tỉnh Thái Nguyên, chắc chắn là sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước sông của khu vực huyện Hiệp Hòa (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hiệp Hòa, 2016).
3.1.1.3. Khí hậu - thủy văn
Khí hậu huyện Hiệp Hòa ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của gió bão. Khí hậu ở đây rất thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển.
Nhiệt độ: Nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 (29,5°C), trung bình từ 24-25°C; thấp nhất vào tháng 12-1 (14-15°C).
Tổng giờ nắng trong năm là 1.407 giờ, tháng có số giờ nắng nhiều nhất là tháng 7 (160,55 giờ) ,tháng 3 có số giờ nắng ít nhất (34 giờ).
9, trung bình tháng đạt 145-280mm, lớn nhất vào tháng 6 đạt 280 mm. từ tháng 11 đến tháng 12 ít mưa, trung bình đạt 28-93mm/tháng.
Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình là 83,8%. Mùa đông vào những ngày hanh heo độ ẩm xuống 78-79% (thường xảy ra vào tháng 11,12). Cuối đông sang xuân vào những ngày mưa phùn độ ẩm lên tới 87% và có thời điểm đạt bão hòa, ẩm ướt (thường xảy ra vào tháng 2-3) (Trạm Khuyến nông huyện Hiệp Hòa, 2016).
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế
Hiệp Hòa là huyện trung du nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh, tiếp giáp với thành phố Hà Nội, tỉnh Thái Nguyên và Bắc Ninh, với 25 xã và 1 thị trấn. Mạng lưới giao thông, thủy bộ của Hiệp Hòa khá thuận tiện, phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế và nhu cầu giao thương hàng hóa. Người dân Hiệp Hòa cấu thị, chân thành, sáng tạo trong lao động, kiên cường, bất khuất trong chống giặc ngoại xâm. Là nơi hội tụ, in đậm những dấu ấn, quá trình hoạt động cách mạng của các lãnh tụ tiền bối trong thời kì kháng chiến cứu nước.
Tốc độ tăng trưởng, giá trị sản xuất bình quân 15,6% /năm, vượt mục tiêu Đại hội Đảng bộ Huyện đề ra, trong đó nông-lâm nghiệp và thủy sản tăng 6% /năm; công nghiệp-xây dựng tăng 28,7%/năm; thương mại dịch vụ tăng 19%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất dịch chuyển theo hướng tích cực; tỷ trọng nông-lâm,thủy sản chiếm 39%; công nghiệp-xây dựng chiếm 37%; dịch vụ chiếm 24% (Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Hiệp Hòa, 2016).
3.1.2.2. Dân số và lao động
Năm 2016, dân số toàn huyện có khoảng 8100 người, bình quân 3 năm tăng 0,77%. Huyện có 2174 hộ, qua 3 năm tăng 0,7% trong đó hộ nông nghiệp chiếm 91,77% cho thấy ngành nông nghiệp có 1 vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế Huyện và kinh tế hộ.
Lao động toàn huyện năm 2016 khoảng trên 4000 người, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 89,85%. Xét về cơ cấu lực lượng lao động nông nghiệp so với lao động phi nông nghiệp có xu hướng giảm từ 90,43% năm 2014 xuống còn 89,85% năm 2016 song lại có xu hướng tăng về số lượng, bình quân 3 năm tăng 1,77%.
