Cơ sở vật chất phục vụ cho chănnuôi lợn ở các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 76 - 81)

Diễn giải ĐVT Chung Hợp

Thịnh Lương Phong Châu Minh Mai Trung 1. Diện tích chuồng lợn m² 53,39 44,14 72,20 59,00 41,31 2. Giá trị chuồng lợn Tr.đồng 16,14 14,00 20,10 18,30 12,90 3. Giá trị máy móc + dụng cụ Tr.đồng 1,00 0,90 1,40 1,10 0,70

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

4.1.2.5. Phương thức chăn nuôi lợn * Chăn nuôi công nghiệp

Hiện nay hình thức chăn nuôi lợn truyền thống, phân tán nhỏ lẻ trong các hộ gia đình vẫn là chủ yếu, còn tận dụng phế phẩm nông - công nghiệp để làm thức ăn chăn nuôi, chất lượng và số lượng con giống chưa ổn định... nên năng suất và chất lượng trong chăn nuôi chưa cao. Không ít hộ gia đình chăn nuôi nhưng chưa đăng ký trong khâu tiêm ngừa, phòng bệnh. Đối với lợn, các bệnh thường xảy ra là tiêu chảy, thủy thủng do E. coli, tụ huyết trùng, phó thương hàn, bệnh dịch tả lợn.... Đây là thách thức lớn đối với chăn nuôi, đe dọa sự phát triển nếu như không có biện pháp phòng, chống hữu hiệu.

* Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học

Mấy tháng đầu năm 2017, giá lợn giảm mạnh khiến người chăn nuôi thua lỗ song các thành viên HTX Chăn nuôi Trường Thành, thôn Danh Thượng 2, xã

Danh Thắng (Hiệp Hòa) ít bị ảnh hưởng, thậm chí có lãi. Có được kết quả ấy là do ngay từ khi mới thành lập, HTX đã làm tốt việc liên kết sản xuất theo chuỗi, ổn định từ khâu chăn nuôi, giết mổ, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Đơn vị vận động các thành viên cùng cải tạo, xây mới hệ thống chuồng trại hiện đại, sử dụng đệm lót sinh học nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh. Tham gia vào chuỗi, tất cả các hộ đều cho lợn ăn cám ngô, cám gạo, rau, củ, quả, không sử dụng chất tạo nạc, kích thích tăng trưởng. Cùng đó, HTX lắp đặt hệ thống giết mổ một chiều bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

4.1.2.6. Vốn trong chăn nuôi lợn * Vốn với trang trại chăn nuôi lợn

Vốn: Vốn được xem là một yếu tố nhập lượng bao gồm tất cả các trang thiết bị, máy móc được sử dụng trong quá trình sản xuất. Trong chăn nuôi lợn, vốn được sử dụng để đầu tư xây dựng chuồng trại, mua sắm máy móc như máy bơm nước, hạ thế điện, xây dựng đường đi nội bộ, ao xử lý chất thải, biogas.

Vốn đầu tư ban đầu của trang trại đến thời điểm hiện nay ước tính là 6,5 tỷ đồng trong đó 3,5 tỷ hình thành từ vốn chủ sở hữu của trang trại, phần còn lại hình thành từ nguồn vốn vay.

* Vốn trong chăn nuôi lợn ở quy mô hộ

Để phát triển chăn nuôi lợn bền vững thì phải mở rộng quy mô, tăng cường đầu tư cơ sở chuồng trại chăn nuôi, áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào trong chăn nuôi, muốn vậy thì hộ phải có nguồn vốn lớn để đầu tư.

Theo số liệu điều tra năm 2016, lượng vốn hiện có bình quân hộ chăn nuôi lợn ở các xã có sự khác nhau, cao nhất ở xã Lương Phong đạt 64,25 triệu đồng, thấp nhất là xã Mai Trung đạt 33,41 triệu đồng. Nguồn vốn của hộ chăn nuôi chủ yếu dựa vào vốn tự có. Vốn tự có bình quân chung của hộ chăn nuôi ở 4 xã chiếm 76,68% tổng lượng vốn. Có thể thấy do chăn nuôi của hộ thường lấy ngắn nuôi dài, hộ vay lúc ban đầu quá trình sản xuất, sau đó lại lấy chính thu nhập của đợt chăn nuôi này để đầu tư cho đợt chăn nuôi sau. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế trong nước, nên các hộ rất khó khăn tiếp cận các nguồn vốn của các ngân hàng trên địa bàn. Trong tổng lượng vốn đi vay, chúng tôi phân loại theo nguồn hình thành và theo thời gian.

Qua đó chúng ta có thể thấy nguồn vốn vay từ ngân hàng chiếm tỉ lệ lớn trong lượng vốn đi vay, bình quân chung là 68,89%. Xã Lương Phong là xã có

lượng vốn vay ngân hàng nhiều hơn cả bình quân mỗi hộ vay 15,98 triệu đồng. Lượng vốn vay từ anh, em, họ hàng cũng chiếm tỉ trọng đáng kể, bình quân chung mỗi hộ vay từ anh em, họ hàng 3,82 triệu đồng (chiếm 31,7% trong lượng vốn đi vay). Nguồn vốn này có lãi suất thấp hoặc không phải chịu lãi và thời gian cho vay có thể kéo dài, tạo điều kiện cho hộ có thể tăng quy mô đầu tư của mình, nhưng hộ cũng không xác định thời gian trả vốn nên bị động trong kế hoạch sản xuất.

Nguồn vốn có trong hộ chăn nuôi do đi vay chủ yếu là vay ngắn hạn, chiếm hơn 60% số lượng vốn đi vay. Xã Mai Trung có tỷ lệ vay dài hạn lớn nhất trong 4 xã, chiếm 69,18%, đây là xã có nhiều hộ khó khăn, được vay vốn theo chương trình giải quyết việc làm.

4.1.2.7. Thuốc thú y và rủi ro về dịch bệnh trong chăn nuôi lợn

Nuôi lợn lớn nhanh, hiệu quả, khả năng nhiễm dịch bệnh thấp... là mục tiêu của người chăn nuôi lợn nói chung. Muốn đạt được mục tiêu này phải kết hợp làm tốt nhiều khâu trong đó vấn đề chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho đàn lợn là một trong những yếu tố rất quan trọng.

Qua điều tra chúng tôi nhận thấy, hầu hết các hộ và trang trại chăn nuôi lợn đều đã quan tâm đến việc tắm rửa, vệ sinh chuồng trại cho đến việc tiêm phòng dịch bệnh cho đàn lợn. Tuy nhiên, số lần tiêm phòng của các hộ chăn nuôi bình quân ở 4 xã là khoảng 1,66 lần/lứa/năm, đây chính là số lần tiêm phòng do huyện bắt buộc, còn lại hộ tự tiêm lấy.

Xã Mai Trung có số lần hộ tiêm phòng thấp nhất, đạt 0,82 lần, vì đa phần các hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ ít quan tâm đến công tác tiêm phòng, chỉ thực hiện tiêm theo kế hoạch của huyện, nên tỉ lệ số lợn bình quân chết và số lần mắc bệnh trong năm 2016 trong các hộ là cao hơn cả 2,34 và 0,54 lần.

Nhiều hộ chăn nuôi lợn có trình độ kỹ thuật cao, được đào tạo nghề, tập huấn nên hộ có thể tự chữa trị các bệnh thông thường, còn lại khi lợn mắc bệnh các hộ phải thuê dịch vụ ngoài hoặc gọi cán bộ thú ý cơ sở. Tỷ lệ tiêm phòng bình quân chung là trên 79,26%, bởi hộ ý thức cao về tác dụng của tiêm phòng khi chăn nuôi lợn với số lượng, quy mô lớn và theo hướng sản xuất hàng hoá. Chăn nuôi theo quy mô lớn với yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm chăn nuôi của thị trường nên nếu hộ không quan tâm đến tiêm phòng sẽ chịu rủi ro cao trong chăn nuôi.

4.1.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn

4.1.3.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại các hộ và trang trại điều tra

Trong 8 trạng trại điều tra có 4 trang trại chăn nuôi theo hướng chuyên nuôi lợn thịt và 4 trạng trại chăn nuôi theo hướng kết hợp lợn nái và lợn thịt; trong 62 hộ điều tra có 35 hộ chăn nuôi chuyên lợn thịt và 27 hộ chăn nuôi theo hướng kết hợp lợn nái và lợn thịt.

* Chăn nuôi lợn thịt

Bảng 4.8. Một số chỉ tiêu chung trong chăn nuôi lợn thịt ở các hộ và trang trại điều tra

Diễn giải ĐVT Trang trại (n=4) Hộ chăn nuôi (n=35) QMV (n=17) QMN (n=18) Tính chung 1. Trọng lượng đầu vào BQ/con Kg 21,25 17,18 18,83 18,03 2. Trọng lượng xuất chuồng BQ/con Kg 92,25 77,47 71,33 74,31

3. Thời gian nuôi/lứa Ngày 113,50 91,47 85,00 88,14

4. Số lứa nuôi/năm Lứa 3,05 2,90 2,72 2,81

5. Mức tăng trọng BQ/tháng Kg/con 18,77 19,77 18,53 19,16 Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Số liệu bảng 4.8 cho thấy một số chỉ tiêu chung trong chăn nuôi lợn thịt ở các hộ và các trang trại nghiên cứu khảo sát: mô hình chăn nuôi quy mô trang trại có sự đầu tư cao về vốn, trang thiết bị, hệ thống chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc, công tác thú y dịch bệnh tốt... điều này giải thích cho sự khác biệt về trọng lượng xuất chuồng bình quân/con, mức tăng trọng bình quân/con/tháng so với loại hình chăn nuôi hộ quy mô vừa (QMV) và quy mô nhỏ (QMN).

Các chỉ tiêu chung trong chăn nuôi lợn thịt giữa loại hình chăn nuôi trang trại và hộ chăn nuôi có sự khác nhau. Các chỉ tiêu chăn nuôi ở các trang trại chăn nuôi cao vượt trội hơn hẳn so với loại hình chăn nuôi hộ, đây chính là điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của người chăn nuôi. * Chăn nuôi lợn nái

các hộ và trang trại nghiên cứu khảo sát: lợn nái nội có số con đẻ ra còn sống/lứa là 8,0 con, trong khi kết quả này ở lợn nái lai là 9,31 con và ở lợn nái ngoại là 10,16 con. Tuy nhiên, chỉ tiêu về số lứa/nái/năm lại cho thấy lợn nái nội có chỉ tiêu cao nhất là 2,4 lứa/nái/năm, trong khi lợn nái ngoại và nái lai chỉ tiêu này chỉ là 2,3 lứa/nái/năm.

Thời gian cai sữa và thời gian xuất chuồng đối với cả 3 loại giống nái này không có sự chênh lệch nhiều. Tuy nhiên, trọng lượng xuất chuồng bình quân/con lại có sự khác biệt lớn: đối với lợn nái nội có trọng lượng lợn con xuất chuồng bình quân/con là thấp nhất 17,22 kg/con trong khi ở lợn nái ngoại là 18,5 kg/con và lợn nái lai là 20,25 kg/con.

Bảng 4.9. Một số chỉ tiêu chung trong chăn nuôi lợn nái ở các hộ và trang trại điều tra

Diễn giải ĐVT Nái nội Nái lai Nái ngoại

1. Số con đẻ ra còn sống/lứa Con 8,00 9,31 10,16

2. Số lứa/nái/năm Lứa 2,4 2,3 2,3

3. Thời gian cai sữa Ngày 39,22 37,20 38,00

4. Thời gian xuất chuồng Ngày 71,00 70,17 70,66

5. Trọng lượng xuất chuồng BQ/con Kg 17,22 20,25 18,50 Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

4.1.3.2. Kết quả và hiệu quả kinh tế của nhóm hộ/trang trại chăn nuôi theo hướng chuyên lợn thịt

a. Chi phí chăn nuôi lợn thịt

Tổng hợp chi phí trong chăn nuôi lợn thịt ở các trang trại và hộ điều tra: tính bình quân mỗi trang trại có chi phí trung gian cho 100 kg thịt lợn hơi là 3092 nghìn đồng, trong đó: chi phí trung gian chiếm 96,1% tổng chi phí và trong đó chi cho thức ăn chăn nuôi chiếm tỷ lệ 77%. Tổng chi phí và tỷ lệ các mức chi cho 100 kg thịt lợn hơi giữa trang trại và hộ chăn nuôi ở quy mô vừa và quy mô nhỏ có sự khác nhau đáng kể. Kết quả được trình bày tại bảng 4.10.

Trong chăn nuôi lợn thịt tại nhóm hộ quy mô nhỏ có chi phí trung gian tính cho 100kg lợn hơi tăng thêm thấp hơn ở quy mô vừa 118,5 nghìn đồng chủ yếu là do chăn nuôi lợn quy mô nhỏ đã tận dụng được nguồn thức ăn dư thừa từ sinh hoạt hàng ngày của hộ.

Bảng 4.10. Chi phí trong chăn nuôi lợn thịt ở các trang trại và hộ điều tra (tính bình quân cho 100 kg thịt lợn hơi tăng thêm)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)