38
Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm
Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 So sánh (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 2015/2014 2016/2015 BQ I. Tổng số hộ hộ 2144 100,00 2146 100,00 2174 100,00 100,09 101,30 100,70 1. Hộ nông nghiệp hộ 1955 91,18 1976 92,08 1995 91,77 101,07 100,96 101,02 2. Hộ TTCN-XD hộ 19 0,89 25 1,16 28 1,29 131,58 112,00 121,40 3. Hộ dịch vụ hộ 140 6,53 145 6,76 151 6,95 103,57 104,14 103,85
II. Tổng số dân người 7968 8043 8091 100,94 100,60 100,77
III. Tổng số lao động người 3876 100,00 3966 100,00 4040 100,00 102,32 101,87 102,09
1. Lao động nông nghiệp người 3505 90,43 3581 90,29 3630 89,85 102,17 101,37 101,77
2.Lao động phi nông nghiệp người 373 9,62 385 9,71 410 10,15 103,22 106,49 104,84
IV. Một số chỉ tiêu BQ
1. BQ khẩu/hộ người/hộ 3,73 3,74 3,72
2. BQ LĐ NN/hộ NN người/hộ 1,79 1,81 1,82
3.1.2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn của Huyện
Bảng 3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn của Huyện
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng
Công trình thủy lợi
Trạm bơm điện Trạm 34 Mương Km 24 Công trình công cộng Trường học Cái 98 Trạm xá Cái 26 Nhà văn hóa Nhà 26 Bưu điện Trạm 3 Trạm truyền thanh Trạm 7 Đền chùa Cái 9 Công trình điện
Tram biến áp Cái 17
Đường cao thế Km 109,89
Tỷ lệ hộ dùng điện % 99,90
Chợ Cái 17
Nguồn: Chi cục Thống kê Huyện Hiệp Hòa (2016)
Huyện Hiệp Hòa có tuyến giao thông đường thủy sông Cầu bao quanh phía Tây và phía Nam với chiều dài trên 40km, tạo ra sự thông thương với các trung tâm kinh tế lớn như tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Bắc Ninh, thành phố Hà Nội. Tổng chiều dài các tuyến kênh mương 248,149 km, bao gồm: Kênh trôi, Kênh 3, Kênh 1B, Kênh 1C, Kênh 2/3, Kênh Hương Lâm – Mai Đình, Kênh 3/3, Kênh 1A, Kênh Hoàng Lương, Kênh T47, Kênh T45, Kênh Hương Lâm - Châu Minh, Kênh Hoàng Vân, Kênh 1D.
3.1.2.4. Thực trạng kinh tế xã hội huyện Hiệp Hòa
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: phát triển mạnh. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 30%/năm. Năm 2015, thực hiện đạt 1.310 tỷ đồng so với năm 2010. Lao động trong lĩnh vực công nghiệp tăng 1,61 lần so với năm 2010. Nhận rõ tầm quan trọng của doanh nghiệp nên các cấp ủy, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ gia đình triển khai các dự án đầu tư vào địa bàn và mở rộng sản xuất. Đến
nay, đã có 279 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, tăng 1,6 lần so với năm 2010. Thu hút được nhiều dự án mới, với số vốn đăng ký hàng ngàn tỷ đồng, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề nông thôn như cơ khí, đồ mộc, đồ gia dụng, nhôm kính..
Lĩnh vực nông nghiệp: cũng đạt nhiều kết quả nổi bật.Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 6%, huyện đã chú trọng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng chăn nuôi, triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển nông nghiệp, hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới với nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ nhân dân... Đồng thời, xây dựng cơ chế hỗ trợ và tích cực thực hiện dồn điền, đổi thửa; xây dựng cánh đồng mẫu lớn gắn với chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật, mở rộng sản xuất lúa lai, lúa chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao so với giống lúa truyền thống từ 10 – 12%, bước đầu đã gắn kết một số doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm cho ngành nông nghiệp. Đã hình thành vùng sản xuất chuyên canh và xây dựng nhãn hiệu hàng hóa: Rau cần Hoàng Lương; bưởi Lương Phong; nếp cái hoa vàng Thái Sơn... cho hiệu quả kinh tế cao.
Thương mại, dịch vụ: phát triển đa dạng. Tốc độ tăng trưởng bình quân 19%/năm (đạt mục tiêu đại hội). Một số cơ sở bán hàng theo phương thức hiện đại hoạt động mạnh trên địa bàn, hiệu quả hoạt động quản lý thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại nâng lên. Hệ thống chợ nông thôn, các đại lý bán lẻ ở khu vực thị trấn, thị tứ được quan tâm, quy hoạch và đầu tư xây dựng. Đến nay toàn huyện có 17 chợ và trên 5000 hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ. Bên cạnh đó, huyện còn tích cực chỉ đạo, tập trung triển khai nhiều giải pháp quản lý và khai thác các nguồn thu, hàng năm đều đạt và vượt mức kế hoạch tỉnh giao. Tốc độ tăng thu ngân sách trên địa bàn bình quân đạt 22%/năm. Phát huy nội lực, huy động các nguồn vốn từ bên ngoài để đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng kinh tế, xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, nông thôn, đô thị.
Ngoài việc chú trọng phát triển kinh tế, huyện còn tích cực quan tâm đến lĩnh vực văn hóa và an sinh xã hội. Là huyện có thành tích cao trong bồi dưỡng học sinh giỏi, luôn được ngành Giáo dục và Đào tạo xếp ở tốp đầu trong phong trào thi đua ở 10 huyện, thành phố. Huyện đã tập trung xã hội hóa giáo dục, huy động được nhiều nguồn lực đầu tư cho giáo dục trên 80 tỷ đồng, bằng nguồn đóng góp của nhân dân, doanh nghiệp. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân được quan tâm đầu tư các cơ sở y tế, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh
cho nhân dân. Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 60%. Chất lượng khám chữa bệnh và phục vụ được cải thiện đáng kể. Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội và giải quyết việc làm cho người lao động, hàng năm đã huy động hàng tỷ đồng giúp đỡ các đối tượng khó khăn, có hoàn cảnh đặc biệt, đã tạo việc làm mới cho trên 15 nghìn lao động, tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 giảm còn 2,44%, bình quân hàng năm giảm 2,5%.
3.1.2.5. Các chương trình phát triển chăn nuôi lợn tại tỉnh Bắc Giang
Theo tiến sĩ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, 11/2014 – Giám đốc Trung tâm Tư vấn chính sách nông nghiệp (Viện Chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy Ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam chủ yếu dựa trên chăn nuôi quy mô hộ gia đình với khoảng 7 triệu hộ có quy mô bình quân từ 1-10 con/hộ. Đây cũng là ngành đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thu nhập cho khu vực nông thôn.
Trong những năm qua tỉnh Bắc Giang đã có những dự án khuyến nông nhằm phát triển chăn nuôi lợn tương thích với môi trường sinh thái, phù hợp với môi trường và đạt hiệu quả kinh tế chính vì thế cần được phát triển một cách đồng bộ từ khâu chọn giống đến khâu khai thác,chế biến và tiêu thụ. Bà Nguyễn Thị Liên Hương (2016) - Phó Trưởng phòng Chuyển giao tiến bộ kĩ thuật, phụ trách khuyến nông chăn nuôi (trung tâm KNQG), chủ nhiệm đề tài thụ tinh nhân tạo cho biết,nhờ dự án hỗ trợ 2 lợn đực PiDu cho mỗi hộ mà 3 hộ được cấp lợn đực giống để mở rộng và phát triển đàn lợn đực của mình lên hàng chục con, qua đó cung cấp tinh lợn siêu nạc cho cả một vùng rộng lớn của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
Năm 2016, UBND tỉnh Bắc Giang vừa phê duyệt đề cương nhiệm vụ và kinh phí xây dựng quy hoạch vùng nông nghiêp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, việc xây dựng quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao căn cứ vào điều kiện tự nhiên, tình hình sử dụng đất hiện nay nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu (Nguyễn Văn Linh, 2016).
3.1.2.6. Đánh giá chung * Thuận lợi
đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế mạnh mẽ giữa nông nghiệp và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Có vị trí thuận lợi trong việc giao thương với các tỉnh và khu vực. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại hình chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng.
Cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chính, đặc biệt là hệ thống giao thông điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất cũng như phát triển chăn nuôi lợn.
Ngành nông nghiệp của huyện luôn được sự quan tâm của các cấp ủy, Đảng, chính quyền được thể hiện bằng các nghị quyết, chương trình, trong đó tập trung là chương trình nâng cao chất lượng hiệu quả sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới. Là địa phương có nhiều dự án phát triển công nghiệp của tỉnh. Chính vì vậy nhu cầu về sản phẩm thịt lợn tương đối lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại hình chăn nuôi lợn theo chiều hướng chuyên môn hóa.
* Khó khăn
Hiệp Hòa là một huyện trung du miền núi có địa hình phức tạp, một số cơ sở kĩ thuật, cơ sở hạ tầng (điện - đường - trường - trạm) xuống cấp (đường liên thôn xóm chủ yếu là đường đất, điều kiện đi lại còn khó khăn nhất là mùa mưa) mặc dù được các cấp, các ngành quan tâm nhưng chưa có kinh phí hoàn thiện, tu bổ nên có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng và